Khái quát chung về Công ty Cổ phần Công nghiệp Lộc Sơn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Lộc Sơn (Trang 27)

Thang Long University Library

2.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần Công nghiệp Lộc Sơn

Quá trình hình thành và phát triển

2.1.1.

 Tên công ty: Công ty Cổ phần Công nghiệp Lộc Sơn

 Tên viết tắt: LSC

 Địa chỉ: Số 16 – BT3 khu đô thị mới Cổ Nhuế - Xuân Đỉnh, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội

 Ngƣời đại diện: Ông Nguyễn Ngọc Hùng

 Mã số thuế: 4900663737

 Điện thoại: (04) 33771888

 Di động: 0948.342.288

 Vốn điều lệ: 90.000.000.000 VNĐ (Chín mƣơi tỷ đồng)

Công ty Cổ phần Công nghiệp Lộc Sơn thành lập ngày 05/07/2011 là một Công ty vừa và nhỏ, thành lập trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế thị trƣờng, nhƣng công ty đã vƣợt qua nhiều khó khăn và dần dần đi lên phát triển lớn mạnh. Công ty đã không ngừng nỗ lực phát triển để hoàn thiện hơn. Hiện nay thị phần của của Công ty đã phần nào ổn định, đƣợc các bạn hàng và đối tác tín nhiệm, hoạt động kinh doanh ngày một hiệu quả hơn.

Đặc điểm ngành nghề kinh doanh

2.1.2.

Công ty Cổ phần Công nghiệp Lộc Sơn đã có giấy phép kinh doanh và hoạt động kinh doanh trong một số lĩnh vực sau:

 Bán buôn vật liệu thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng, buôn bán gạch xây, ngói đá, cát sỏi, bán buôn kính xây dựng, bán buôn sơn, véc ni, bán buôn gạch ốp lát và thiết bị vệ sinh, bán buôn đồ ngũ kim;

 Bán buôn, bán lẻ đồ dùng khác cho gia đình, đồ ngũ kim, sơn, kính;

 Lắp đặt hệ thống điện;

 Lắp đặt hệ thống cấp thoát nƣớc lò sƣởi và điều hòa không khí;

 Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp;

 Hoàn thiện công trình xây dựng.

28

Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

2.1.3.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính) Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:

 Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty có nhiệm vụ:

 Thảo luận và thông qua Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty;

 Bầu HĐQT và ban kiểm soát;

 Quyết định chiến lƣợc, kế hoạch phát triển trung hạn va kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty.

 HĐQT: Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, gồm những thành viên do Đại hội đồng cổ đông đề ra, có quyền đại diện Công ty đại diện cho Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi của Công ty giữa các kỳ đại hội, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

 Ban kiểm soát: Là tổ chức thay mặt cho Cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành Công ty. Khi có yêu cầu của cổ đông có thể kiểm tra bất thƣờng, can thiệp vào hoạt động của Công ty khi cần thiết.

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị Ban giám đốc Phòng Kinh doanh Phòng Tổ chức - Hành chính Phòng Kế toán tổng hợp Ban kiểm soát

29  Ban giám đốc:

 Giám đốc Công ty: Là ngƣời điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty do HĐQT bổ nhiệm. Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm trƣớc Nhà nƣớc, HĐQT về công tác quản lý điều hành sản xuất kinh doanh.

 Phó giám đốc: Giúp điều hành hoạt động của Công ty, thay mặt Giám đốc giải quyết mọi công việc khi đƣợc Giám đốc ủy quyền.

 Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ tham mƣu cho lãnh đạo DN trong công tác định hƣớng hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, đề xuất điều hòa chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên: khai thác quản lý, tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế; kiểm tra giám sát chỉ đạo đôn đốc các đơn vị thành viên thực hiện nhiêm vụ sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật đem lại hiệu quả kinh tế cao; trực tiếp tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tổ chức tiếp thị, thông tin quảng cáo, tích cực khai thác mặt hàng mới, thị trƣờng mới.  Phòng Tổ chức – Hành chính: Là thành viên thƣờng trực của Hội đồng thi đua

và hội đồng kỷ luật Công ty. Xây dựng bộ máy hành chính nhân sự cả Công ty, các chuẩn mực và tiêu chuẩn công việc. Phòng thực hiện các nghiệp vụ nhƣ tuyển nhân viên, chấm dứt hợp đồng lao động, bố trí nhân viên vào các công việc phù hợp, quy hoach cán bộ, xây dựng chƣơng trình đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ tay nghề cho Cán bộ công nhân viên toàn DN. Lập kế hoạch chi tiêu, định mức chi phí cho công ty và các phòng ban.

 Phòng kế toán tổng hợp: Chịu sự điều hành trực tiếp của giám đốc, tổ chức hạch toán kế toán về các hoạt động của công ty theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nƣớc. Phòng kế toán có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh một cách đầy đủ chính xác hoạt động kinh doanh phát sinh trong Công ty, phân tích đánh giá tình hình tài chính nhằm cung cấp thông tin cho giám đốc quyết định.

30

Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và các chính sách kế toán áp dụng tại Công

2.1.4.

ty Cổ phần Công nghiệp Lộc Sơn

2.1.4.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán

(Nguồn: Phòng Kế toán) Chức năng, nhiệm vụ của phòng Kế toán

 Kế toán trƣởng (kiêm Kế toán tổng hợp): Là ngƣời đứng đầu bộ máy kế toán có nhiệm vụ phụ trách chung, chịu trách nhiệm hƣớng dẫn, kiểm tra công việc do kế toán viên thực hiện, chịu trách nhiệm trƣớc Ban giám đốc, cơ quan chủ quản về số liệu cung cấp.

 Kế toán vốn bằng tiền: Theo dõi dòng tiền thu vào và dòng tiền chi ra của tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Khi có chênh lệch giữa sổ kế toán tiền mặt (với sổ của thủ quỹ và sổ kế toán tiền gửi ngân hàng với sổ phụ ngân hàng thì kế toán cần tìm ra nguyên nhân chênh lệch và điều chỉnh kịp thời.

 Kế toán bán hàng: Theo dõi tình hình hàng nhập xuất tồn, phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến hàng hóa lên sổ chi tiết, theo dõi tình hình bán hàng của Công ty.

 Kế toán tiền lƣơng và các khoản khác: Chịu trách nhiệm tính lƣơng cho cán bộ công nhân viên sau khi có tổng hợp ngày công của phòng Tổ chức – hành chính đƣa ra. Theo dõi việc tính lƣơng, thƣởng, trích nộp quỹ, BHXH, BHYT,…  Kế toán công nợ, thanh toán: Quản lý các khoản nợ phải thu và phải trả theo nội

dung công nợ (Công nợ với ngƣời mua, ngƣời bán, Ngân sách Nhà nƣớc, cán bộ công nhân viên, …). Hàng tháng lập biên bản đối chiếu công nợ với ngƣời mua, ngƣời bán. Và lên báo cáo công nợ hàng tháng.

Kế toán trƣởng Kế toán bán hàng Kế toán tiền lƣơng và các khoản khác Kế toán vốn bằng tiền Kế toán công nợ, thanh toán Kế toán TSCĐ và các khoản chi phí Thủ quỹ

31

 Kế toán TSCĐ và các khoản chi phí: Theo dõi mọi biến động của TSCĐ dùng trong Công ty và các khoản chi phí phát sinh trong ngày, cùng bộ phận kỹ thuật định kỳ kiểm kê lại toàn bộ tài sản và bảo dƣỡng lại máy móc cho các bộ phận.  Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt thu chi có lệnh và chứng từ hợp lý.

2.1.4.2.Chính sách kế toán áp dụng

- Chế độ kế toán áp dụng theo: Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính.

- Niên độ kế toán: Từ 01/01/N đến 31/12/N.

- Đơn vị tiền tệ đang sử dụng trong ghi sổ kế toán: Đồng Việt Nam (VNĐ) .

- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Hình thức sổ “ Nhật ký chung”. Có sử dụng Excel trên máy vi tính trong kế toán bán hàng.

- Phƣơng pháp tính thuế GTGT: theo phƣơng pháp khấu trừ.

- Phƣơng pháp khấu hao TSCĐ: theo phƣơng pháp đƣờng thẳng.

- Phƣơng pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên.

- Phƣơng pháp tính giá hàng tồn kho: theo phƣơng pháp bình quân sau mỗi lần nhập.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Lộc Sơn (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)