Giới thiệu tình hình kinh tế-xã hội về thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thanh, quyết toán dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 55)

VI. Kết quả dự kiến đạt được

2.1. Giới thiệu tình hình kinh tế-xã hội về thành phố Hồ Chí Minh

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) trên địa bàn cả năm tăng 9,3% so năm trước, cao hơn mức tăng 9,2% của năm 2012. Giá trị tăng thêm khu vực nông lâm thủy sản đạt 7.769 tỷ đồng, chiếm 1,02% GDP, tăng 5,6%. Giá trị tăng thêm của khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 310.641 tỷ đồng chiếm 40,6% GDP, tăng 7,4%. Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ đạt 446.151 tỷ đồng chiếm 58,4% GDP tăng 10,7%.

Tổng vốn đầu tư trên địa bàn năm 2013 ước thực hiện 227.033 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 4,7%. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn 12 tháng ước thực hiện 197.684 tỷ đồng, bằng 92,3% kế hoạch năm; tăng 4,6% so với năm 2012. Vốn đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn thuộc ngân sách thành phố: 12 tháng ước thực hiện 18.941,9 tỷ đồng, đạt 90,4% kế hoạch năm, tăng 11,2% so với cùng kỳ.

Tính đến ngày 30/11, toàn thành phố đã cấp 38.344 giấy phép xây dựng và sửa chữa lớn, với diện tích sàn 6.619,8 ngàn m2.

Từ đầu năm đến ngày 15/12, đã có 440 dự án có vốn nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn thành phố với tổng vốn đăng ký đạt 963,1 triệu USD (vốn điều lệ 664,5 triệu USD). Vốn đầu tư bình quân một dự án đạt 2,2 triệu USD.

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2013 đạt 14.633,5 tỷ đồng, tăng 5,7% so với năm trước. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 10.742,1 tỷ đồng, tăng 4,6%; trong đó trồng trọt tăng 5,4%, chăn nuôi tăng 4%.

Tổng doanh thu vận tải ước tính năm 2013 đạt 54.854,4 tỷ đồng, tăng 15,6% so năm trước. Doanh thu vận tải hàng hóa đạt 38.067,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 69,4% trong tổng doanh thu vận chuyển, tăng 16,6% so năm trước.

Tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước 12 tháng ước thực hiện 229.514 tỷ đồng, đạt 100% dự toán, tăng 8,2% so cùng kỳ. Thu ngân sách nhà nước địa phương ước 59.684,5 tỷ đồng, vượt 37,6% dự toán, tăng 3,4% so cùng kỳ.

Dân số bình quân trên địa bàn thành phố năm 2013 ước hiện có 7.990,1 ngàn người, tăng 2,5% so với năm 2012; khu vực thành thị là 6.591,9 ngàn người, chiếm 82,5% trong tổng dân số, tăng 2,7% so năm trước. Tỷ lệ tăng dân số cơ học 15,42‰; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 10,04‰.

Năm 2013, Ngành Y tế Thành phố ước thực hiện khám và điều trị cho khoảng 31 triệu lượt bệnh nhân, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2012. Tổng số lượt bệnh nhân điều trị nội trú gần 1,4 triệu lượt bệnh nhân, tăng 6,1 % so với cùng kỳ năm 2012.

Tính đến 30/11, trên địa bàn thành phố còn khoảng 18.542 hộ nghèo với 81.709 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 1,02% tổng số hộ dân, ước cả năm 2013 tỷ lệ này đạt 0,8%.

Quỹ giảm nghèo đến ngày 30/11 có 260,1 tỷ đồng, đang trợ vốn cho 31.519 hộ nghèo và 165 cơ sở sản xuất kinh doanh thu nhận 1.820 lao động nghèo với tổng số tiền 214,2 tỷ đồng.

Thành phố đã thu hút lao động, giải quyết việc làm 293,2 ngàn lượt người, vượt 10,6% kế hoạch năm, tăng 1,47% so với năm 2012. Số chỗ việc làm mới được tạo ra trong năm là 123 ngàn, vượt 2,5% kế hoạch năm, tăng 0,06% so với năm trước.

Trong năm 2013 (tính từ 02/01 đến 06/12), trên địa bàn thành phố có 117,6 ngàn người lao động đến Trung tâm giới thiệu việc làm thành phố đăng ký thất nghiệp, giảm 15,6% so với năm 2012. Có 104,9 ngàn người nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp. 104,2 ngàn người đã nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, giảm 12,9% so cùng kỳ, số tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp là 1.174 tỷ đồng. Số người được tư vấn, giới thiệu việc làm là 154,8 ngàn người; Số người được hỗ trợ học nghề là 4,9 ngàn người, với số tiền hỗ trợ 870 triệu đồng.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) 3 tháng (quý I/2014) đạt 184.316 tỷ đồng (giá thực tế), tăng 7,7% so với quý I/2013 (quý I/2013 tăng 7,6%). Khu vực dịch vụ tăng 8,8%, đóng góp 5,16 điểm phần trăm trong mức tăng trưởng; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,1% (công nghiệp tăng 6,2%, xây dựng 5,4%), đóng góp 2,51 điểm phần trăm; khu vực nông lâm thủy tăng 5%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm.

Bảng 2.1: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP)

Theo báo cáo của Tổng Cục thống kế thành phố Hồ Chí Minh về tình hình kinh tế xã hội 3 tháng đầu năm 2014 có số liệu sau :

Trị giá quý I/2014 (Giá thực tế - tỷ đồng) Cơ cấu (%) Tốc độ phát triển quý I (%) 2013 với 2012 2014 với 213 Tổng số 184,316 100 107,6 107,7

Phân theo khu vực kinh tế

Khu vực nông, lâm, thủy

sản 1.446 0,8 104,8 105

Khu vực công nghiệp và

xây dựng 71.452 38,8 106,8 106,1 Công nghiệp 64.201,00 34,9 107,2 106,2 Xây dựng 7.251 3,9 104 105,4 Khu vực dịch vụ 111.418 60,4 108,3 108,8 Thương nghiệp 26.631 14,5 104,7 107,2 Khách sạn nhà hàng 7.129 3,9 116,4 107 Vận tải 15.844 8,6 106,5 114,6 Các ngành khác 61.814 33,5 109,5 108,5

2.2.Tình hình đầu tư xây dựng ở thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2007 đến nay.

TP Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước về kinh tế xã hội cũng những mục độ tập trung dân cư có vai trò quan trọng trong việc pháttriển kinh tế, thu ngân sách quốc gia vì thế Hồ Chí Minh được coi là những trung tâm chú trọng hàng đầu của quốc gia. Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế được Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VIII (giai đoạn 2006-2010) xác định là một trong năm chương trình đòn bẩy của thành phố. Qua 05 năm triển khai thực hiện, chương trình đã góp phần thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo hướng tích cực, đúng định hướng. Tốc độ tăng trưởng bình quân tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn thành phố trong giai đoạn 2006 - 2010 ước 11%/năm. Trong đó, giai đoạn 2006 - 2007 tăng trưởng cao, năm 2006 tăng 12,2%, năm 2007 đạt 12,6%; đến giai đoạn 2008 - 2010, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới tác động tiêu cực tình hình kinh tế - xã hội của thành phố; dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại so với các năm trước, năm 2008 tăng 10,7%, năm 2009 tăng 8,5% , tính đến cuối năm 2009, chương trình thực hiện hợp tác kinh tế-xã hội giữa TP. HCM với các tỉnh trong vùng đã có 176 doanh nghiệp đang triển khai 180 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 44.004 tỷ đồng trên các lĩnh vực xây dựng kết nối hạ tầng giao thông (cầu, đường), đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu dân cư, đầu tư các dự án về lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, hợp tác đầu tư bảo vệ môi trường, khu xử lý rác tập trung,… Việc phát triển hợp tác trên đã thúc đẩy phát triển đầu tư sản xuất, trao đổi, vận tải hàng hóa giữa các doanh nghiệp và vận chuyển hành khách giữa Thành phố với các tỉnh; đồng thời góp phần giải quyết việc làm cho nhân dân địa phương và giảm bớt xu hướng di dân trong độ tuổi lao động vào Thành phố, góp phần thực hiện tốt các chương trình trọng điểm của Thành phố và năm 2010 ước tăng trên 11%. Sự đóng góp của các ngành trong GDP cũng có sự chuyển biến tích cực, vốn đầu tưcủa thành phốtheo giá thực tế có tăng theo hàng năm trong đó năm 2007 có tổng số 97.876,6 tỷ đồng,năm 2008 là 121.100,9 tỷ đồng, và năm 2009

là 143.613,1 tỷ đồng đến năm 2010 thì đã đạt mức 173.493,8 tỷ đồng,phân chia theo cấp quản lý thì nguồn vốn địa phương chiếm tỷ trọng lớn trên 80%, phân theo cấu thành thì thì vốn đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng trên 80 % trong đó sử dụng nguồn vốn ngoài nhà nước chiếm khoảng 50%, năm 2011 tổng vốn đầu tư là 201.500 tỷ đồng trong nguồn vốn địa phương chiếm tỷ trọng lớn trên 87%, phân theo cấu thành thì thì vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên 80% , tổng số vốn đầu tư tăng hơn so với năm 2010 là 116%, năm 2012 thì tổng vốn đầu tư là 217.073 tỷ đồng trong đó vồn địa phương tự quản lý cũng chiếm tỷ trọng lớn trên 87%, vốn đầu tư vào xây dung cơ bản chiếm trên 81%, vốn ngoài nhà nước chiếm trên 51%, tổng số vốn đầu tư tăng so với năm 2011 là 108%, năm 2013 tổng vốn đầu tư là 227.033 tỷ đồng , phân chia theo cấp quản lý thì địa phương quản lý tỷ trọng lớn trên 86%, trung ương quản lý tỷ trọng gần 14%, trong đó đầu tư cho lĩnh vực xây dựng cơ bản là 197.684 tỷ đồng chiếm trên 80% tổng số vốn đầu tư, tăng 105% so với 2012. Vốn đầu tư theo giá thực tế và cơ cấu vốn đầu tư tự thực hiện giá thực tế chi tiết từ năm 2007-2010 được trình bày qua các bảng sau đây :

Bảng 2.2: Vốn đầu tư theo giá thực tế (2007-2013)

Theo báo cáo của Tổng Cục thống kế thành phố Hồ Chí Minh về tình hình vốn đầu tư qua các năm có số liệu sau :

Đơn vị tính : tỷ đồng

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng số 97.867,60 121.100,90 143.613,10 173.493,80 201.500,0 217.073 227.033

Phân theo cấp quản lý

Trung ương 15.335,70 19.709,60 19.742,20 22.604,80 25.912,9 26.912,8 28.154

Địa Phương 82.531,90 101.391,30 123.871,00 150.889,00 175.587,1 190.160,2 198.879

Phân theo cấu thành

Vốn đầu tư XDCB 79.670,40 99.407,40 117.548,40 142.100,50 164.042,6 177.667 197.684

Xây lắp 33.572,50 42.181,40 50.830,10 61.340,10 74.155,5 80.364 90.468

Thiết bị 37.256,70 48.023,10 56.101,20 66.400,50 73.908,6 79.650 86.081

Chi phí khác 8.841,20 9.202,90 19.617,10 14.359,90 15.987,5 17.653 21.135

Vốn đầu tư khác 18.197,20 21.694,00 26.064,70 31.393,30 37.457,4 39.406 29.349

Phân theo nguồn vốn

Vốn nhà nước 28.689,50 36.330,30 44.782,00 55.059,00 58.356,8 62.707 70.034

Vốn ngân sách nhà nước 10.971,40 13.717,30 16.991,60 20.848,60 21.898,3 24.636 26.734

Vốn vay 10.452,30 10.798,50 6.898,70 8.100,10 14.761,2 13.517 16.238

Vốn tự có của doanh nghiệp 6.354,40 10.715,20 18.935,80 23.986,00 19.347,6 28.545 25.617

Nguồn vốn khác 9.114,00 1.099,30 1.955,90 2.114,30 2.349,7 1.243,1 1.445

Vốn ngoài Nhà nước 52.857,50 61.951,20 71.770,60 85.596,80 102.309,8 111.032 141.032

vốn của doanh nghiệp 36.291,50 42.118,50 48.348,60 57.492,80 66.566,3 73.278 98.450

Vốn của dân cư 16.566,00 19.832,70 23.422,00 28.104,00 35.743,5 37.754 42.582

Vốn đầu từ trực tiếp nước ngoài 15.970,20 22.426,90 26.609,10 32.300,50 40.224,4 43.334 35.745

Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo Tổng Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh thì năm 2007 là 79.670,4 tỷ đồng trong đó vốn nhà nước là 10.971,4 tỷ đồng, vốn của doanh nghiệp nhà nước là 17.703,2 tỷ đồng, vốn của tổ chức ngoài quốc doanh là 7.392,8 tỷ đồng, vốn nội địa khác là 30.471,4 tỷ đồng, vốn đầu tư nước ngoài là 13.131,6 tỷ đồng nhưng đến năm 2010 là 142.100,5 tỷ đồng trong đó vốn nhà nước là 20.848,0 tỷ đồng, vốn của doanh nghiệp nhà nước là 32.670,4 tỷ đồng, vốn của tổ chức ngoài quốc doanh là 11.907,7 tỷ đồng, vốn nội địa khác là 49.737,8 tỷ đồng, vốn đầu tư nước ngoài là 26.936,0 tỷ đồng. Tốc độ phát triển vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ năm 2007 đến năm 2010 là 78,36 % trong đó vốn nhà nước tăng 90%, vốn của doanh nghiệp nhà nước tăng 184,5%, vốn của tổchức ngoài quốc doanh tăng 61%, vốn nội địa khác tăng 63,2 %, vốn đầu tư nước ngoài tăng 205,1 %. Ngày 24 tháng 5 năm 2011 Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định 24/2011/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX về Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố giai đoạn 2011-2015 Năm 2011 tổng mức đầu tư theo lĩnh vực cơ bản là 164.042 tỷ đồng trong đó nguồn vốn ngân sách nhà nước là 21.898,3 tỷ đồng, vốn của doanh nghiệp nhà nước là 33.754,2 tỷ đồng , vốn của tổ chức ngoài quốc doanh là 13.486,4 tỷ đồng, vốn nội địa khác là 50.135,2 tỷ đồng, vốn đầu tư nước ngoài là 27.463,3 tỷ đồng. Đến năm 2013 thì tồng vốn đầu tư xây dựng cơ bản là 197.684 tỷ đồng tăng 11% so với năm 2012, vốn của doanh nghiệp nhà nước là 38.332,8 tỷ đồng, vốn của tổ chức ngoài quốc doanh là 16.298,3 tỷ đồng, vốn nội địa khác là 54.248,3 tỷ đồng, vốn đầu tư nước ngoài là 30.435,8 tỷ đồng . Vốn đầu tư xây dựng cơ bản chi tiết qua từng năm được trình thể hiện qua các bảng sau :

Bảng 2.3 : Vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân theo nguồn vốn

Theo báo cáo của Tổng Cục thống kế thành phố Hồ Chí Minh về tình hình vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua các năm có số liệu sau :

Đơn vị : Tỷ đồng

Năm 2007 Năm 2008 Năm

2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng số 79.670,4 99.407,4 117.548,4 142.100,5 164.042,6 177.667 197.684 Vốn ngân sách nhà nước 10.971,4 13.717,3 16.991,6 20.848,0 21.898,3 24.636 26.734 Trung ương 1.310,2 1.609,1 1.840,2 2.098,4 2.805,5 3.134,3 3.794,8 Địa phương 9.661,2 12.108,2 15.151,4 18.750,2 19.092,8 21.501,7 22.939,2 Vốn của

doanh nghiệp nhà nước 17.703,2 20.960,4 26.539,7 32.670,4 33.754,2 34.824,8 38.332,8 Vốn của

tổ chức ngoài QD 7.392,8 9.026,6 10.082,8 11.907,7 13.486,4 15.349,1 16.298,3

Vốn nội địa khác 30.471,4 36.727,4 41.746,5 49.737,8 50.135,2 53.293,0 54.248,3

Vốn đầu tư

nước ngoài 13.131,6 18.975,7 22.187,8 26.936,0 27.463,3 29.246,4 30.435,8

Tình hình hoạt động xây lắp nhận thầu trên địa bàn thành phố tăng chậm chủ yếu do ảnh hưởng của thị trường bất động sản trì trệ. Năm 2013 giá trị sản xuất xây dựng quý 4 trên địa bàn thành phố theo giá thực tế ước thực hiện 48.264,6 tỷ đồng, tăng 15,9% so quý 3, kỳ tăng 7,7% so quý cùng. Nhìn chung, giá sản xuất xây dựng quý 4 của các khu vực đều tăng so với quý 3, nhưng nhìn chung họat động của các doanh nghiệp xây lắp nhận thầu trên địa bàn thành phố vẫn khó khăn do thị trường bất động sản chưa có chuyển biến đáng kể vàtình hình kinh tế khó khăn chung.

2.3.Thực trạng về quản lý vốn trong đầu tư xây dựng công trình tại thành phố Hồ Chí Minh.

Hoạt động xây dựng cơ bản trong những năm qua có nhiều khó khăn nhất định , đặc biệt trong công tác quản lý vốn vẫn chưa hoàn thành kế hoạch đặt ra khối lượng giải ngân còn thấp.

Thực trạng quản lý và điều hành kế hoạch vốn 3 năm : 2011- 2013 được phản ánh như sau : ( xem bảng 2.3 trang 44 ).

Trong đó , kế hoạch vốn đã thanh toán theo thống kê của Tổng Cục thông kế thành phố năm 2011 tổng vấn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn là 58.357 tỷ đồng, năm 2012 là 62.707 tỷ đồng và năm 2013 tỷ đồng với những nhiều dự án trọng điểm như là : dự án đại lộ đông tây với tổng mức đầu tư lên tới 16 ngàn tỷ đồng ( năm 2011 ), dự án mở rộng tỉnh lộ 25B (2011), Cầu rạch Chiếc với tổng vốn đầu tư 1.100 tỷ đồng ( năm 2012 ), dự án vệ sinh môi trường lưu vực kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghe và xây dựng cải tạo đường Hoàng Sa, Trường Sa với tổng đầu tư 8.600 tỷ đồng (2012 ), Đặc biệt trong năm 2013 có 6 dự án cầu vượt bằng sắt đã đưa vào sử dụng đạt hiệu quả rất cao đó là: cầu vượt bằng sắt tại các điểm vòng xoay Hàng Xanh, ngã tư Thủ Đức, vòng xoay Lăng Cha Cả, vòng xoay Cây Gõ, ngã tư đường 3/2 – Nguyễn Tri Phương và ngã tư đường Hoàng Hoa Thám – Cộng Hòa. Đường vành đai phía Đông, nối từ hướng quận 7 qua quận 2 ra hướng Quận 9, với tổng vốn đầu tư 316,5 tỷ đồng… Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả trên còn những mặt chưa đạt được như: khâu đền bù giải tỏa ở các quận huyện còn nhiều khó khăn, dẫn đến nhiều dự án chậm tiến độ, như: Tỉnh lộ10B, mở rộng đường Phạm Văn Bạch, cầu Rạch Tra…Tuy kế hoạch vốn tự thực hiện cả năm của thành phố năm 2011 với tổng số vốn là 18.409,6 tỷ đồng, số vốn đã giải ngân chiếm khoảng 99, 2%, và số vốn chưa giải ngân được là 147,3 tỷ đồng, kế hoạch vốn tự thực hiện cả năm của thành phố năm 2012 với tổng số vốn là :17.415,5 tỷ đồng, số vốn đã giải ngân chiếm khoảng 95, 7%, và số vốn chưa giải ngân được là 748,8 tỷ đồng, , kế hoạch vốn tự thực hiện cả năm của thành phố năm 2013 với tổng số vốn là : 20.953,4 tỷ đồng, số vốn đã giải ngân chiếm khoảng

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thanh, quyết toán dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)