Tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng việt nam thịnh vượng (Trang 62)

b. Tình hình nợ quá hạn

2.2.3.3. Tình hình nợ xấu

Loại nợ này xảy ra và tồn đọng ở những doanh nghiệp vay vốn có tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính yếu kém, biểu hiện là sản xuất kinh doanh bị lỗ, nợ phải trả tăng, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán hoàn toàn. Thời hạn nợ tồn đọng khá lâu, có thể kéo dài trên một năm, 2 – 3 năm hoặc lâu hơn nữa và rất khó giải quyết.

Bảng 2.11: Tình hình nợ xấu bình quân và tỷ lệ nợ xấu của VPBank – Chi nhánh Bình Đinh giai đoạn 2010 - 2012

(ĐVT: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Số tiền Số tiền Số tiền (+/-) (%) (+/-) (%)

NXBQ - 8.198 10.216 8.198 819,80 2.018 24,62 NH - 2.869 3.576 2.869 286,90 707 24.64 TH - 4.099 5.108 4.099 409,90 1.009 24.62 DH - 1.230 1.532 1.230 123,00 302 24.55 TLNX (%) - 0,026 0,027 NH - 0,030 0,032 TH - 0,022 0,023 DH - 0,039 0,041

Qua Bảng 2.11: ta thấy Tổng nợ xấu bình quân tăng qua 3 năm; cơ cấu nợ xấu không có sự thay đổi qua 2 năm 2011 và 2012. Năm 2012 nợ xấu ở mức 10.216 triệu đồng tăng 2.018 triệu đồng tương ứng tăng 24,62% so với năm 2011.

Nợ xấu ngắn hạn năm 2011 là 2.869 triệu đồng, năm 2012 là 3.576 triệu đồng tăng 707 triệu đồng tương ứng tăng 24,64% so với năm 2011.

Nợ xấu trung hạn chiếm một nửa tỷ trọng trong tổng nợ xấu trong cả 2 năm 2011 và 2012, năm 2012 là 5.108 triệu đồng tăng 1.009 triệu đồng tương ứng tăng 24,62% so với năm 2011.

Nợ xấu dài hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nợ xấu chiếm 15% trong cả 2 năm. Nợ xấu dài hạn năm 2010 là 1.230 triệu đồng, năm 2012 là 1.532 triệu đồng tăng 302 triệu đồng tương ứng tăng 24,55% so với năm 2011.

Nợ xấu tăng qua 3 năm đây là biểu hiện không tốt, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của VPBank Bình Định và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vay vốn trong nền kinh tế.

Ta thấy tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng trong 2 năm 2011 và 2012. Tỷ lệ nợ xấu năm 2011 là 0,026%, năm 2012 tỷ lệ nợ xấu là 0,027%.

Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn năm 2011 là 0,030%; năm 2012 là 0,032% tăng 0,002% so với năm 2011.

Tỷ lệ nợ xấu trung hạn năm 2012 là 0,023 tăng 0,001% so với năm 2011. Tỷ lệ nợ xấu dài hạn năm 2012 là 0.039% tăng 0,002% so với năm 2011.

Nguyên nhân của việc nợ xấu tăng trong năm 2011-2012 chủ yếu do hai vấn đề sau gây nên: thứ nhất là do tổng dư nợ của ngân hàng tăng, thứ hai là do chủ trương thắt chặt tín dụng chống lạm phát, các ngân hàng đã cắt giảm hạn mức tín dụng. Đồng thời lãi suất tín dụng tăng cao, tình hình vay vốn của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn dẫn tới chi phí giá thành sản phẩm cao, lợi nhuận giảm, kèm theo đó là năng lực tài chính suy giảm, vốn luân chuyển chậm, không thực hiện đúng kế hoạch trả nợ ngân hàng dẫn tới nợ quá hạn tăng đột biến. Các doanh nghiệp khó khăn về tài chính đều gặp phải trở ngại trong việc thanh toán tiền hàng, việc thu tiền bán hàng chậm, doanh nghiệp không trả nợ

đúng hạn dẫn đến các ngân hàng phải điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ và chuyển nợ quá hạn vào các nhóm nợ thích hợp.

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng việt nam thịnh vượng (Trang 62)