Nâng cao vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong thực hiện dân chủ ở nước ta hiện nay (Trang 41)

trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

Dân chủ là một thứ quyền và giá trị văn hoá và bởi vì là quyền và là giá trị tinh thần cho nên, nói như Mác, quyền không bao giờ có thể ở một mức độ cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hoá của xã hội do chế độ kinh tế đó quyết định. Do đó, sự phát triển của kinh tế đòi hỏi của kinh tế là áp lực dẫn đến sự ra đời và phát triển của dân chủ. Muốn thực thi dân chủ, mở rộng dân chủ phải tạo ra cơ sở kinh tế, xuất phát từ kinh tế. Đây cũng chính là nhiệm vụ và vai trò hàng đầu của nhà nước.

Trong quan hệ với các yếu tố khác của kiến trúc thượng tầng, dân chủ cũng như chính trị chi phối trực tiếp các yếu tố đó, nó làm nhân tố trung gian để kinh tế tác động đến các yếu tố khác. Song cũng bị tác động trở lại của các yếu tố khác một cách tích cực. Vì thế, thành quả của nó có được trước hết là do sự phát triển kinh tế, sau đó là sự phát triển của khoa học, đạo đức, văn hoá, thông tin…

Về mặt lý luận, chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế nên có ảnh hưởng tác động trở lại đối với kinh tế rất to lớn, mạnh mẽ. Chính trị mà dân chủ thì thúc đẩy kinh tế phát triển, chính trị thiếu dân chủ hoặc không dân chủ thì kìm hãm kinh tế.

Thực tế lịch sử cho thấy cơ sở kinh tế của dân chủ là một nền kinh tế thị trường, nền kinh tế hàng hoá, nhân tố đảm bảo cho kinh tế thị trường

phát triển là dân chủ, là sự quy định và bảo đảm về mặt pháp lý cho quyền tự do và bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh.

Sự phát triển kinh tế thị trường rất cần thiết ở nước ta vì có lợi nhiều mặt. -Giải phóng lực lượng sản xuất, khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả các yếu tố sản xuất, các nguồn lực của đất nước (vốn, đất đai, rừng, biển, tài nguyên, sức lao động, ngành nghề truyền thống…) để phát triển kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú nhằm đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Nền kinh tế thị trường dựa trên sự cạnh tranh cao độ đòi hỏi sự năng động, tự làm chủ của các chủ thể sản xuất và kinh doanh, khắc phục tình trạng trông chờ, ỷ lại vào sự ban hành kém năng động của cơ chế cũ. Phát triển kinh tế thị trường sẽ thúc đẩy phân công lao động xã hội phát triển ngành nghề, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động.

- Phát triển kinh tế thị trường làm cho mọi đơn vị sản xuất kinh doanh có tính tự chủ cao, họ phải tự chịu trách nhiệm về hàng hoá do mình làm ra, lãi được hưởng, lỗ phải chịu, phải quan tâm đến việc sản xuất hàng hoá, phù hợp với nhu cầu xã hội để tiêu thụ được hàng hoá từ đó mới có thu nhập.

- Nền kinh tế thị trường có tác dụng kích thích cải tiến kỹ thuật, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ mới vào sản xuất, kích thích tiết kiệm, giảm chi phí sản xuất, nâng cao trình độ tay nghề của người lao động và trình độ quản lý của người lãnh đạo… làm cho hàng hoá sản xuất ra ngày càng rẻ, chất lượng được cải tiến để bán được nhiều, thu được nhiều lãi. Ngoài ra, kinh tế thị trường còn kích thích người sản xuất thường

xuyên quan tâm đến việc đổi mới hình thức, mẫu mã của hàng hoá làm cho hàng hoá đẹp hơn, phù hợp hơn với sở thích, thị hiếu người tiêu uufng.

- Phát triển kinh tế thị trường cũng là điều kiện để nước ta chủ động hội nhập và mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới.

-Phát triển kinh tế thị trường làm cho nền kinh tế đất nước tăng trưởng nhanh và bền vững, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế tăng nhanh và ổn định, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Ở nước ta, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chủ trương thực hiện nhất quát và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Đảng ta khẳng định “phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả ba mặt sở hữu, quản lý và phân phối”; đồng thời chỉ rõ, trong nền kinh tế đó “có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế”, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN nhằm tạo khung pháp lý thuận lợi và môi trường chính trị, xã hội ổn định, môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng, thông thoáng để tất cả các thành phần kinh tế hoạt động tốt nhất, củng cố và không ngừng nâng cao địa vị làm chủ của người lao động trong nền sản xuất xã hội, thực hiện công bằng xã hội…; thực hiện nhiều hình thức phân phối, trong đó lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế làm chủ yếu; đồng thời dựa trên mức đóng góp các nguồn lực khác vào kết quả sản xuất kinh doanh, phân phối và phân phối lại một cách hợp lý các nguồn thu nhập, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá đói giảm nghèo; tăng cường vai trò quản lý vĩ mô

của nhà nước; giữ vững độc lập, tự chủ về kinh tế, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế…

Chúng ta coi kinh tế thị trường là phương tiện, là cách thức để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội gắn với việc không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, chứ tuyệt nhiên không phải với mục đích giành lấy lợi nhuận tối đa bằng mọi giá như chủ nghĩa tư bản làm. Nói cách khác cụ thể hơn, nếu dưới chủ nghĩa tư bản, kinh tế thị trường tồn tại như một thể chế kinh tế được chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa bảo vệ một cách vô điều kiện vì sự sinh tử của chính nó nhằm phục vụ giai cấp tư sản thì dưới chủ nghĩa xã hội, kinh tế thị trường được sử dụng như một phương tiện để đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế nhằm phục vụ toàn thể nhân dân lao động. Đó là sự khác biệt về chất giữa nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường định hướng XHCN mà chúng ta đã, đang xây dựng và phát triển.

Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN vận động theo những quy luật của kinh tế thị trường, nhưng phải bảo đảm phát triển bền vững. Đó là nền kinh tế dựa trên cơ sở nội lực và tận dụng mọi nguồn lực từ bên ngoài; bảo đảm tăng trưởng về khoa học – công nghệ, trình độ quản lý vĩ mô và vi mô, bảo đảm khả năng cạnh tranh, hạn chế được các rủi ro, tiêu cực, bảo vệ môi trưởng sống, môi trường sinh thái, sử dụng có hiệu quả tài nguyên và nguồn lực khác. Mặt khác, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập, nhưng phải bảo đảm giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm vững chắc bản chất xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Vai trò, chức năng của nhà nước trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và mở cửa được xác định xuất

phát từ những yêu cầu nêu trên. Mặt khác vai trò chức năng của nhà nước còn được xác định từ những căn cứ sau đây:

- Kinh tế có tầm quan trọng hàng đầu và có ý nghĩa quyết định, bởi vì xây dựng và phát triển kinh tế sẽ tạo lập cơ sở vật chất cho CNXH, mới bảo đảm thực hiện dân chủ được tốt hơn.

- Phải bảo đảm thể hiện được bản chất dân chủ của nhà nước XHCN, đồng thời phải căn cứ vào tình hình, đặc điểm của đất nước và thế giới, bảo đảm cho nhà nước ta thực hiện được các nhiệm vụ cụ thể đặt ra trong từng giai đoạn.

Từ những căn cứ nêu trên và xuất phát từ thực tiễn những năm đổi mới vừa qua, vai trò của nhà nước ta đang trong quá trình chuyển đổi từ chỗ là người trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh, phân phối sang một nhà nước có vai trò định hướng, điều tiết, phối hợp hướng dẫn một cách có kế hoạch nền kinh tế thị trường. Nhà nước đang trở thành người bảo vệ, bà đỡ, tạo lập môi trường và các điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế, ngăn chặn, hạn chế những mặt tiêu cực và khuyết tật của cơ chế thị trường, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ lợi ích của nhân dân và của xã hội.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong thực hiện dân chủ ở nước ta hiện nay (Trang 41)