Tình hình cho vay theo thời hạn của VPBank– Bình Định

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng việt nam thịnh vượng (Trang 50)

b. Quy trình nghiệp vụ tín dụng cá nhân: Quy trình này áp dụng cho các khách hàng là cá nhân có nhu cầu vay vốn phục vụ tiêu dùng, làm kinh tế gia đình hoặc vay

2.2.2.1. Tình hình cho vay theo thời hạn của VPBank– Bình Định

Bảng 2.4: Tình hình cho vay theo thời hạn của VPBank - Chi nhánh Bình Định giai đoạn 2010 - 2012

( ĐVT: Triệu đồng )

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Số tiền Số tiền Số tiền (+/-) (%) (+/-) (%)

DSCV 262.752 315.302 378.363 52.550 20,00 63.061 20,00

NH 170.631 185.776 229.175 15.145 8,87 43.399 23,36

TH 67.654 102.158 114.455 34.504 51,00 12.297 12,04

DH 24.467 27.368 34.733 2.901 11,86 7.365 26,91

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của VPBank Bình Định giai đoạn 2010 - 2012)

Qua Bảng 2.4 ta thấy: doanh số cho vay liên tục tăng qua các năm, năm 2011 DSCV là 315.302 triệu đồng tăng so với năm 2010 là 20,00% tương ứng 52.550 triệu đồng đến năm 2012 vẫn tăng 20% so với năm 2011 tương ứng tăng 63.061 triệu đồng.

DSCV ngắn hạn năm 2010 là 170.631 triệu đồng đến năm 2011 là 185.766 triệu đồng với mức tăng 15.145 triệu đồng tương ứng tăng 8,87%; năm 2012 DSCV ngắn hạn là 229.175 triệu đồng tăng 43.399 triệu đồng tương ứng tăng 23,36% so với năm 2011. Ta thấy từ 2011 -2012 cho vay ngắn hạn tăng mạnh hơn so với năm 2010 – 2011.

DSCV trung hạn năm 2010 là 67.654 triệu đồng đến năm 2011 là 102.158 triệu đồng với mức tăng 34.504 triệu đồng tương ứng tăng 51,00%; năm 2012 DSCV trung hạn 114.455 triệu đồng tăng 712.297 triệu đồng tương ứng tăng 12,04% so với năm 2011. DSCV dài hạn năm 2010 là 24.467 triệu đồng đến năm 2011 là 27.368 triệu đồng với mức tăng là 2.901 triệu đồng tương ứng tăng 11,86%; năm 2012 DSCV dài hạn là 34.733 triệu đồng tăng 7.365 triệu đồng tương ứng tăng 26,91% so với năm 2011.

Biểu đồ 2.4: Tình hình cho vay theo thời hạn của VPBank - Chi nhánh Bình Định giai đoạn 2010- 2012

ĐVT: ( triệu đồng ) (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012)

Không chỉ qua Bảng 2.4 mà qua biểu đồ ta thấy rõ tình hình cho vay theo thời hạn tăng đều qua các năm. Nhìn chung thì tỷ trọng DSCV ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng DSCV. Tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn chiếm 64,94% tương ứng 170.631 triệu đồng trong tổng doanh số cho vay năm 2010, năm 2011 là 58,92% tương ứng 185.776

triệu đồng, năm 2012 tăng lên 43.399 triệu đồng tương ứng tăng 123,36% so với năm 2011. Ta thấy tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn trong năm 2011 giảm vì ở năm này ngân hàng tăng cường hoạt động cho vay trung hạn nên doanh số cho vay trung hạn tăng lên khá cao, từ 67.654 triệu đồng năm 2010 tăng lên 102.158 triệu đồng năm 2011, năm 2012 doanh số cho vay trung hạn giảm so với năm 2011 nhưng không đáng kể.

2.2.2.2. Tình hình cho vay theo loại hình kinh tế của VPBank – Bình Định

Bảng 2.5: Tình hình cho vay theo loại hình kinh tế của VPBank - Chi nhánh Bình Định giai đoạn 2010 - 2012

( ĐVT: Triệu đồng )

Chỉ tiêu

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Số tiền Số tiền Số tiền (+/-) (%) (+/-) (%)

CTCP 47.295 56.754 64.322 9.459 20,00 7.568 13,33 CT TNHH 57.805 69.367 87.023 11.562 20,00 17.65 6 25,45 DNTN 65.688 66.214 79.456 562 0,86 13.24 2 20,00 CN 91.964 122.967 147.562 31.003 33,71 24.59 5 20,00 Tổng 262.752 315.302 378.363 52.550 20,00 6.306 2,00

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của VPBank Bình Định giai đoạn 2010 - 2012)

Qua Bảng 2.5: ta thấy do sự tăng trưởng khá ổn định của tổng doanh số cho vay trong giai đoạn 2010 - 2012 nên doanh số cho vay theo thành phần kinh tế cũng tăng trưởng khá ổn định.

Cho vay CTCP năm 2011 là 56.754 triệu đồng tăng 9.459 triệu đồng tương ứng tăng 20,00% so với năm 2010; năm 2012 là 64.322 triệu đồng tăng 7.568 triệu đồng tương ứng tăng 13,33% so với năm 2011.

Cho vay đối với CT TNHH năm 2011 là 69.367 triệu đồng tăng 11.562 triệu đồng tương ứng tăng 20,00% so với năm 2010; năm 2012 là 87.023 triệu đồng tăng 17.656 triệu đồng tương ứng tăng 25,45% so với năm 2012.

Cho vay đối với DNTN năm 2011 là 65.688 triệu đồng tăng 32.003 triệu đồng tương ứng tăng 0,86% so với năm 2010; năm 2012 là 79.456 triệu đồng tăng 13.242 triệu đồng tương ứng tăng 20,00% so với năm 2011.

Nhìn chung doanh số cho vay theo loại hình kinh tế cá nhân chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tỷ trọng cho vay theo loại hình kinh tế. Ở giai đoạn 2010-2012, VPBank Bình Định đã đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay cho các loại hình kinh tế cá nhân. Việc này cũng phù hợp với đề án tái cơ cấu của VPBank giai đoạn 2008-2010 nhằm đa dạng hóa khách hàng, phân tán rủi ro. Năm 2010, cho vay đối với cá nhân là 91.964 triệu đồng thì sang 2011 là 122.967 triệu đồng tăng 33,71%; năm 2012 doanh số cho vay cá nhân là 147.562 triệu đồng, tăng 24.595 triệu đồng tương ứng tăng 20,00% so với 2011.

Hiện nay, VPBank Bình Định đã từng bước chuyển dịch tăng dần sang hướng đa dạng hóa khách hàng, từng bước chọn lọc khách hàng, tập trung cho vay những doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ.

Xem biểu đồ sau để thấy rõ hơn:

Biểu đổ 2.5: Tình hình cho vay theo loại hình kinh tế của VPBank - Chi nhánh Bình Định giai đoaạn 2010 – 2012

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của VPBank Bình Định giai đoạn 2010 - 2012)

Với chủ trương tăng dần tỷ trọng cho vay đối với cá nhân và công ty TNHH phù hợp với xu hướng phát triển chung của thời đại. Mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trong kinh doanh, VPBank Bình Định nên tập trung lựa chọn khách hàng, cho vay các khách hàng có thiện chí và năng lực trả nợ khi vay tiền để giảm thiểu rủi ro nhất cho chi nhánh mình.

Qua Biểu đồ 2.5 trên ta thấy doanh số cho vay các loại hình kinh tế trong 3 năm qua cũng khá ổn định. Mặc dù, doanh số cho vay vẫn tiến triển tăng đều qua các năm,

nhưng việc cho vay đối với loại hình công ty cổ phần có tăng nhưng còn rất nhỏ, vì việc vay vốn đối với khu vực này còn nhiều hạn chế, do không đảm bảo những điều kiện vay vốn và qui định nhiều chế tài tín dụng. Cho nên NH cần giúp đỡ những loại hình này nhất là trong lĩnh vực tư vấn đối với loại hình kinh tế có vốn đầu tư lớn để có thể giảm thiểu rủi ro đầu vào. Đây là công việc nhằm phát huy khả năng huy động vốn của NH và tạo điều kiện cung cấp vốn cho loại hình kinh tế này làm ăn hiệu quả.

Hiện nay với cơ chế kinh doanh ngày càng thông thoáng đồng thời với sự khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần của UBND Tỉnh đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn tại NH, do đó mà doanh số cho vay của chi nhánh VPBank Bình Định.

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng việt nam thịnh vượng (Trang 50)