Các nhân tố xuất phát từ các chủ thể tham gia:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp quản lý tiến độ trong giai đoạn thi công hoàn thiện nhà chung cư cao tầng của công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long (Trang 25)

6. Kết quả dự kiến đạt được

1.3.2. Các nhân tố xuất phát từ các chủ thể tham gia:

Đối với một dự án xây dựng nói chung có rất nhiều chủ thể tham gia xây dựng, do đó các yếu tố ảnh hưởng tới tiến độ thường đến từ các chủ thể tham gia này.

1.3.2.1. Cơ cấu tổ chức

- Chủ đầu tư: Việc sắp xếp nhân lực, bộ máy tổ chức sao cho đáp ứng được việc thực hiện các công việc quản lý tiến độ đúng là bước để đảm bảo cho KHTĐ được thực hiện đúng như thời hạn đã định. Việc phân công, giao nhiệm vụ cũng như chia tách phòng ban chuyên môn nghiệp vụ để giám sát, kiểm tra, điều chỉnh công việc xây dựng là rất khó khăn, đòi hỏi đơn vị chủ đầu tư phải hiểu rõ, nắm chắc được các công việc cần phải quản lý, không thể ỷ lại cho đơn vị thi công hoặc tư vấn giám sát.

- Đơn vị thi công: đối với đơn vị thi công, việc tổ chức bộ máy quản lý là nhằm thực hiện thi công xây dựng công trình, việc tổ chức thi công, quản lý thi công và trực tiếp thi công nhằm hoàn thành công trình đúng với cam kết trong hợp đồng, đúng với bản kế hoạch tiến độ đã đề ra, do đó đơn vị thi công

cần phải có tính chuyên nghiệp cao, năng lực làm việc của từng cá nhân cán bộ kỹ thuật, đến tổ đội công nhân phải thật sự tốt, có sự thông suốt từ trên xuống dưới để đảm bảo cho việc trực tiếp thực hiện thi công được đúng thời hạn.

1.3.2.2. Năng lực của các bên tham gia

- Đó là năng lực của nhà thầu không chỉ về công nghệ, kỹ thuật mà còn cả về năng lực tài chính, là năng lực của chủ đầu tư về công tác quản lý dự án nói chung, quản lý tiến độ nói riêng và khả năng tài chính để đáp ứng cho tiến độ thi công, việc cả nhà thầu, lẫn chủ đầu tư đều không có kế hoạch cụ thể, chi tiết về tài chính sẽ dẫn đến hậu quả là việc đáp ứng chi phí cho công tác thực hiện tiến độ không được bảo đảm điều đó làm cho KHTĐ bị chậm trễ.

1.3.2.3. Các yếu tố về kỹ thuật - chất lượng

- Sự chủ quan trong công tác khảo sát địa chất thủy văn: hồ sơ địa chất thủy văn công trình là cơ sở quan trọng có ảnh hưởng tới kết cấu chịu lực của công trình, ảnh hưởng tới biện pháp thi công công trình, do đó khi hồ sơ khảo sát chưa hoàn chỉnh, chưa đầy đủ sẽ dẫn tới các công việc phát sinh không đáng có.

- Sự không thống nhất về các hồ sơ thiết kế: Thông thường một dự án công trình dân dụng sẽ có Bản vẽ thiết kế thi công, Bản vẽ kiến trúc, Bản vẽ điện nước..vv, vì một lý do nào đó mà các loại bản vẽ này không có sự thống nhất, có sự sai sót về kích thước, vị trí, công năng sử dụng ..vv, sẽ dẫn tới những khúc mắc và mâu thuẫn nếu không kịp giải quyết. Điều đó làm cho việc thực hiện công việc sản xuất xây dựng bị ngừng trệ.

- Biện pháp an toàn lao động: Việc tổ chức, xây dựng một biện pháp an toàn lao động và vận hành nó là công việc rất phức tạp. Đó là đảm bảo an toàn về vệ sinh môi trường, an toàn về lao động, an toàn về điện..vv, ngoài ra không chỉ an toàn về máy móc, thiết bị và môi trường mà còn là vấn đề về

con người, về sự chấp hành nội quy, quy tắc trong khi thi công của công nhân lao động. Khi công tác an toàn lao động không được đảm bảo dẫn tới các rủi ro về người, về tài sản, cháy, nổ,..vv, xảy ra trên công trình sẽ làm gián đoạn công tác sản xuất xây dựng.

- Lựa chọn biện pháp thi công: việc lựa chọn biện pháp thi công là công việc trọng yếu, nó ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch tiến độ thi công, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc lựa chọn sai biện pháp thi công nhưng chủ yếu do tâm lý muốn giảm bớt chi phí tới mức có thể, tâm lý chủ quan của nhóm thực hiện công tác lựa chọn biện pháp. Biện pháp thi công sai dẫn tới hậu quả nặng nề mà cái giá phải trả đó là thời gian, chi phí, thậm chí phải làm lại từ đầu. Ví dụ như: Một công trình dận dụng với 2 tầng hầm có độ sâu 10m, được xây dựng trên một nền đất yếu tại TP.HCM, xung quanh là các nhà dân, sau khi thống nhất và phê duyệt, biện pháp thi công được đưa ra là thực hiện ép cừ thép Larsen D400, kết hợp hệ thống văng chống cừ, thực hiện đào toàn bộ trên mặt bằng diện tích 2000m2, và đào tới cos -10m là cos sâu nhất so với thiết kế được duyệt. Sau khi thực hiện thi công dẫn tới sự việc đó là toàn bộ hệ thống văng chống bị biến dạng, không bảo đảm an toàn thi công, các vùng đất xung quanh bị sụt lún, ảnh hưởng tới giao thông, mặt khác khi đào sâu tới cos -10m, triều cường tràn vào dẫn tới hậu quả năng nề đó là toàn bộ thiết bị đều hư hỏng, thi công đình trệ để khắc phục sự cố. Như vậy việc lựa chọn sai biện pháp thi công, cũng như tâm lý chủ quan, không có sự chuẩn bị chi tiết dẫn tới việc KHTĐ hoàn toàn bị đổ vỡ.

- Công tác nghiệm thu chất lượng: Nghiệm thu công việc xây dựng là một khâu quan trọng nhằm bảo đảm chất lượng cho công trình, nó là cơ sở để chuyển tiếp đến các công việc xây dựng tiếp theo theo đúng kế hoạch tiến độ đã đề ra. Nhà thầu thi công chỉ được phép tiếp tục công việc tiếp theo khi công việc trước đó đã đạt yêu cầu về kỹ thuật chất lượng, nếu không có sự

thông suốt về các quy trình , tiêu chuẩn nghiệm thu sẽ dẫn tới các mâu thuẫn không đáng có, tất cả các đề xuất, phương án kỹ thuật đều phải có sự thống nhất giữa các bên, nhằm bảo đảm công việc đó sẽ vẫn được tiến hành mà vẫn đảm bảo được kỹ thuật - chất lượng đề ra. Vì vậy công tác nghiệm thu chất lượng đòi hỏi các bên tham gia phải có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, đảm bảo cho sự tiến triển của công việc đúng như mong muốn.

1.3.2.4. Các yếu tố về tài chính - kế hoạch.

- Các vấn đề về hợp đồng xây dựng: hợp đồng xây dựng bao gồm rất nhiều các điều khoản nhằm đảm bảo cho quyền lợi giữa các bên. Khi mà các hợp đồng xây dựng không giải quyết triệt để được các quyền lợi của các bên dẫn tới xử lý không kịp thời điều đó làm cho các công tác bị ảnh hưởng.

- Kế hoạch tài chính: kế hoạch tài chính đảm bảo cho việc đáp ứng chi phí để một công việc xây dựng được tiến triển do đó kế hoạch tài chính có cụ thể, có chi tiết, rõ ràng và đáp ứng đúng kỳ vọng của các bên thực hiện tiến độ sẽ trực tiếp làm cho KHTĐ đúng thời hạn.

- Kế hoạch cung ứng vật tư - kế hoạch máy móc thiết bị : khi công tác cung ứng vật tư kịp thời, đúng và đủ số lượng cho các công việc xây dựng thi việc sản xuất xây dựng sẽ được diễn ra đều đặn và liên tiếp, đồng thời bảo đảm sự nhịp nhàng mà không mất thời gian phải chờ đợi(một ví dụ đơn giản đó là kế hoạch cung cấp bê tông cho công tác đổ bê tông sàn: với kế hoạch chi tiết cụ thể nắm rõ được thời gian giữa 2 xe chở bê tông, thời gian di chuyển, đổ bê tông mất bao nhiêu giờ..., phương án dự trù cung cấp bê tông khi gặp rủi ro..., điều đó làm cho công tác đổ bê tông sẽ tiến triển tốt mà không làm gián đoạn công việc trên). Kế hoạch máy móc thiết bị có chi tiết cụ thể về thời gian tập kết, tập kết ở đâu, nhiệm vụ của từng loại máy, khả năng làm việc của các máy trong bao nhiêu thời gian thì sẽ phải sửa chữa hoặc bảo dưỡng, có nắm chắc được các vấn đề như vậy thì một cán bộ được giao nhiệm vụ

triển khai công việc được nhịp nhàng, không xảy ra tình trạng cản trở công tác sản xuất xây dựng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Kế hoạch tiến độ là một văn bản, tài liệu, hồ sơ quan trọng trong quá trình đầu tư xây dựng dự án, để đạt được mục đích hoàn thành dự án đúng thời hạn, sử dụng chi phí trong phạm vi cho phép cần phải lập kế hoạch tiến độ , với mỗi giai đoạn thi công xây dựng của dự án. Các kế hoạch về thời gian, chi phí, nguồn lực, chất lượng là khác nhau, do đó đòi hỏi cần đề ra biện pháp quản lý tiến độ nhằm theo dõi, đánh giá và điều chỉnh các chỉ tiêu đó cho phù hợp .

Thực trạng hiện nay cho thấy công tác quản lý tiến độ thường không được đánh giá đúng vai trò của nó. Việc bị bỏ qua hoặc không có kế hoạch cụ thể, không có biện pháp quản lý tiến độ và không đánh giá đúng tầm quan trọng của kế hoạch tiến độ dẫn tới các hệ quả xấu. Kế hoạch tiến độ là một tài liệu nhanh nhất để có cái nhìn tổng thể và chi tiết về dự án, về các yêu cầu và mục tiêu cần đạt được của dự án, do vậy để công tác quản lý tiến độ được tốt hơn cần phải lập kế hoạch tiến độ một cách khoa học, đồng thời đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng tới kế hoạch tiến độ, qua đó đề ra biện pháp quản lý phù hợp hơn.

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ KHOA HỌC LẬPKẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ VÀ CÁC BÀI TOÁN ĐIỀU KHIỂN TIẾN ĐỘ TRÊN SƠĐỒ MẠNG 2.1. Phương pháp tổ chức sản xuất xây dựng và trình tự lập kế hoạch tiến độ

2.1.1.Các phương pháp tổ chức sản xuất xây dựng[8]

2.1.1.1. Phương pháp tổ chức thi công tuần tự

Thi công tuần tự là phương pháp triển khai từng công việc trong hạng mục, từng hạng mục trong công trình, xong hạng mục này đến hạng mục khác, lần lượt từng hạng mục đến hết.

Hình 2.1. Phương pháp thi công tuần tự

Phương pháp thi công tuần tự có các đặc điểm sau:

- Mức độ nguồn lực thi công thấp, không gây ra áp lực cho các công tác khác.

- Thời gian thi công rất dài, bằng tổng thời gian thi công các công việc hoặc hạng mục.

- Luôn xảy ra tình trạng gián đoạn sản xuất, không khai thác được triệt để mặt bằng thi công.

2.1.1.2. Phương pháp tổ chức thi công song song

Thi công song song là phương thức triển khai cùng một lúc m hạng mục của công trình và tiến hành thi công song song đến khi kết thúc để bàn giao.

Hình 2.2. Phương pháp thi công song song

- Thời gian thi công rất ngắn, tổng thời gian thi công bằng thời gian thi công hạng mục công trình.

- Cường độ sử dụng tài nguyên, nhân lực tăng, làm cho công tác quản lý luôn căng thẳng.

- Không loại trừ được khả năng gián đoạn sản xuất.

2.1.1.3 Phương pháp tổ chức thi công dây chuyền

Thi công dây chuyền là phương pháp tổ chức thi công khá phổ biến trong thực tiễn, theo phương pháp này các phân đoạn được sắp xếp thi công trước và sau một khoảng thời gian ước lượng nhất định, và do vậy cũng sẽ hoàn thành trước sau một thời gian sau đó.

- Có thể thấy rằng thời gian thi công trong phương pháp này dài hơn so với thi công song song và ngắn hơn phương pháp thi công tuần tự.

- Cường độ sử dụng tài nguyên, nhân lực giảm so với phương pháp thi công song song, làm giảm bớt sự căng thẳng trong công việc.

- Tuy nhiên việc xác định các khoảng thời gian bắt đầu giữa các hạng mục là một công việc tương đối khó khăn, người lập kế hoạch tiến độ phải là người có kinh nghiệm để ước lượng được khoảng thời gian trước sau giữa các mốc bắt đầu các phân đoạn.

Hình 2.3. Phương pháp thi công gối tiếp

2.1.2. Trình tự và căn cứ lập kế hoạch tiến độ[8]

2.1.2.1. Trình tự lập kế hoạch tiến độ

Tiến độ thi công xây dựng được lập dựa trên các số liệu và tính toán của thiết kế tổ chức xây dựng hoặc thiết kế tổ chức thi công cùng với những kết quả khảo sát bổ sung về đặc điểm của công trình. Để thỏa mãn các mục tiêu đã đề ra, tiến độ thi công xây dựng cần lập theo trình tự sau:

- Phân tích công nghệ xây dựng.

- Lập danh mục công việc sẽ tiến hành xây lắp công trình. - Xác định khối lượng công việc theo danh mục đã lập.

- Chọn biện pháp kỹ thuật thi công cho các công việc xây lắp.

- Xác định chi phí lao động và máy móc thiết bị để thực hiện các công việc đó.

- Lập tiến độ sơ bộ.

- Xác định các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của tiến độ đã lập.

- So sánh các chỉ tiêu của tiến độ sơ bộ với các tiêu chí đặt ra ban đầu. - Tối ưu hóa tiến độ theo các chỉ tiêu ưu tiên.

- Phê duyệt tiến độ và gắn tiến độ với niên lịch. - Lập các biểu nhu cầu tài nguyên.

Các trình tự lập bảng kế hoạch tiến độ như trên được thể hiện cụ thể về thứ tự thực hiện và cách thức thực hiện trong Hình 2.4.

2.1.2.2. Các căn cứ để lập kế hoạch tiến độ.

Khi lập kế hoạch tiến độ xây dựng cần căn cứ vào các điều kiện và tài liệu sau:

- Bản vẽ thiết kế thi công và bản vẽ kiến trúc đã được phê duyệt. - Các pháp lệnh về thời hạn khởi công và hoàn thành công trình. - Biện pháp thi công, công nghệ thi công áp dụng cho dự án.

- Các số liệu khảo sát địa chất, thủy văn, điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương có dự án đầu tư.

- Các tiêu chuẩn, quy phạm và quy trình có liên quan. - Các số liệu về khảo sát và thiết kế xây dựng.

- Dự toán thi công, tổng mức đầu tư, bảng giá thành vật tư, vật liệu của địa phương.

- Định mức lao động tại địa phương do thành phố hoặc UBND tỉnh ban hành.

- Năng lực của nhà thầu và chủ đầu tư.

2.2. Các hình thứcthể hiện kế hoạch tiến độ.

2.2.1.Cơ sở để thực hiện – Phương pháp WBS[8]

Cơ cấu phân tích công việc WBS là việc phân chia theo cấp bậc dự án thành một nhóm nhiệm vụ và những công việc cụ thể, là việc xác định, liệt kê và lập bảng giải thích cho từng công việc cần thực hiện dự án.

- Phân tích công việc là cơ sở để giao nhiệm vụ xác định trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân, bộ phận đối với mỗi công việc.

- Là cơ sở để phát triển trình tự và thứ tự quan hệ trước sau giữa các công việc, là cơ sở để lập sơđồ mạng ( PERT/CPM)

- Là cơ sở để xây dựng kế hoạch chi tiết và điều chỉnh các kế hoạch tiến độ.

- Đánh giá hiện trạng và kết quả thực hiện các công việc dự án trong từng thời kỳ.

2.2.2 Sơ đồ đường thẳng[8]

Sơ đồ đường thẳng, còn gọi là Sơ đồ Gantt hay biểu đồ Gantt, là một dạng thể hiện tiến độ dự án cổ điển. Tuy là cổ điển nhưng do tính chất đơn giản dễ hiểu của nó mà hiện nay sơ đồ đường thẳng vẫn được dùng phổ biến, thậm chí còn được cải tiến, dùng trong phần mềm quản lý dự án hiện đại như; Microsoft Project, để chuyển đổi việc thể hiện các dạng tiến độ phức tạp như sơ đồ mạng (dự án).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp quản lý tiến độ trong giai đoạn thi công hoàn thiện nhà chung cư cao tầng của công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)