Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng việt nam thịnh vượng (Trang 42)

BAN GIÁM ĐỐC Phòng

2.1.5.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu của bất kì một tổ chức kinh doanh nào. Lợi nhuận là hiệu số giữa tổng thu nhập và chi phí, lợi nhuận là yếu tố cụ thể nhất nói lên mức độ thành công trong hoạt động kinh doanh của NH. Việc tăng lợi nhuận trong NH không chỉ có lợi cho các cổ đông cũng như nhân viên mà còn là tăng lợi nhuận cho KH của mình, để đạt được điều này là không dễ. VPBank Bình Định đã không ngừng tìm các biện pháp tối ưu nhất để quản lý tốt các khoản mục tài sản có, nhất là các khoản mục cho vay và đầu tư, quản lý việc chi tiêu mua sắm, công tác phí trên tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Qua Bảng 2.3 dưới đây ta thấy tình hình kinh doanh của VPBank Bình Định ngày càng đạt hiệu quả cao, thể hiện các chính sách của NH đang đi là đúng và hứa hẹn sẽ đạt hiệu quả cao hơn nữa trong tương lai.

Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của VPBank - Chi nhánh Bình Định giai đoạn 2010 - 2013

(ĐVT: Triệu đồng )

Chỉ tiêu Số tiền2010 Số tiền2011 Số tiền2012 (+/-)2011/2010(%) (+/-)2012/2011(%)

1. DT 25.114 35.497 47.500 10.383 41,34 12.003 33,81DT từ HĐTD 21.066 29.386 39.709 8.320 39,49 10.323 35,13 DT từ HĐTD 21.066 29.386 39.709 8.320 39,49 10.323 35,13 DT từ phí HĐDV 2.528 4.286 5.765 1.758 69,54 1.479 34,51 DT khác 1.520 1.825 2.026 305 20,07 201 11,01 2. CP 19.489 25.217 36.240 5.728 29,39 11.023 43,71 CP HĐDV 17.580 22.747 32.690 5.167 29,39 9.943 43,71 CP HĐTD 1.005 1.300 1.868 295 29,35 568 43,69 CP HĐKD 502 650 934 148 29,48 284 43,69 CP khác 402 520 748 118 29,35 228 43,85 3. LN 5.625 10.280 11.260 4.655 82,76 980 9,53

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012)

Qua Bảng 2.3 ta thấy: tình hình kinh doanh tại VPBank - chi nhánh Bình Định đang có những bước chuyển biến tích cực.

Lợi nhuận đạt được của chi nhánh tăng lên qua các năm với tốc độ tăng trưởng cao. Từ 5.625 triệu đồng năm 2010 tăng lên đến 10.280 triệu đồng vào năm 2011 với tốc độ tăng 82,76% tương ứng tăng 4.655 triệu đồng. Năm 2012 LN đạt 11.260 triệu đồng tăng 980 triệu đồng tương ứng tăng 9,53% so với năm 2011. LN tăng nhanh và đạt dương là do tổng thu tăng cao và tổng chi cũng tăng nhưng thu lớn hơn chi.

Doanh thu năm 2011 là 35.497 triệu đồng tăng 10.383 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 41,34 % so với năm 2010; năm 2010 do chi nhánh mới đi vào hoạt động trong một thời gian ngắn (3 năm từ năm 2008) nên còn gặp nhiều khó khăn, khách hàng còn e ngại với ngân hàng mới, mặt khác nền kinh tế chỉ mới phục hồi sau cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008 nên tổng thu còn khá khiêm tốn. Tuy nhiên do trong năm 2011, nước ta xảy ra lạm phát, mặt bằng lãi suất tăng cao, giá vàng trên thị trường biến động thất thường nên doanh thu cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Bước sang năm 2012 do hệ lụy của năm 2011 để lại làm cho tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, theo đó là các chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN đã gây khó khăn cho huy động vốn và căng thẳng gia tăng trong vấn đề thanh khoản của các ngân hàng. Từ đó làm cho tốc độ tăng trong giai đoạn này chỉ đạt 33,81% thấp hơn so với giai đoạn trước. Trong đó phần lớn doanh thu từ hoạt động tín dụng, từ 21.066 triệu đồng năm 2010 lên 39.709 triệu đồng năm 2012. Có được kết quả này là do chi nhánh đã tập trung chú trọng đến hoạt động tín dụng, ưu đãi về mặt lãi suất, thủ tục đơn giản nhanh chóng, tạo nền tảng vững chắc để thu hút khách hàng đến với mình. Qua đó ta thấy hoạt động tín dụng là một hoạt động chính của chi nhánh.Bên cạnh hoạt động tín dụng thì huy động vốn cũng mang lại thu nhập đáng kể cho ngân hàng, năm 2011 con số này là 4.286 triệu đồng so với năm 2011 tăng 1.758 triệu đồng với tốc độ tăng là 69,54%; năm 2012 là 5.765 triệu đồng tăng 1.479 triệu đồng với tốc độ tăng là 34,51% so với năm 2011. Ngoài ra thu từ dịch vụ khác của ngân hàng cũng tăng qua các năm.

Bên cạnh sự tăng lên của doanh thu là sự tăng lên của chi phí. Tổng chi năm 2011 là 25.217 triệu đồng tăng 5.728 triệu đồng tương ứng tăng 29.39% so với năm 2010. Có sự tăng lên như vậy là do trong năm này nền kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng đang trên đà phục hồi nhưng chưa ổn định. Bước sang năm 2012, chi phí của ngân hàng tăng cao tăng 11.023 triệu đồng tương ứng tăng 43,71% so với năm 2011. Sở dĩ có sự tăng mạnh như vậy là do giai đoạn này kinh tế gặp nhiều khó khăn, để thu hút được khách hàng ngân hàng đã đầu tư nhiều trong công tác quảng cáo, đồng thời chi phí trong các hoạt động như chi trả lãi tiền gửi, tiền vay cao làm cho tổng chi phi tăng cao. Tuy nhiên điều này cũng chứng tỏ rằng việc huy động vốn của ngân hàng là khá hiệu

quả, đã thu hút được khách hàng. Còn các chi phí khác thì ổn định không có sự thay đổi gì nhiều.

Như vậy, mức tăng doanh thu tăng nhanh hơn so với mức tăng của chi phí dẫn đến lợi nhuận của ngân hàng tăng khá cao, ta có tổng chi phí tăng cùng tốc độ tăng của doanh thu đã làm cho lợi nhuận tăng, ngân hàng đã quản lí tốt các chi phí nên đã không làm cho các chi phí tăng lên quá nhiều mà chỉ tăng ở mức cần thiết có thể chấp nhận được, ngân hàng hoạt động có hiệu quả đảm bảo tốc độ tăng trưởng ổn định. Đó cũng là kết quả tất yếu cho sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ, công nhân viên cả chi nhánh. Để hiểu rõ hơn về kết quả kinh doanh của ngân hàng; thể hiện rõ ở biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ kết quả kinh doanh của VPBank - Chi nhánh Bình Định giai đoạn 2010-2012

ĐVT: ( triệu đồng) (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012)

Qua Biểu đồ 2.3: ta thấy doanh thu, chi phí và lợi nhuận đều tăng đều, chứng tỏ VPBank - chi nhánh Bình Định hoạt động ngày càng hiệu quả. Ngân hàng đã không ngừng đưa ra nhiều chính sách khuyến mãi, quảng bá thương hiệu, có chính sách quan tâm đặc biệt với những khách hàng thường xuyên có giá trị giao dịch lớn. Bên cạnh đó, ngân hàng đã thực hiện đổi mới công nghệ, trang bị máy móc để phục vụ cho khách hàng và nhân viên một cách tốt nhất. Ngoài ra ngân hàng còn tổ chức giao lưu với nhiều tổ chức kinh tế như đã kí thỏa thuận hợp tác với BIDV, mở rộng quy mô hoạt động làm cho thương hiệu của ngân hàng càng được nhiều người biết đến vì thế đã thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch với ngân hàng, làm tăng nhanh lợi nhuận cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng việt nam thịnh vượng (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w