Hoàn thiện thể chế pháp luật tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển bình đẳng

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong thực hiện dân chủ ở nước ta hiện nay (Trang 45)

phần kinh tế phát triển bình đẳng

Sự thay đổi căn bản cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội đặt ra yêu cầu bức thiết phải đổi mới pháp luật kinh tế cho phù hợp với tình hình mới, phù hợp với việc cải cách nền hành chính và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.

Trong cơ chế thị trường không thể có và cho phép tồn tại các quan hệ kinh tế mà trong đó một bên luôn luôn được hưởng những quyền năng

nghĩa vụ và hưởng những lợi ích vật chất mang tính ban phát, tặng cho. Các quan hệ kinh tế thị trường chỉ tồn tại và phát triển trong môi trường bình đẳng, ngang quyền giữa các bên tham gia quan hệ, không phân biệt chủ thể đó thuộc thành phố kinh tế nào và hình thức sở hữu nào. Đấy chính là nhu cầu trực tiếp cần tới sự điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ kinh tế thị trường.

Các quan hệ kinh tế thị trường phong phú, đa dang, nhiều hình nhiều vẻ, đan xen, liên kết, liên doanh giữa các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Nội dung của quan hệ lại rất phức tạp, với các quyền và nghĩa vụ nhiều chiều, rất năng động trong hình thức thể hiện và thực hiện. Sự phong phú, đa dạng, phức tạp và năng động của các quan hệ kinh tế thị trường lại phải tồn tại và phát triển trong trạng thái điều chỉnh để loại bỏ các yếu tố ngẫu nhiên, tuỳ tiện, thiết lập trật tự, kỷ cương, kỷ luật, ổn định và thống nhất.

Một trong những phương tiện điều chỉnh hữu hiệu chính là phát luật. Bằng sự điều chỉnh luật mà tạo ra môi trường thuận lợi cho sự hình thành và phát triển các quan hệ kinh tế. Vì thế không phải ngẫu nhiên mà trong nền kinh tế thị trường tư bản, các quan hệ kinh tế thường được thể hiện và thực hiện dưới dạng các quan hệ pháp luật.

Nền kinh tế thị trường ở nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa làm nảy sinh nhu cầu phải hạn chế các yếu tố bóc lột, hạn chế phân hoá xã hội, đảm bảo sự phát triển cân đối hài hoà, phân phối theo nguyên tắc lao động, kết hợp với các chính sách xã hội khác.v.v. Đặc điểm mới ấy của nền kinh tế thị trường ở nước ta đòi hỏi chất lượng điều chỉnh bằng pháp luật cao hơn so với việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với các quan hệ kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.

Rõ ràng sự điều chỉnh bằng pháp luật các quan hệ kinh tế thị trường là một đòi hỏi khách quan, bắt nguồn trực tiếp từ các nhu cầu của kinh tế, từ đặc điểm của các quan hệ kinh tế, nó hoàn toàn không phải là nhu cầu chủ quan, duy ý chí của nhà nước. Đó là, tuân thủ các quy định của pháp luật kinh tế cũng là một đòi hỏi khách quan. Nó hoàn toàn đối lập với quan hệ tuân thủ pháp luật là bó tay người sản xuất kinh doanh vốn đã tồn tại trong cơ chế hành chính quan liêu buộc họ phải dẫn tới tình trạng “xé rào” bất chấp pháp luật kinh tế không phù hợp với các đòi hỏi khách quan của cơ chế thị trường. Pháp luật chỉ trở thành phương tiện quản lý của nhà nước khi luật pháp ấy quy phạm hoá đúng đắn, đầy đủ quy luật vận động nội tại của chính các quan hệ kinh tế, phù hợp với các đòi hởi khách quan của chúng.

Pháp luật chính là phương tiện thể chế hoá đường lối của Đảng, làm cho đường lối đó có hiệu lực và thực thi trên quy mô toàn xã hội. Pháp luật là phương tiện tổ chức và hoạt động của nhà nước, là sự ghi nhận về mặt pháp lý trách nhiệm của nhà nước đối với xã hội và cá nhân công dân. Đối với mỗi cá nhân, pháp luật là phương tiện ghi nhận và thể chế hoá các quyền con người, quyền công dân và đảm bảo vệ mặt pháp lý cho các quyền đó được thực hiện. Vì thế mức độ hoàn thiện pháp luật và tuân thủ pháp luật trở thành một tiêu chí để đánh giá trình độ pháp quyền của một nhà nước. Ở đây, việc cai trị và quản lý xã hội bằng pháp luật được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật cũng chính là đặc tính của nhà nước XHCN. Nhà nước XHCN là nhà nước có thể đảm bảo bằng cơ sở pháp lý, mọi quyền hành và lợi ích đều thuộc về nhân dân, nhân dân uỷ quyền mà không mất quyền vì trong nhà nước XHCN luật pháp thể chế đầy đủ ý chí của đại đa số nhân dân, phản ánh và bảo vệ lợi ích nhân dân.

cho sinh hoạt của nhân dân. Các chính sách, cơ chế của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế, đối với các chủ thể sản xuất và kinh doanh phải đảm bảo tính nhất quán, tránh tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn về lợi ích trong các văn bản quyết định hành chính. Quản lý nhà nước còn phải nhất quán từ trung ương đến địa phương, phải có chế tài xử lý những trường hợp địa phương ban hành những quyết định trái với chủ trương chung của nhà nước gây thiệt hại cho môi trường đầu tư. Bởi vì, sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta đang rất cần sự đầu tư của cả trong nước và từ bên ngoài, một chính sách của một địa phương về đầu tư nếu không đúng sẽ có thể làm tổn hại đến uy tín của chủ trương chung của nhà nước.

Các chính sách phải có tính minh bạch tức là phải được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và phải rõ rang, mạch lạc để người dân dễ hiểu, dễ biết mà thực hiện.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong thực hiện dân chủ ở nước ta hiện nay (Trang 45)