6. Kết quả dự kiến đạt được
2.4.3. Phương pháp biểu đồ nhật ký
Là phương pháp kiểm tra hàng ngày của từng công việc. Theo kế hoạch mỗi công tác phải thực hiện một khối lượng nhất định trong từng ngày làm việc.
Hình 2.12. Biểu đồ nhật ký công việc
Chúng được thể hiện bằng một đường kế hoạch. Hàng ngày sau khi làm việc , khối lượng thực hiện công tác được xác định và vẽ vào biểu đồ, ta được đường thực hiện. Qua biểu đồ, ta biết được năng xuất của từng ngày đạt hay không đạt để điều chỉnh cho các ngày tiếp theo. Phương pháp này chính xác kịp thời nhưng tốn thời gian, chỉ áp dụng cho tổ đội chuyên môn hoặc các công việc cần giám sát được kỹ càng.
1 2 4 6 8
O
1 2
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
KHTĐ là kế hoạch thực hiện các hoạt động xây dựng bằng những công nghệ xây dựng, kỹ thuật xây dựng và biện pháp tổ chức thích hợp nhằm hoàn thành công trình xây dựng đảm bảo chất lượng kỹ thuật trong mức hạn phí và thời hạn đã đề ra, bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu đề ra của từng dự án công trình mà ta lập được bản KHTĐ phù hợp với dự án đó.
KHTĐ có nhiều hình thức để thể hiện, tùy thuộc vào tính chất, mục tiêu, yêu cầu thực tế của dự án mà ta lựa chọn được phương pháp thích hợp, đồng thời với mỗi phương pháp có các ưu nhược điểm khác nhau qua đó người quản lý dự án lựa chọn được phương pháp tốt nhất cho dự án.
KHTĐ là cơ sở, căn cứ quan trọng để thực hiện công tác quản lý tiến độ của dự án, dựa vào bản KHTĐ ban đầu (có thời gian pháp lệnh) mà người quản lý dự án có thể điều khiển được bằng các tính toán khoa học về các bài toán điều khiển giữa thời gian và nhân lực, giữa thời gian và chi phí.
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ VÀ ĐIỀU KHIỂN TIẾN ĐÔ THI CÔNG HOÀN THIỆN NHÀ CHUNG CƯ CAO TẦNG
TÒA 103 – CT1 – KHU ĐÔ THỊ MỚI VĂN KHÊ
3.1. Thực trạng công tác quản lý tiến độ tại công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long.
3.1.1. Giới thiệu về công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long.
Công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long được thành lập tháng 12/2006, tiền thân là công ty thành viên của tổng công ty Sông đà, tên giao dịch quốc tế: Song Da - Thang Long joint stocks company, tên viết tắt: Song Da - Thang Long., JSC. Trụ sở chính được đặt tại Khu đô thị mới Văn khê - Phường La khê – Hà Đông – Hà Nội, với số vốn điều lệ ban đầu là 150.000.000.000 ( Một trăm năm mươi tỷ đồng).
3.1.2 Các dự án đầu tư xây dựng.
Hoạt động trên nhiều lĩnh vực, tuy nhiên công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long chủ yếu thực hiện các lĩnh vực chính là đầu tư xây dựng bao gồm rất nhiều dự án như chung cư cao cấp, khu đô thị mới, trung tâm thương mại kết hợp chung cư cao tầng, trong đó các dự án điển hình của công ty là:
- Dự án khu đô thị mới Văn khê mở rộng: nằm trên đường Lê Văn Lương kéo dài (thuộc địa phận xã Văn Khê và phường Vạn Phúc), giao điểm của các tuyến đường huyết mạch của Thủ đô : Lê Văn Lương, Lê Trọng Tấn, đường 72, đại lộ Thăng Long, Vành đai 4; Nơi tập trung các KĐT mới Văn Khê, Dương Nội, TSQ Galaxy, Geleximco.
Hình 3.1. Dự án Usilk city
- Dự án Chung cư Uplaza (Bãi Dương- Nha Trang). Địa điểm công trình tại phường Vĩnh Hải- Thành phố Nha Trang – Khánh Hòa, Dự án nằm cách đường bờ biển chừng 20m, cách khu du lịch Hòn Chông 200m. Chung cư cao cấp Uplaza có diện tích khu đất là 2.238m2.. Dự án hoàn thành vào quý II/2011.
Hình 3.2. Dự án Bãi dương-Nha trang
- Dự án chung cư cao cấp USilk Apartment vị trí: Tọa lạc số 96, đường số 77, phường Tân Quy, Quận 7, Tp Hồ Chí Minh. Được xây dựng trên khu đất có diện tích 2.006m2, Chung cư USilk Apartment gồm 1 block cao 18 tầng, với 76 căn hộ cao cấp.
Hình 3.3. Dự án chung cư Usilk Apartment – Tân quy-Q.7-HCM
3.1.3. Thực trạng công tác quản lý tiến độ.
Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, công tác chuẩn bị đầu tư được thực hiện ở khá nhiều dự án, trong đó có các dự án đã được chuyển tiếp sang các giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên do không đánh giá đúng mức tầm quan trọng của công tác chuẩn bị đầu tư nên khi các dự án đi vào thực hiện, các công tác tiếp theo gặp nhiều khó khăn chủ yếu do các nguyên nhân :
- Công tác điều tra, khảo sát không cung cấp các thông tin đầy đủ và chất lượng, các thông tin về quy hoạch tông thể và quy hoạch chi tiết chưa được rõ ràng dẫn tới các dự án khi đi vào thực hiện gặp các vấn đề khó khăn như công tác giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính,..vv.
- Đánh giá sự đáng giá về đầu tư dự án còn yếu, chưa thiết thực với điều kiện kinh tế - xã hội và môi trường nơi dự án được đầu tư.
- Đánh giá tình hình, kinh tế xã hội còn nhiều chủ quan, dẫn tới việc khi nền kinh tế bị khủng hoảng, kéo theo sự đi xuống của dự án.
- Thực hiện đầu tư dàn trải không tập trung vào một dự án cụ thể nào, điều này làm cho các dự án luôn luôn trong tình trạng căng thẳng về tài chính, nguồn lực, nhân lực, vật lực dẫn tới sự đình trệ, không đáp ứng kịp với tiến độ đã đề ra.
Giai đoạn thực hiện đầu tư : Trong giai đoạn này các dự án đã và đang được công ty thực hiện như dự án Usilk city, dự án Usilk apartment, dự án chung cư Anh Tuấn, dự án Bãi Dương Nha trang - Uplaza hầu hết các dự án này đều chưa hoàn thành, có những dự án thực hiện dang dở thi công xây lắp phần móng, phần kết cấu mà cho đến nay vẫn chưa có các giải pháp tối ưu nào nhằm tiếp tục thực hiện được, các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thực trạng trên là :
- Lựa chọn thực hiện dự án với quy mô lớn, vượt quá năng lực của một công ty mới được thành lập, ví dụ như dự án Usilk city là một dự án mang tầm cỡ quốc gia và đầu tiên của thành phố Hà nội với 13 tòa tháp nằm trên hệ thống 2 tầng hầm kết nối với nhau có diện tích lên tới 20.000 m2, ở độ sâu trên 15m so với mặt đất tự nhiên, vốn đầu tư lên tới 4000 tỷ đồng.
Hình 3.4. Dự án Usilk city năm 2014
- Lựa chọn nhà thầu xây lắp chưa có kinh nghiệm, đồng thời đội ngũ cán bộ thực hiện với tinh thần và trách nhiệm không cao, không đánh giá sự phù hợp của các biện pháp thi công chi tiết do nhà thầu đệ trình so với biện pháp thi công tổng thể, dẫn tới thi công xây lắp gặp khó khăn, xảy ra các sự cố về thi công xây dựng không đáng có, ví dụ như công trình thuộc dự án Sao mai Usilk apartment Q.7 –HCM, do nhà thầu chưa có kinh nghiệm thi công tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh, do đó không lường trước và đánh giá đúng về điều kiện địa chất, thủy văn dẫn tới lựa chọn biện pháp thi công sai,
hệ quả là công tác thi công tầng hầm thất bại, và xảy ra các sự cố như sập hệ thống văng chống, triều cường dâng cao dẫn tới một khối lượng lớn nước tràn vào hố móng đang thi công.
- Lập kế hoạch tiến độ chỉ mang tính hình thức, bản kế hoạch tiến độ chỉ thể hiện được các công việc, hoặc trình tự các công việc không phù hợp với biện pháp thi công, mặt khác bản kế hoạch tiến độ không được cập nhật tài nguyên và chi phí, khi gặp các vấn đề cần thay đổi các bản kế hoạch này phải thực hiện lại, dẫn tới không kiểm soát được thời gian, vật tư và chi phí đáp ứng cho công việc. Không có giải pháp điều chỉnh khi kế hoạch tiến độ bị thay đổi.
- Kế hoạch tài chính nhằm đáp ứng cho công tác thi công không đảm bảo do ảnh hưởng từ việc đầu tư quá dàn trải nhiều dự án đầu tư xây dựng trong cùng một thời gian.
- Tổ chức mô hình quản lý còn nhiều bất cập, việc thiếu bộ phận, hay nhóm quản lý tiến độ chuyên trách dẫn tới việc kiểm tra, giám sát và điều chỉnh thời gian, chi phí, nguồn lực cho dự án chậm dẫn tới các công việc xây dựng cần được xử lý kỹ thuật, điều chỉnh và giải quyết nhanh chóng bị trôi qua theo từng ngày. Các thống kê gần đây nhất cho thấy điều đó tại các dự án của công ty: Năm 2010 thời gian hoàn thành tiến độ cụm cao tầng CT1 Usilk city không đạt, tiến độ thi công phần ngầm công trình Usilk Apartement không hoàn thành, Chung cư Anh Tuấn – Nhà Bè thi công dở dang công tác thi công ép cọc dự ứng lực sau khi khởi công..vv. Năm 2011 hầu hết các dự án bị đình trệ, nhất là đối với dự án Usilk city, Usilk Aparterment. Các năm tiếp theo 2012, 2013 mặc dù rất cố gắng khắc phục và duy trì thi công tuy nhiên, việc tổ chức thi công vẫn còn nhỏ lẻ, chưa có các giải pháp đặc biệt để thoát khỏi các tình trạng trên.
3.2. Giải pháp kiểm soát quá trình thi công
Kiểm soát là chức năng tất yếu của các nhà quản lý, kiểm soát bao gồm giám sát và kiểm tra, theo dõi, đánh giá, chấn chỉnh việc thực hiện một công việc nào đó, nhằm đảm bảo cho công việc đó đạt được mục đích đề ra. Kiểm soát quá trình thi công cũng vậy, để đảm bảo quá trình thi công tốt cần phải có sự theo dõi sát sao, đánh giá chính xác mức độ hoàn thành công việc, lập báo cáo chi tiết và tổng thể, đồng thời đưa ra các biện pháp điều chỉnh hợp lý nhằm hoàn thành đúng kế hoạch đã vạch ra. Do đó việc đưa ra được các được các mô hình tổ chức, quy trình kiểm soát tốt sẽ giúp cho công tác quản lý tiến độ nắm bắt rõ được các yếu tố ảnh hưởng tới thành công của công trình hay dự án.
Quản lý tiến độ trong giai đoạn thi công công trình luôn luôn có những công việc căng thẳng và liên tục ví như việc thực hiện thi công hạng mục móng và tầng hầm, đây là hạng mục cần thiết phải được hoàn thành trong thời gian ngắn nhất có thể, để làm được điều đó nhất thiết các công việc găng trong bản kế hoạch tiến độ như công tác đất, công tác cốt pha và cốt thép móng cần phải hoàn thành nhanh nhất có thể, kinh nghiệm cho thấy nếu công tác thi công móng và tầng hầm không được thực hiện nhanh chóng sẽ gây ra các hiệu ứng xấu như ảnh hưởng thời tiết, khí hậu, áp lực nền đất bên cạnh hố móng gây biến dạng hệ thống văng chống, sụt lún nền đất xung quanh vị trí hố móng, gây cản trở các phương tiện thi công, giảm mặt bằng thi công nếu tình hình kéo dài. Ngoài ra tình hình căng thẳng và liên tục trong công việc còn được thể hiện ở hạng mục thi công hoàn thiện, đó là các công việc như xây thô và lắp đặt hệ thống điện nước, lắp đặt thiết bị, các công tác này đòi hỏi hoàn thành phải kịp thời và nhanh chóng nhằm đáp ứng các kỳ vọng của chính chủ đầu tư và khách hàng khi tiến tới giai đoạn cuối cùng của dự án. Do đó để công tác quản lý tiến độ tốtđòi hỏi các nhà quản lý phải kiểm soát tiến
trình thực hiện thi công xây dựng và đánh giá chính xác các yếu tố có thể ảnh hưởng tới kế hoạch tiến độ đã đề ra. Để kiểm soát quá trình thi công cần phải kiểm soát tốt tiếnđộ thi công. Công tác kiểm soát tiếnđộ thi công là nhiệm vụ quan trọng của các chủ thể tham gia xây dựng, do đó nó phụ thuộc vào năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý.
Hình 3.5. Quy trình kiểm soát kế hoạch tiến độ thi công[8]
3.2.1. Theo dõi các công việc[8]
3.2.1.1. Phương pháp theo dõi đơn giản ( phương pháp 0 và 100%)
Phương pháp này chỉ có 2 mức độ hoàn thành công việc đó là 0% và 100%, công việc được theo dõi chỉ được coi là hoàn thành khi đạt được kết quả cần thiết của nó.
3.2.1.2. Phương pháp theo dõi chi tiết.
Đánh giá các tình trạng trung gian trong quá trình thực hiện công việc, ví dụ mức độ hoàn thành công việc cụ thể là 50% nghĩa là theo đánh giá của những người thực thi và lãnh đạo dự án, mục tiêu của công việc đã đạt được một nửa.
Phương pháp yêu cầu đánh giá một cách chính xác về tỷ lệ % hoàn thành của công việc. Để làm được điều này, các tổ chức có dự án cần phải xây dựng cho mình những thướcđo đểđánh giá các mức hoàn thành công việc.
3.2.2. Đo lường tiến trình và lập báo cáo[8]
3.2.2.1. Đo lường tiến trình thực hiện
Yêu cầu về công tác đo lường đó là các thông số cơ bản về thời gian, về chi phí,..vv:
- Ngày khởi công /hoàn thành theo kế hoạch. - Ngày khởi công/ ngày hoàn thành thực tê. - Khối lượng công việc đã thực hiện.
- Khối lượng công việc còn lại. - Các chi phí thực tế.
- Các chi phí còn lại.
- Phân phối nguồn lực bên trong dự án. - Các vấn đề về kỹ thuật.
3.2.2.2. Lập báo cáo.
Lập báo cáo tiến độ dự án yêu cầu phải thu thập và trình bày các dữ liệu thực tế bằng văn bản về tình hình thực hiện dự án được cập nhật cho đến thời điểm báo cáo.
3.2.3. Phân tích kết quả và điều chỉnh thay đổi[8]
Phân tích kết quả là quá trình so sánh các kết quả thu được trong các báo cáo với kế hoạch nhằm phát hiện sai lệch, phân tích xu hướng các sai lệch để có thay đồi kịp thời. Các vấn đề cần phải phân tích là:
- Phân tích về tiến độ thời gian. - Phân tích về chi phí.
- Phân tích về chất lượng và các thay đổi so với thiết kế.
3.2.3.2. Điều chỉnh thay đổi
Sau khi phân tích các kết quả, cần xác định các vấn đề đã thay đổi so với kế hoạch, các vấn đề sẽ được thay đổi, công tác điều chỉnh thay đổi cần được quản lý và kiểm soát chặt chẽ.
3.3. Giải pháp kiểm soát biện pháp thi công
Giai đoạn thi công hoàn thiện công trình là bước chuyển tiếp từ giai đoạn thi công xây dựng kết cấu, do đó giai đoạn này có ảnh hưởng nhất định từ tiến độ thi công của giai đoạn xây dựng trước đó. Do đó cần phải sắp xếp cụ thể các công việc, trình tự thi công, nguồn lực một cách hợp lý.
3.3.1. Về trình tự các công việc thi công
Một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra sự thất bại của bản kế hoạch tiến độ là việc xác định biện pháp thi công, xác định trình tự thi công gắn với biện pháp thi công đó, khi xác định biện pháp thi công sai, dẫn tới trình tự thi công sai sẽ gây ra các hậu quả rất nặng nề cả về thời gian, nhân lực, và chi phí ví dụ như một công trình thi công hạng mục móng và tầng hầm, việc người xây dựng biện pháp thi công lựa chọn phương pháp ép cừ Larsen D40 thép cho khu vực nền đất yếu kết hợp với hệ văng chống thép hình H350, thi công chỗ đào sâu trước, chỗ đào nông hơn làm sau. Điều này hoàn toàn sai lầm vì khi thi công nơi đào sâu trước với nền đất yếu sẽ gây ra một áp lực lớn lên hệ văng chống thép, khi gặp bất lợi về điều kiện thời tiết, hệ thống này sẽ không đảm bảo sự an toàn, dẫn tới thi công khó khăn, thậm