Lựa chọn thời gian tăng sinh thích hợp 1 Mục đích:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình phát hiện nhanh Bacillus cereus và Escherichia coli, trong sữa tiệt trùng với sự hỗ trợ của kỹ thuật Real Time PCR.DOC (Trang 41)

1. Mục đích:

Với mật độ vi sinh vật thấp của mẫu thí nghiệm 1 CFU/25ml, ta cần xác định khoảng thời gian tăng sinh tối thiểu, hay thời gian tăng sinh ngắn nhất trong môi trường đã lựa chọn ở trên để thu được một mật độ vi sinh vật đủ để có thể xác định bằng phương pháp real time PCR.

2. Kết quả và thảo luận:

Mật độ vi sinh vật ban đầu trong mẫu thí nghiệm là 1CFU/ 25ml, sau 3giờ, 4 giờ v à 5 giờ tăng sinh trên môi trường sữa tiệt trùng, bằng phương pháp đếm khuẩn lạc truyền thống ta xác định được mật độ vi sinh vật. Sau đó ly tâm cặn dịch tế bào thu được sau các khoảng thời gian 3giờ, 4 giờ và 5 giờ tăng sinh, tiến hành tách chiết DNA từ cặn tế bào sau ly tâm và xác định khối lượng DNA thu được sau tách chiết ta thu được kết quả được tổng hợp trong bảng sau.

Stt Thời gian tăng sinh (giờ) Mật độ vi sinh vật (CFU/ml) 1 3 250 2 4 2100 3 5 12100

Bảng 5. Kết quả lựa chọn thời gian tăng sinh với E.coli.

Stt Thời gian tăng sinh (giờ) Mật độ vi sinh vật (CFU/ml) 1 3 110 2 4 1160 3 5 7480

Bảng 6. Kết quả lựa chọn thời gian tăng sinh với Bacillus.

Hai bảng trên đã thể hiện mật độ tế bào vi sinh vật sau 3 giờ, 4 giờ và 5 giờ tăng sinh. Từ kết quả xác định độ nhạy cho phản ứng real time PCR ta nhận thấy ở thời gian tăng sinh 5 giờ thì mật độ tế bào đủ để thực hiện phản ứng Real time PCR đối với cả E.coliBacillus. Vậy lựa chọn được thời gian tăng sinh phù hợp là 4 giờ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình phát hiện nhanh Bacillus cereus và Escherichia coli, trong sữa tiệt trùng với sự hỗ trợ của kỹ thuật Real Time PCR.DOC (Trang 41)