6. Kết quả dự kiến đạt được
2.2. Các hình thức thể hiện kế hoạch tiến độ
2.2.1.Cơ sở để thực hiện – Phương pháp WBS[8]
Cơ cấu phân tích công việc WBS là việc phân chia theo cấp bậc dự án thành một nhóm nhiệm vụ và những công việc cụ thể, là việc xác định, liệt kê và lập bảng giải thích cho từng công việc cần thực hiện dự án.
- Phân tích công việc là cơ sở để giao nhiệm vụ xác định trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân, bộ phận đối với mỗi công việc.
- Là cơ sở để phát triển trình tự và thứ tự quan hệ trước sau giữa các công việc, là cơ sở để lập sơđồ mạng ( PERT/CPM)
- Là cơ sở để xây dựng kế hoạch chi tiết và điều chỉnh các kế hoạch tiến độ.
- Đánh giá hiện trạng và kết quả thực hiện các công việc dự án trong từng thời kỳ.
2.2.2 Sơ đồ đường thẳng[8]
Sơ đồ đường thẳng, còn gọi là Sơ đồ Gantt hay biểu đồ Gantt, là một dạng thể hiện tiến độ dự án cổ điển. Tuy là cổ điển nhưng do tính chất đơn giản dễ hiểu của nó mà hiện nay sơ đồ đường thẳng vẫn được dùng phổ biến, thậm chí còn được cải tiến, dùng trong phần mềm quản lý dự án hiện đại như; Microsoft Project, để chuyển đổi việc thể hiện các dạng tiến độ phức tạp như sơ đồ mạng (dự án).
Để thể hiện một sơ đồ đường thẳng, chỉ cần một hệ tọa độ vuông góc, trong đó trục tung thể hiện các công việc, trục hoànhthể hiện thời gian. Sơ đồ đường thẳng diễn tả được phương pháp tổ chức sản xuất, kế hoạch đơn giản và rõ ràng.
- Ưu điểm : Dễ thực hiện, dễ hiểu về các công tác kế hoạch được thể hiện trên sơ đồ, có thể điều chỉnh và bổ sung nhanh chóng, cho thấy được tổng thời gian thực hiện dự án hay công trình.
- Nhược điểm : Đối với dự án lớn thì không thể hiện rõ các mối liên hệ giữa các công việc trong dự án.
2.2.3. Sơ đồ xiên[8]
Sơ đồ xiên hay biểu đồ chu kỳ, là phương pháp thể hiện tiến độ của dự án, vớitrục hoành là trụcsốbiểu diễnthông số thời gian của công việc và trục tung là trục số biểu diễnthông số không gian của công việc. Khi biểu diễn mối quan hệ công việc phát triển theo hai hướng không gian và thời gian tạo thành những đường xiên. Do đó thể hiện tiến độ bằng sơ đồ xiên theo phương án tổ chức sản xuất xây dựng dây chuyền rất thích hợp, bảo đảm tính nhịp nhàng, liên tục.
- Ưu điểm: Thể hiện rõ ràng các công việc, dễ quản lý, các công việc được chia thành các phân đoạn nhỏ, thời gian được chia thành các chu kỳ.
- Nhược điểm : Không thể hiện được các dự án lớn có nhiều công việc. So với sơ đồ đường thẳng, sơ đồ xiên thích hợp cho việc thể hiện kế hoạch tiến độ theo phương pháp sản xuất xây dựng dây chuyền, tuy nhiên cả hai sơ đồ đều là một mô hình toán học tĩnh. Đối với các dự án lớn cả hai phương pháp thể hiện trên sơ đồ đều không giải quyết được tối ưu, nhất là các mối liên hệ giữa các công việc, các biến động trong dự án khi cần phải điều chỉnh về thời gian.
2.2.4. Sơ đồ mạng
- Khái niệm sơ đồ mạng : sơ đồ mạng là một mô hình toán học động, thể hiện toàn bộ dự án xây dựng công trình thành một thể thống nhất, chặt chẽ, trong đó cho thấy rõ từng vị trí của từng công việc đối với mục tiêu chung và sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các công việc.
- Tác dụng của sơ đồ mạng : phản ánh mối quan hệ tương tác giữa các nhiệm vụ, các công việc của dự án; xác định ngày bắt đầu, ngày kết thúc, thời hạn hoàn thành, trên cở sở đó xác định công việcgăng và đường găng của dự án; là cơ sở để tính toán thời gian dự trữ của các công việc, các sự kiện; cho phép xác định những công việc nào cần phải thực hiệnkết hợp nhằm tiết kiệm thời gian và nguồn lực, các công việc nào có thể thực hiện đồng thời nhằm đạt được mục tiêu về ngày hoàn thành dự án; là cơ sở để lập kế hoạch, kiểm soát, theo dõi kế hoạch tiến độ và điều hành dự án.
2.2.4.1.Khái niệm sơ đồ mạng AOA
Là một hệ thống các công việc được sắp xếp theo một trình tự nhất định giữa hai yêu tố là công việc và sự kiện, kể từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc quá trình, để tạo nên một sản phẩm nào đó.
2.2.4.2.Các phần tử của sơ đồ mạng AOA[2]
- Sự kiện : là mốc đánh dấu sự bắt đầu hay kết thúc của một hay một số công việc nó không tiêu hao thời gian và nguồn lực mà chỉ thể hiện vị trí cụ thể của các công việc trên sơ đồ.
- Công việc : là một các gọi có tính quy ước để chỉ một quá trình hay một tập hợp các quá trình sản xuất nào đó có tiêu hao về thời gian và nguồn lực. Công việc được thể hiện bằng mũi tên liền nét. Công việc ảo chỉ mối liên hệ lô-gic giữa 2 hoặc nhiều công việc, nói lên sự bắt đầu công việc này phụ thuộc vào sự kết thúc của công việc kia. Công việc ảo không đòi hỏi về chi phí, thời gian, nguồn lực.
- Đường và Đường găng: đường trong sơ đồ mạng là sự sắp xếp liên tục của các mũi tên công việc đi từ sự kiện khởi công đến sự kiện hoàn thành,
chiều dài đường là tổng thời gian thực hiện các công việc trên. Đường găng là đường có độ dài lớn nhất trong các đường.
- Nguồn lực : là thời gian và các vật chất khác để thực hiện dự án.
- Thời gian công việc : là khoảng thời gian để hoàn thành công việc theo ước lượng , được ấn định trước hoặc tính toán.
2.2.4.3.Các thông số sơ đồ mạng AOA[2] :
Đối với công việc:
- Độ dài đường găng chính là Tc ( hay Tg)
- Thời gian bắt đầu sớm của công việc i-j : tbsi-j là khoảng thời gian của đoạn đường dài nhất tính từ sự kiện khởi đầu đến sự kiện đứng trước công việc đó.
- Thời giankết thúc sớm của công việc i-j : tksi-j là khoảng thời gian mà công việc có thể hoàn thành sớm nếu nó được bắt đầu từ thời điểm khởi đầu sớm.
- Thời gian bắt đầu muộn của công việc i-j : tbm
i-j là khoảng thời gian mà công việc đó bắt đầu muộn nhất.
- Thời gian kết thúc muộn cua công việc i-j : tkmi-j là khoảng thời gian muôn nhất để hoàn thành công việc đó nếu nó bắt đầu từ thời điểm khởi công muộn.
- Thời gian dự trữ toàn phần công việc i-j: Ri-j là số thời gian có thể dịch chuyển thời điểm bắt đầu công việc hoặc có thể tăng thời gian ti-j của công việc đó mà không làm thay đổi thời hạn xây dựng công trình.
- Thời gian dự trữ riêng của công việc i-j : ri-j là số thời gian có thể dịch chuyển lúc bắt đầu của công việc đó hoặc có thể tăng thời gian ti-j của công việc mà không làm thay đổi thời điểm thi công sớm của công việc tiếp sau đó.
Đối với sự kiện :
- Chia vòng tròn sự kiện ra làm 4 ô hình quạt và ghi vào đó những thông số của sự kiện đó bao gồm : số thứ tự của sự kiện, bên trái là thời điểm sớm để hoàn thành sự kiện, bên phải là thời điểm muộn để hoàn thành sự kiện, dưới cùng là số thứ tự của sự kiện xảy ra trước theo đường găng.
- Thời điểm hoàn thành sớm của sự kiện j : Ts
j nó chỉ con đường dài nhất tính từ sự kiện khởi đầu đến sự kiện j hay là thời điểm bắt đầu sớm nhất của tất cả các công việc đi ra khỏi sự kiện j.
- Thời điểm hoàn thành muộn của sự kiện j: Tm
j nó là thời điểm kết thúc muôn nhất của tất cả công việc đi tới sự kiện j
- Thời gian dự trữ của sự kiện (Rj ) chính là thời gian dự trữ toàn phần của đường dài nhất chạy qua sự kiện đó. Những sự kiện nào có R=0 là những sự kiện chạy qua đường găng; các công việc nối liền các sự kiện đó là những công việc găng.
2.2.4.4. Tính toán trên sơ đồ mạng [7]
Trình tự tính toán như sau:
Bước 1: Lượt đi, tính từ trái sang phải. Tính thời điểm sớm của sự kiện (Ts
): - Bắt đầu từ sự kiện xuất phát với Ts
1=0
- Sự kiện tiếp theo nếu chỉ có một công việc đi đến sẽ tính theo công thức: ij s j s j T t T = + ( 2-1 ) Nếu có nhiều công việc đi đến sẽ tính như sau:
);...] ( ); max[( j ij h hi j T t T t T = + +
- Sự kiện nào đứng trước mà đi đến sự kiện đang xét bằng con đường dài nhất sẽ được ghi ở ô dưới (Nếu có hai hoặc nhiều sự kiện đứng trước đi đến sự kiện đang xét đều có chiều dài đường bằng nhau, sẽ được ghi tất cả vào ô dưới).
- Cứ như vậy tính dần lên theo thứ tự tăng dần của chỉ số sự kiện, cho đến sự kiện hoàn thành cuối cùng (Ts
n) thì kết thúc bước thứ nhất).
Kết quả bước thứ nhất tính được ô trái của sự kiện (Ts) và các chỉ số ở ô dưới sự kiện.
Bước 2:Lượt về, tính từ phải sang trái Tính thời điểm muộn của sự kiện (TM
) - Bắt đầu từ sự kiện cuối cùng với TM
n=Tsn
Nghĩa là dù sớm hay muộn thì cũng phải hoàn thành kế hoạch tiến độ đúng thời hạn. Do đó thời điểm sớm hoặc muộn của sự kiện cuối cùng bằng nhau.
- Tính ngược trở lại sự kiện (n-1), (n-2),…i…1 Ta có công thức: ij M j M j T t T = − ( 2-2 )
- Nếu có nhiều sự kiện đứng sau sự kiện đang xét i có thể lùi đến sự kiện i bằng nhiều công việc, thì (TM
i) được tính bằng công thức: );...] ( ); min[( iM ij kM ik M j T t T t T = − −
- Cứ như vậy tính lùi về sự kiện xuất phát số 1 ta kết thúc bước thứ 2. Kết quả bước thứ 2 tính được ô phải của sự kiện TM
.
Bước 3: Xác định đường găng
Điều kiện cần và đủ của đường găng là đường đi qua các sự kiện găng và là đường dài nhất.
Vì vậy nếu chỉ nối các sự kiện găng lại (các sự kiện găng là các sự kiện có dự trữ Di=TMi-Tsi=0)
Nghĩa là có ô trái và ô phải của sự kiện bằng nhau, thì mới đạt được điều kiện cần, nhưng chưa đủ.
2.2.4.5. Tính toán sơ đồ mạng trên bảng.
Tính sơ đồ mạng theo phương pháp lập bảng là cách tính dùng công thức và bảng đã lập để tính các thời gian: khởi sớm – kết sớm; khởi muộn – kết muộn của từng công việc.
Bước 1: Lập bảng tính toán
Hình 2-7: Các thông số của sơ đồ mạng
Sau khi lập bảng, từ cột 1 đến cột 5 các số liệu được lấy từ sơ đồ mạng để điền vào. Từ cột 6 đến cột 12 sẽ được tính toán theo các bước sau đây. Chú ý: Các công việc xếp theo thứ tự tăng dần của sự kiện đầu cuối.
Bước 2: Tính thời gian khởi sớm của công việc (cột 6)
s i s kh ih s kh ik s kh ij T T T T . = . = . =...= Với: Ts 1=0 ; Tis =max[(Tqs+tqi);(Ths +thi);...]
Bước 3: Tính thời gian kết muộn của công việc (cột 9)
M j km gj km hj km ij T T T T = = =...=
Với T n=T s sự kiện cuối cùng có thời gian sớm và muộn bằng nhau. );...] ( ); min[( kM ik lM jl M j T t T t T = − −
Bước 4: Tính trực tiếp trên bảng
Tính thời gian kết sớm của công việc (cột 7) Ta có công thức: ij s kh ij ks ij T t T = . +