Tình hình sử dụng vốn

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng việt nam thịnh vượng (Trang 39)

BAN GIÁM ĐỐC Phòng

2.1.5.2. Tình hình sử dụng vốn

Đối với các ngân hàng sau khi huy động vốn, vấn đề quan trọng đặt ra tiếp sau đó là phải sử dụng nguồn vốn huy động sao cho có hiệu quả và mang lại lợi nhuận tối đa. Đây là vấn đề các ngân hàng thương mại cần phải quan tâm và chú trọng. Một trong những hoạt động mà VPBank- Chi nhánh Bình Định đưa ra để sử dụng vốn huy động là cho vay, trong đó chủ yếu là cho vay cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngắn hạn. Trong các nghiệp vụ Ngân hàng, nhất là từ khi ngành Ngân hàng chuyển sang hạch toán kinh doanh độc lập thì nghiệp vụ quan trọng hàng đầu đóng vai trò chủ đạo và được chú trọng nhất là nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ mũi nhọn quyết định sự sống còn và phát triển của mỗi Ngân hàng thương mại. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề quan trọng và cần thiết với VPBank- Chi nhánh Bình Định để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình trong một môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt và quyết liệt như hiện nay. Để nắm rõ hơn điều này ta đi vào tìm hiểu các hoạt động tín dụng chính của VPBank- Chi nhánh Bình Định trong thời gian qua.

Dưới đây là bảng tình hình cho vay vốn theo thời hạn vay của VPBank- Chi nhánh Bình Định. Ta có bảng số liệu sau:

Bảng 2.2: Tổng hợp tình hình cho vay theo thời hạn của VPBank - Chi nhánh Bình Định giai đoạn 2010- 2012 ĐVT: Triệu đồng. Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 (+/-) (%) (+/-) (%) 1. DSCV 262.752 315.302 378.363 52.550 120,00 63.061 120,00 2. DSTN 131.376 186.156 264.854 54.780 141,70 78.698 142,28 3. DNCV 210.202 283.772 302.690 73.570 135,00 18.918 106,67 4. NXBQ 0 8.198 10.216 8.198 0,00 2.018 124,62 5. TLNX (%) 0 0,026 0,027

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012)

Qua Bảng 2.2 ta thấy, DSCV liên tục tăng qua các năm. Tốc độ tăng trưởng năm 2011 tăng so với năm 2010 là 20% tương ứng 52.550 triệu đồng đến năm 2012 vẫn tăng 20% so với năm 2011 tương ứng tăng 63.061 triệu đồng.

Bên cạnh DSCV thì DSTN cũng tăng nhanh, trong năm 2010 DSTN là 131.376 triệu đồng, năm 2011 là 186.156 triệu đồng, tăng lên 54.780 triệu đồng với tốc độ tăng là 141,7%. Sang năm 2012 thì DSTN là 264.854 triệu đồng, có tốc độ tăng trưởng là 42,28%, tương ứng tăng 78.698 triệu đồng so với năm 2011. Từ những nhận xét trên ta thấy rõ khả năng thu nợ của ngân hàng là tương đối tốt, điều này làm tăng khả năng hoạt động của chi nhánh, nâng cao hiệu quả kinh doanh, và tạo đà phát triển trong thời gian sắp tới của ngân hàng.

Vì DSCV và DSTN đều tăng nên DNCV cũng tăng theo. Năm 2010, DNCV là 210.202 triệu đồng đến năm 2011 tăng lên 283.772 triệu đồng, tăng 73.570 triệu đồng

tương ứng tăng 35% so với năm 2010. Và đến năm 2012 DNCV là 302.690 triệu đồng, tăng 18.918 triệu đồng tương ứng tăng 6,67%.

Cũng từ Bảng 2.2 ta thấy, NXBQ và TLNX năm 2010 không có, VPBank- Chi nhánh Bình Định mới thành lập và đi vào hoạt động trong năm 2008 những khoản vay có thể chưa đến thời gian đáo hạn nên có thể chưa phát sinh những khoản nợ quá hạn và nợ xấu. Bước sang năm 2011 NXBQ là 8.198 triệu đồng, đến năm 2012 NXBQ là 10.26 triệu đồng tăng 2.018 triệu đồng tương ứng tăng 24,62% so với năm 2011. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng chưa tốt, chính sách thu hồi nợ của ngân hàng chưa hiệu quả, vốn của ngân hàng bị chiếm dụng nhiều. Nguyên nhân của việc tăng này là do trong thời gian này lạm phát tăng cao, thị trường chứng khoán và bất động sản giảm mạnh đã tác động tiêu cực đến tình hình tài chính của các doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân. Tuy nhiên nó vẫn thấp hơn so với trung bình ngành nên hoạt động kinh doanh của ngân hàng vẫn được đảm bảo. TLNX năm 2010 là không có đó là điều dễ hiểu vì năm này NXBQ không có. Sang năm 2011 TLNX tăng lên nhưng không đáng kể, TLNX năm 2011 là 0,026%. Bước sang năm 2012, vì NXBQ tăng nên TLNX cũng tăng lên 0,027% là điều dễ hiểu. Chúng ta sẽ thấy rõ hơn qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2: Tình hình cho vay theo thời hạn của VPBank - Chi nhánh Bình Định giai đoạn 2010- 2012

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh năm 2010 – 2012)

Nhìn chung trong giai đoạn này VPBank- Chi nhánh Bình Định cũng đã có những chủ trương đảm bảo tăng trưởng tín dụng phù hợp với nguồn vốn huy động được đã rất kịp thời trong việc đảm bảo an toàn tín dụng và thanh khoản cho hệ thống. Đồng thời phát triển tín dụng theo hướng tập trung vốn cho các nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh, kiểm soát chặt chẽ cho vay, tích cực xử lí nợ xấu, các tỉ lệ cho vay luôn nằm trong mức an toàn và được phép.

Như vậy, để hoàn thành mục tiêu trở thành NH bán lẻ hàng đầu Việt Nam, thì nhìn chung hoạt động sử dụng vốn của VPBank- Chi nhánh Bình Định trong 3 năm đã đạt kết quả tốt, DSCV và DSTN đều cao, DNCV ở mức hợp lí và an toàn, NXBQ luôn thấp hơn mức cho phép, chi nhánh đã cố gắng đa dạng hóa các hình thức đảm bảo cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng về nặt thủ tục cũng như thời gian. Vì vậy, doanh số cho vay qua các năm đều tăng cao và chất lượng tín dụng vẫn được đảm bảo. Đây là một điều đáng khen ngợi, góp phần vào sự tăng trưởng tín dụng chung của VPBank.

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng việt nam thịnh vượng (Trang 39)