- Bộ phận giám định chi: chuyên theo dõi bệnh viện khám chữa bệnh
HCSN, Đ, ĐT
Đ, ĐT 3125 37,39 3157 35,63 3261 35,03 3287 33,73 DNNN 235 2,81 149 1,68 145 1,56 132 1,36 DN NQD 3171 37,94 3497 39,46 3742 40,21 4025 41,30 HTX 354 4,24 382 4,31 409 4,39 416 4,27 Xã, phường 321 3,84 327 3,69 335 3,59 342 3,51 DN VĐT NN 547 6,54 685 7,73 768 8,25 915 9,39 Hộ SXKD 78 0,93 83 0,94 105 1,13 142 1,46 NCL 526 6,29 581 6,56 543 5,83 487 4,98 Tổng 8.357 100 8 .861 100 9. 308 100 9.745 100 (Nguồn: BHXH thị xã Chí Linh)
Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy, số lao động tham gia BHXH trên địa bàn thị xã Chí Linh tăng lên nhanh chóng tuy nhiên cơ cấu số lao động tham gia các khối ngành có sự chênh lệch khá lớn và có một số đặc điểm đáng chú ý như sau:
Khối ngành DNNQD và khối doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài:
Đây là hai khối ngành có số lao động tham gia BHXH tăng khá nhanh. Năm 2009 số lao động tham gia BHXH ở khối ngành ngoài quốc doanh mới chỉ là 3171 người (chiếm 37,94%) nhưng đến năm 2012 số lao động đã tăng lên đến 4025 người (chiếm 41,31%), tăng 26,93% tương đương tăng 854 người so với năm 2009. Đây là khối ngành tăng nhanh nhất và còn có tiềm năng tăng nhanh hơn nữa do quá trình cổ phần hóa các Doanh nghiệp nhà nước. Đối với khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, số lao động cũng có sự chuyển biến rõ rệt, năm 2009 số lao động tham gia 547
người (chiếm 6,54%) đến năm 2012 con số này đã tăng lên là 915 người (chiếm 9,04%), tăng gần gấp đôi so với năm 2009.
Khối ngành HCSN, Đảng, Đoàn có số lượng lao động tham gia BHXH cao thứ 2. Số lao động tham gia tăng lên từng năm nhưng tốc độ tăng chậm và tỷ trọng có xu hướng giảm xuống. Năm 2009 số lao động tham gia BHXH là 3125 người (chiếm 37.39%) đến năm 2012 số lao động tham gia BHXH tăng lên là 3287 người (chiếm 33.73%). Sau 4 năm số lao động chỉ tăng thêm 162 người. Nguyên nhân là do khối ngành này hoạt động tương đối ổn định và số đơn vị tham gia BHXH cũng chỉ tăng nhẹ từ 78 đơn vị lên 82 đơn vị.
Khối doanh nghiệp nhà nước: cùng với sự suy giảm của số đơn vị SDLĐ tham gia BHXH thì số lao động cũng có sự suy giảm tương ứng. Năm 2009 số đơn vị SDLĐ đang hoạt động là 6 đơn vị tương ứng số lao động tham gia BHXH là 235 người (chiếm 2,81%). Đến năm 2012 số đơn vị SDLĐ giảm xuống còn 4 đơn vị và số lao động tiếp tục cắt giảm xuống còn là 132 người (chiếm 1,36%).
Khối ngoài công lập: Đây là khối ngành mà số lao động tham gia thường xuyên có sự biến động tăng, giảm không thường xuyên gây không ít khó khăn cho các cán bộ làm công tác quản lý thu BHXH. Năm 2009 số lao động tham gia BHXH là 526 người, năm 2010 tăng lên là 581 người, đến năm 2011-2012 số lao động tham gia giảm xuống, hiện nay số người tham gia chỉ còn là 487 người, thấp hơn so với năm 2009. Nguyên nhân chính là do người lao động của khối ngành này chủ yếu là các giáo viên dạy hợp đồng của các trường mầm non tư thục, các trường học tư nhân nên tiền lương thấp và khả năng gắn bó với công việc không cao, thường xuyên thay đổi nơi làm việc. Chính vì vậy mà người lao động ở khối ngành này thường không mặn mà với việc tham gia BHXH.
Khối ngành hộ SXKD cá thể, tổ HT có số lao động tham gia ít nhất trong tất cả các khối ngành do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, nguồn vốn kinh doanh hạn chế. Tuy nhiên, mỗi năm số lao động tham gia BHXH đều tăng lên đáng kể. Năm 2009 số lao động tham gia BHXH chỉ là 78 người (chiếm 0.9%) đến năm 2012 số lao động tham gia đã tăng lên là 142 người (chiếm 1.46%). Điều này chứng tỏ, nhờ có sự đôn đốc xát xao của các cán bộ thu BHXH và sự tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chính sách BHXH mà ý thức tham gia BHXH của NLĐ và NSDLĐ ở khối ngành này ngày càng được nâng cao.
Cơ cấu số lao động đã tham gia BHXH của các khối, ngành được thể hiện cụ thể ở sơ đồ sau:
Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu số lao động tham gia của các khối tại BHXH thị xã Chí Linh, năm 2012
2.2.2. Thực trạng công tác quản lý tiền lương tiền công làm căn cứ thuBHXH BB tại BHXH thị xã Chí Linh giai đoạn 2009-2012