Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong thực hiện dân chủ ở nước ta hiện nay (Trang 31)

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì trong bản thân bộ máy nhà nước của chúng ta vẫn còn một số tồn tại yếu kém, một sổ chức năng nhà nước chưa được thực hiện tốt gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực thi dân chủ ở nước ta.

Thứ nhất, cơ cấu bộ máy của các tổ chức trong hệ thống chính trị vẫn

còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian, công việc chồng chéo và có khi cản trở lẫn nhau, hoạt động còn kém hiệu quả, thiếu thống nhất, không thông suốt, gây phiền hà, chậm trễ trong công việc, lại làm tăng thêm biên chế và chi phí hành chính là một trong những nguyên nhân làm phát sinh nhiều tiêu cực.

Việc xây dựng luật của Quốc hội còn chậm và chưa đáp ứng được yêu cầu cần phải có luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội mới đang phát sinh hàng ngày trong cuộc sống.

Thẩm quyền, trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, người đứng đầu ở các cấp, các ngành chưa được chế định đồng bộ chặt chẽ. Đặc biệt việc phân định chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối họp giữa cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết, chậm khắc phục sự trùng lặp, chồng chéo, vướng mắc về chức năng, thẩm quyền làm ảnh hưởng đến sự thống nhất quyền lực và hiệu quả hoạt động của nhà nước.

Thứ hai, hệ thống cơ chế và chính sách về quản lý nhà nước chưa

được cải tiến kịp với quá trình đổi mới theo cơ chế quản lý của nền kinh tế thị trường.

Một mặt, hệ thống cơ chế và chính sách hiện nay vẫn tồn tại những kẽ hở để bọn xấu lợi dụng buôn lậu, tham nhũng và làm ăn phi pháp vừa tinh vi, vừa trắng trợn. Một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức thoái hoá biến chất, lợi dụng quyền thế để đục khoét tài sản công, đòi và nhận hối lộ, móc nối và bao che kẻ xấu để cùng làm giàu phi pháp. Tệ lãng phí xa hoa bằng tiền công còn rất nghiêm trọng. Đặc biệt là bọn ăn cắp, hám lợi, lừa đảo thông đồng trong - ngoài để rút ruột tài sản nhà nước và làm giàu bất chính. Mặt khác còn nặng về lối tư duy cũ, cơ chế xin - cho ban phát và bảo trợ từ ngân sách nhà nước, từ các mệnh lệnh theo ý muốn chủ quan của các cơ quan quản lý cấp trên. Do vậy quyền tự chủ, tự quyết định của các cơ quan và chính quyền cấp dưới bị tước bỏ, quyền tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về những quyết định cũng không còn. Điều đó vừa gây tâm lý ỷ lại nặng nề, dựa dẫm vào sự bảo trợ của nhà nước, vừa triệt tiêu sự năng động, sáng tạo của các cơ quan chính quyền cấp dưới.

Thứ ba, bệnh quan liêu còn phổ biến và nghiêm trọng. Tuy gần đây

có một số tiến bộ, nhưng ở các cơ quan hành chính ở Trung ương cũng như ở địa phương vẫn còn nhiều biểu hiện thiếu trách nhiệm, xa thực tế, cửa quyền, thiếu dân chủ và ý thức phục vụ, kể cả đối với dân và các doanh nghiệp cũng như đối với cấp dưới và cơ sở. Nhiều thông tin cần thiết không được công bố, phổ biến, hướng dẫn đầy đủ để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Mặc dù phương châm, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra đã được Đảng và Nhà nước đề ra và quán triệt sâu sắc, nhưng trên thực tế thì rất có nhiều việc người dân chỉ làm, mà không được biết, không được bàn và do đó cũng không được kiểm tra, thậm chí dân có biết nhưng không

Thứ tư, công cuộc cải cách nền hành chính tiến hành còn chậm, kỷ

luật, kỷ cương chưa nghiêm. Thời gian qua tuy đã có một số bước tiến về xây dựng thể chế, giảm bớt nhiều thủ tục phiền hà, nhưng hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở vẫn còn nhiều yếu kém, bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức chưa ngang tầm với sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Cải cách hành chính chưa đi liền với đổi mới đồng bộ hệ thống chính trị, nên kết quả bị hạn chế. Nhiều luật đã ban hành, có hiệu lực nhưng chậm cụ thể hoá và hướng dẫn thực hiện. Hệ thống bảo vệ pháp luật chưa đủ sức thiết lập và duy trì từ trật tự kỷ cương. Toà án kinh tế, Toà án hành chính chậm được tăng cường để xử lý các tranh chấp dân sự và giải quyết các vụ khiếu kiện cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức. Tình hình đó đang là trở lực của tiến trình đổi mới xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Hội đồng nhân dân các cấp tuy đã có nhiều đổi mới song cũng còn nhiều tồn tại phải khắc phục. Ở một số địa phương việc kiểm tra giám sát các hoạt động của uỷ ban nhân dân theo định kỳ không được thực hiện đầy đủ và hiệu quả. Có thể nói ở nhiều địa phương, hội đồng nhân dân vẫn chưa phát huy được chức năng của mình, giám sát được coi là khâu yếu nhất của Hội đồng nhân dân chưa được diễn ra thường xuyên, kịp thời, nội dung giám sát chưa sâu có khi chỉ mang tính hình thức. Các kiến nghị, đề xuất của giám sát chưa thể hiện rõ là tiếng nói của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Bên cạnh đó, việc ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã còn có nhiều hạn chế, đặc biệt là tính minh bạch công khai các công trình dự kiến đầu tư trên địa bàn cho dân biết theo pháp lệnh 34 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Một số nghị quyết ban hành sai thể thức, nội dung trái thẩm quyền, giải pháp thực hiện khiên cưỡng, không hợp lòng dân nên khi chỉ đạo triển khai thực hiện

Pháp lệnh thực hiện quy chế dân chủ ở cấp xã, phường, thị trấn đã nêu rất rõ vai trò và nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân xã trong việc thực hiện những nội dung của quy chế dân chủ. Ở nhiều địa bàn xã hiện nay, nhất là những nơi cấp uỷ Đảng ít quan tâm, không nhận thức đúng tầm quan trọng của Quy chế dân chủ đã xảy ra tình trạng coi thường quy chế. Một số nơi làm qua quit cho xong, thậm chí giao cho Mặt trận Tổ qốc hoặc một tổ chức đoàn thể thực hiện. Khi cần báo cáo lên cấp trên mới tổ chức một vài hoạt động mang tính đối phó.

Nguyên nhân những yếu kém:

Trước hết, đó là do điều kiện kinh tế. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, quyền dân chủ không thể cao hơn trình độ phát triển kinh tế văn hoá. Hiện thực lịch sử của đất nước ta đi lên CNXH xuất phát từ một nước nông nghiệp, sản xuất nhỏ nghèo nàn, lạc hậu. Vì vậy, cơ sở vật chất cho nhà nước bảo đảm các quyền cho công dân còn rất hạn chế. Hơn nữa nước ta quá độ đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN, chưa trải qua chế độ nhà nước pháp quyền tư sản và xã hội công dân nên còn thiếu kinh nghiệm lý luận và thực tiễn để tạo điều kiện cơ sở cho nhà nước thực hiện vai trò của mình trong việc thực hiện dân chủ trong xã hội.

Thứ hai, chúng ta xây dựng CNXH từ một xã hội mang nặng dấu vết

của một xã hội thực dân phong kiến, chưa có tập quán và truyền thống của một xã hội dân chủ, chưa trải quả nền dân chủ tư sản, do đó trình độ nhận thức về văn hoá dân chủ, văn hoá pháp luật còn nhiều hạn chế. Hơn nữa nhân dân ta lại phải chịu ảnh hưởng nặng nề của truyền thống dân chủ nông thôn, một tổ chức sinh hoạt của cộng đồng, làng xóm cư xử sao cho "trong ấm ngoài êm” mặc dầu về bản chất nó không được ấm êm như vậy. Do ảnh hưởng của Nho giáo trong đời sống nên dân ta có thói quen đặt tình cao hơn lý trong xử lý mọi vấn đề. Điều đó chứng tỏ nhân dân ta chưa quen

sống trong thiết chế pháp lý dân chủ. Ngoài ra một bộ phận dân cư không nhỏ có trình độ học vấn thấp, đời sống kinh tế khó khăn, người dân chỉ lo kiếm sống, ít quan tâm đến vấn đề chính trị, văn hoá xã hội nên họ chưa biết cách tiếp cận đến quyền dân chủ. Đứng trước những bất công, họ không biết nhờ vả vào ai, không biết sử dụng quyền dân chủ như thế nào.

Khi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược nước ta, thay cho sự thâm nhập các nhân tố có giá trị tích cực của dân chủ tư sản, chúng lại duy trì và khoác cho trật tự đẳng cấp phong kiến một cái áo khoác mới, hình thành một truyền thống bảo thủ, trái với nội dung dân chủ trong một xã hội công dân mà chúng ta cần xây dựng.

Hơn nữa chúng ta lại phải đương đầu với các cuộc chiến tranh xâm lược rất tàn khốc cũng như sự chống phá rất thâm độc của kẻ thù từ bên ngoài. Nhà nước ta đã được thiết lập gần 80 năm qua về bản chất là nhà nước thực thi quyền lực của nhân dân, nhà nước dân chủ hơn bất cứ nhà nước nào. Nhưng về cơ cấu tổ chức và vận hành, về những hình thức thực hiện dân chủ còn có những mặt hạn chế. Bởi vì nhà nước nói riêng và hệ thống chính trị nói chung đã được thiết lập ở nước ta trên cơ sở công hữu và kế hoạch hoá một cách hình thức, trong điều kiện chiến tranh nên cần phải tập trung quyền lực nhưng lại thiếu cơ chế cân bằng và kiểm soát quyền lực. Trên một ý nghĩa nào đó có thể nói, đó là nền dân chủ quân sự thời chiến, nghiêng về tập trung và hạn chế dân chủ. Đó là nguyên nhân cơ bản nảy sinh quan liêu, tham nhũng tha hoá quyền lực, gây ra các hiện tượng mất dân chủ.

Việc xây dựng nhà nước pháp quyền và nền dân chủ XHCN ở nước ta trong điều kiện đa dạng hoá các thành phần kinh tế, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư vào trong nước dưới nhiều hình thức khác nhau, đã tạo ra nhiều kẽ. hở cho chủ nghĩa đế quốc lợi dụng vấn đề dân chủ và tự do

kinh doanh để chống phá sự nghiệp, cách mạng của chúng ta bằng nhiều phương thức, thủ đoạn mới tinh vi hơn và khó nhận biết hơn. Cựu Tổng thống Mỹ Bin Clinton đã từng tuyên bố: "Bằng việc giúp đưa Việt Nam hoà nhập cộng đồng các dân tộc, việc bình thường hoá còn phục vụ lợi ích của chúng ta trong việc phấn đấu cho một nước Việt Nam tự do” và "tôi tin rằng việc bình thường hoá và tăng cường các cuộc tiếp xúc giữa người Mỹ và người Việt Nam sẽ thúc đẩy sự nghiệp tự do ở Việt Nam như đã từng diễn ra ở Đông Âu và Liên Xô trước đây" (Tuyên bố của Tổng thống Mỹ Bin Clintơn về việc bình thường hoá quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam ngày 11-7-1995). Điều này khiến chúng ta phải cảnh giác, cần có bước đi thận trọng trong vấn đề thực thi dân chủ sao cho các thế lực chống đối không thể lợi dụng để phá hoại nền dân chủ XHCN.

Nguyên nhân chủ quan, xét về mặt lý luận, chúng ta nhấn mạnh quá lâu tính năng cai trị giai cấp của nhà nước mà không có điều kiện nên dẫn đến việc coi nhẹ chức năng xã hội, chức năng phục vụ. Cũng như vậy là cách hiểu nhà nước hiển nhiên sở hữu toàn bộ quyền lực mà không thấy đó là quyền lực được uỷ nhiệm. Từ đó nảy sinh ra thái độ ban phát, quan hệ xin- cho trong hành xử công quyền. Ngoài ra, sự phân công giữa các cơ quan quyền lực nhà nước chưa rõ ràng và mang tính hình thức dẫn đến bộ máy nhà nước cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả, tệ quan liêu, hình thức giấy tờ vẫn còn tồn tại, trình độ đội ngũ cán bộ công chức chưa ngang tầm với nhiệm vụ, một bộ phận cán bộ suy thoái đạo đức, tham ô, cửa quyền, sách nhiễu dân xa rời thực tế, đặc biệt là một bộ phận không nhỏ những người có chức có quyền mặc dù đã có sự hiểu biết về pháp luật, thậm chí có những người còn nắm giữ những chức vụ quan trọng trong ngành pháp luật nhưng vẫn có thái độ coi thường pháp luật, tự đặt mình cao hơn pháp luật để mưu lợi ích cho cá nhân làm thất thoát tài sản của nhà nước, xâm

- Các cấp chính quyền nhà nước chưa làm tốt việc cụ thể hoá nghị quyết của Đảng về xây dựng nhà nước để có các chủ trương và giải pháp xử lý kịp thời những vấn đề mới phát sinh trong quá trình đổi mới. Đặc biệt là những vấn đề ngày càng bức xúc như tình trạng quan liêu, tham nhũng, thiếu trách nhiệm trong bộ máy nhà nước các cấp, thiếu những biện pháp tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương kiên quyết, hợp lý, đủ mạnh để tạo chuyển biến tích cực nhằm khắc phục những yếu kém vẫn còn đang tồn tại. Mặt khác các cơ quan nhà nước các cấp chưa phát huy được trách nhiệm trong việc tự đổi mới, tự chỉnh đốn, bảo đảm sự trong sạch, vững mạnh và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động ở các cơ quan đơn vị.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong thực hiện dân chủ ở nước ta hiện nay (Trang 31)