Phân tích yêucầu phát triển kinh tế xã hội của vùng

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu các giải pháp cấp nước để phát triển bền vững kinh tế xã hội cho huyện Lương Tài - Tỉnh Bắc Ninh (Trang 55)

III. HƯỚNG TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.3.Phân tích yêucầu phát triển kinh tế xã hội của vùng

- Sự phát triển mạnh của nền sản xuất nông nghiệp nước ta trong những năm qua đã làm thay đổi quan trọng về chế độ tưới và hệ số tưới. Trước đây phần lớn

diện tích đất nông nghiệp của nước ta nói chung và vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng được trồng các loại lúa cao cây có thời gian sinh trưởng dài, khả năng chịu ngập lớn. Vì thế các công trình thủy lợi thiết kế trong thời kỳ trước những năm 1960 chỉ với hệ số tưới từ 0,6 l/s.ha đến 0,84 l/s.ha là đã thỏa mãn nhu cầu tưới. Hiện nay nền sản xuất nông nghiệp của nước ta đã có những bước tiến vượt bậc cả vềlượng và chất với trình độ sản xuất và thâm canh rất cao đặc biệt là thay đổi cơ bản về cơ cấu mùa vụ và cây trồng. Các giống lúa thấp cây, thời gian sinh trưởng ngắn, cho năng suất cao nhưng khả năng chịu ngập kém được gieo cấy trên phần lớn diện tích trồng lúa nước. Các loại cây có giá trị cao về kinh tếđược đưa vào sản xuất ngày một nhiều đang thay thế dần những loại cây nông nghiệp truyền thống ít có giá trị kinh tế. Những cây trồng cạn thuộc loại này đều có yêu cầu về chếđộ cấp nước rất cao. Vì vậy các công trình cấp nước cho nông nghiệp hiện nay hầu hết được thiết kế với hệ sốtưới 1,25-1,26 l/s.ha.

Bảng 2.2:Định hướng sử dụng đất huyên Lương Tàigiai đoạn 2015 – 2020

STT Danh mục 2012 2015 2020 TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 10.567 10.567 10.567 A ĐẤT NÔNG NGHIỆP 6.813 6.589,67 6.315,92 I Đất sản xuất nông nghiệp 5.478 4.919,93 4.517,80 1 Đất trồng cây hàng năm 5.291 4.735,95 4.333,78 1,1 Đất trồng lúa 5.093 4.525,25 4.113,38 1.1.1 Đất trồng 2 vụ lúa 4.003 3.395,95 2.933,78 1.1.2 Đất trồng lúa và màu 1.089 1.129,30 1.179,60

Lúa xuân - Lúa mùa - Vụđông 820 865,60 910,00

Màu xuân - Lúa mùa - Vụđông 269 263,70 269,60

1,2 Đất chuyên trồng màu 199 210,70 220,40

1,3 Đất chuyên trồng cây hằng năm khác

2 Đất trồng cây lâu năm 187 183,98 184,02

II Đất dùng cho chăn nuôi

III Đất nuôi trồng thủy sản 1.336 1.669,74 1.798,12

IV Đất lâm nghiệp V Đất khác

B ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 3.695 3.918,69 4.194,86

Căn cứvào phương hướng sử dụng đất của huyện Lương Tàigiai đoạn 2015 – 2020 cho thấy diện tích đất nông nghiệp giảm dần qua các năm, diên tích đất phi nông nghiệp tăng dần. Sự chuyển đổi cơ cấu từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp đã làm ảnh hưởng lớn tới nhu cầu cấp nước.

- Quá trình đô thị hoá, nhu cầu về sử dụng đất nông nghiệp cho đô thị, dân cư tăng nhanh nhu cầu cấp nước cũng tăng nhanh.

- Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nông nghiệp nông thôn (chăn nuôi, trồng trọt) và tốc độ đô thị hoá một cách nhanh chóng thì vấn đề ô nhiễm môi trường (đất, nước...) ở các khu vực sản xuất công nghiệp, các khu đô thị, làng nghề, thị xã, thị trấn, thậm chí ngay trong các làng xã truyền thống đã và đang trở thành một thực tiễn rất đáng quan tâm.... Các loại chất thải rắn khó phân hủy trong quá trình sản xuất và tiêu dùng thường không được xử lý kỹ hoặc thậm chí không qua xử lý đang thải ra ngày một nhiều là tác nhân chính tạo thành các rào cản gây ách tắc dòng chảy và huỷ hoại môi trường. Mặt khác trong quá trình sản xuất nông nghiệp người nông dân sử dụng ngày càng nhiều các loại phân hoá học và thuốc trừ sâu. Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định ngoài giải pháp cơ bản là phải thu gom và xử lý triệt để mọi nguồn nước thải trước khi đổ ra các trục tiêu thì việc bổsung thêm lượng nước không ô nhiễm vào trong các hệ thống thủy lợi để pha loãng và duy trì dòng chảy môi trường là rất cần thiết. Nhu cầu cấp nước cho các khu vực chịu tác động của quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá là tất yếu, chính nó góp phần làm tăng hệ số cấp nước và nhu cầu cấp nước.

- Huyện Lương Tài là một huyện thuần nông, nên các hệ thống công trình phục vụ cho nông nghiệp vẫn là trọng điểm của vùng. Qúa trình đô thị hóa-hiện đại hóa làm cho nhu cầu cấp nước tăng cao.

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu các giải pháp cấp nước để phát triển bền vững kinh tế xã hội cho huyện Lương Tài - Tỉnh Bắc Ninh (Trang 55)