IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP ÔTÔ VIỆT NAM
2.2.3 Xu hướng nhập khẩu đáng báo động
Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, năm 2009, có khoảng 76.300 chiếc ô tô cũ, mới nguyên chiếc các loại được nhập khẩu về Việt Nam, với tổng kim ngạch đạt 1,171 tỷ USD. Như vậy, so với con số 50.400 chiếc và kim ngạch 1,034 tỷ USD của năm 2008 thì lượng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam dự kiến tăng tới 50% và kim ngạch tăng 13% trong năm 2009.
Trong giai đoạn đầu năm 2009, doanh số xe lắp ráp trong nước (CKD) và xe xe nhập khẩu nguyên chiếc (CBU) đều thấp do những tác động từ chính sách thuế. Việc thắt chặt tín dụng từ các ngân hàng cũng đã gây ra ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường. Tuy nhiên, đến đầu tháng 6/2009, lượng xe nhập khẩu bán ra bắt đầu tăng nhanh do những tác động can thiệp từ chính sách vĩ mô. Theo ước tính, ôtô nguyên chiếc nhập khẩu trong năm 2009 ước đạt khoảng 76.300 xe và đạt giá trị khoảng 1,71 tỷ USD. Đây
là mức cao nhất từ trước tới nay. Còn so với năm 2008, nhập khẩu xe ôtô nguyên chiếc đã tăng đến 49,4% về lượng và 12,6% về giá trị. Tuy nhiên, trong sự tăng trưởng chung đó, doanh số bán hàng xe nhập khẩu nguyên chiếc đã qua sử dụng lại sụt giảm khoảng 15%, những thương hiệu như Hyundai, Toyota và Kia đã có mức giảm mạnh nhất.
Bảng 2.5.3:Tình hình nhập khẩu ôtô nguyên chiếc năm 2009 và 4 tháng đầu năm 2010
Lượng (chiếc) Trị giá (USD)
Tháng 1/2009 1.318 27.014.139 Tháng 2/2009 3.529 61.902.698 Tháng 3/2009 7.788 149.406.010 Tháng 4/2009 12.222 220.490.485 Tháng 5/2009 17.078 302.241.754 Tháng 6/2009 23.657 405.814.397 Tháng 7/2009 32.358 523.974.506 Tháng 8/2009 39.625 631.518.576 Tháng 9/2009 47.567 762.653.534 Tháng 10/2009 57.299 904.973.633 Tháng 11/2009 69.282 1.072.725.949 Tháng 12/2009 11.000 192.000.000 Tháng 1/2010 3.400 55.000.000 Tháng 2/2010 3.000 45.000.000 Tháng 3/2010 4.000 62.000.000 Tháng 4/2010 3.000 65.000.000
( Nguồn: tinkinhte bài cập nhật tháng 5/2010)
Chỉ tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2009, Việt Nam đã nhập khẩu ô tô từ 14 thị trường. Hàn Quốc là thị trường Việt Nam nhập khẩu ôtô nhiều nhất với 29.261 chiếc, trị giá 296,5 triệu USD chiếm 0,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước, tăng 39,6% về lượng và 39,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Đứng thứ hai sau thị trường Hàn Quốc là Hoa Kỳ với lượng nhập trên 5 nghìn chiếc, trị giá 132,93 triệu USD, giảm 44,7% về lượng và giảm 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp theo là các thị trường
Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan với lượng nhập lần lượt là 4,2 nghìn chiếc, 3 nghìn chiếc và 1,8 nghìn chiếc, đạt trị giá 112,2 triệu USD, 106,6 triệu USD và 31,3 triệu USD.
Bảng 2.5.4: Thị trường nhập khẩu ôtô 9 tháng đầu năm 2009
Thị trường Lượng
(Chiếc) Trị giá (USD)
Hàn Quốc 29.261 296.529.279 Hoa Kỳ 5.048 132.939.695 Nhật bản 4.269 112.266.604 Trung Quốc 3.061 106.605.873 Thái Lan 1.848 31.398.848 Đức 694 24.290.478 Đài Loan 2.138 21.808.767 Canada 369 10.007.894 Anh 56 3.223.444 Indonesia 148 2.335.801 Nga 34 1.780.707 Thuỵ Điển 2 228.000 Ôxtrâylia 32 486.000
Tây Ban Nha 4 55.146
(Nguồn: tạp chí ô tô xe máy)
Đây là những con số đáng lo ngại bởi số lượng xe nhập khẩu ngày càng tăng trong khi việc sản xuất ô tô trong nước đang bị thu hẹp dần bởi chi phí sản xuất và lắp ráp xe trong nước cao hơn nhiều so với việc nhập khẩu.
Nếu cứ tiếp tục nhập khẩu thì Việt Nam khó có thể mở rộng qui mô sản xuất cũng như nâng cao trình độ khoa học công nghệ. Mặt khác khi lượng xe cũ nhập về nhiều thì Việt Nam khác gì là bãi thải của thế giới, lúc đó môi trường của chúng ta sẽ bị ô nhiễm trầm trọng. Đi sau không có nghĩa là phải tiêu dùng những xe đã quá cũ, tiêu dùng những xe không còn đáp ứng được yêu cầu trung bình của thế giới.
Theo một số chuyên gia, đến năm 2018, khi thuế nhập khẩu ôtô giảm xuống 0%, các nhà sản xuất lắp ráp ôtô tại Việt Nam sẽ có hai lựa chọn: tiếp tục sản xuất tại Việt Nam hoặc nhập khẩu, bán các sản phẩm đã sản xuất tại các nước ASEAN khác. Chưa biết sẽ ra sao, nhưng hiện nay một số doanh nghiệp sản xuất ôtô đã được phép nhập khẩu ôtô bán trên thị trường nội địa. Đối với ngành lắp ráp ô tô trong nước, thời điểm 2017-2018 lại là một thách thức rất lớn. Đến nay, ngành này vẫn còn tồn tại và phát triển được là nhờ vào hàng rào bảo hộ bằng thuế quan. Với giá thành sản xuất như hiện nay, chắc chắn sẽ không doanh nghiệp nào có thể tồn tại, một khi thuế nhập khẩu xe từ những nước ASEAN được cắt xuống còn 0%.
Lúc ấy, chắc chắn nhiều công ty sẽ đóng cửa nhà máy và chuyển sang làm dịch vụ nhập khẩu và hậu mãi, giống như kịch bản đã xảy ra đối với một số doanh nghiệp lắp ráp hàng điện tử. Cách phát triển công nghiệp ô tô như trên gây thiệt hại không nhỏ cho lợi ích của người tiêu dùng và người dân VN nói chung. Người tiêu dùng VN đã luôn phải trả giá cao cho các sản phẩm ô tô lắp ráp trong nước với chất lượng, dịch vụ, không bằng các nước khác, sự chọn lựa lại rất hạn hẹp.
3. Nguyên nhân tồn tại
- Mục tiêu bảo hộ cho ngành sản xuất ô tô trong nước về cơ bản đã đạt được. Tuy nhiên giá ô tô lại bị đẩy lên rất cao so với mặt bằng thế giới và điều quan trọng nhất là mục tiêu phát triển thị trường ô tô Việt Nam đã không đạt được. Có rất nhiều lý do song một lý do quan trọng ảnh hưởng đến việc này đó là từ hơn 10 năm nay chúng ta điều tiết ngành này chỉ bằng một công cụ duy nhất là thuế trong khi đó bỏ qua rất nhiều yếu tố khác như công nghệ mới, kiểm định chất lượng… Một ví dụ nhỏ, Ở Lào thuế nhập khẩu là 42% song giá thành chiếc xe chỉ bằng một nửa so với xe cùng loại vào Việt Nam.
- Sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các bên liên quan: Để việc thực hiện một chiến lược công nghiệp được hiệu quả, ba dạng hợp tác sau cần được coi trọng: liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp trong nước và các công ty đa quốc gia hoạt động ở Việt nam trong đó khối trong nước cung cấp linh phụ kiện và dịch vụ cho khối nước ngoài, phối hợp giữa các bộ và cơ quan khác trong việc thực hiện quy hoạch theo một cách thức phù hợp, và kênh hợp tác thường xuyên và gần gũi giữa cộng đồng kinh doanh và các nhà hoạch định chính sách để thực hiện và sửa lại chính sách cho phù hợp với thực tế. Hiện tại cả ba kênh còn chưa phát triển ở Việt Nam . Trong khi khao khát phát triển ngành công nghiệp ô tô, chúng ta lại chưa có chiến lược phát triển các ngành phụ trợ phục vụ cho công nghiệp ô tô. Ngay như chiến lược phát triển ngành cơ khí tuy có nhiều mục tiêu, song việc thực hiện đến nay đạt những kết quả khá khiêm tốn. Ngành cao su, ngành nhựa, ngành hóa chất, ngành thép… cũng vậy, dù có những bước phát
triển trong thời gian qua song còn xa mới đạt chất lượng mà công nghiệp ô tô đòi hỏi. Không những các liên doanh ô tô có lý do cho sự chậm trễ trong thực hiện cam kết nội địa hóa của họ, mà thời cơ phát triển cho một số ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan đến công nghiệp ô tô ở VN cũng bị bỏ qua. Trong khi đó, nhìn sang Thái Lan, có thể thấy họ không có nhiều liên doanh lắp ráp ô tô như VN, nhưng vài năm gần đây họ rất tự hào vì đã trở thành một nơi cung cấp đáng tin cậy một số loại cấu kiện, bộ phận cho ngành ô tô trong toàn khu vực.
- Một nguyên nhân nữa đó chính là những con số luôn luôn tròn trịa và gây nên phấn khích với tất cả các nhà quản lý: Ngành sản xuất ô tô trong nước sẽ đạt đến con số 80.000 chiếc vào cuối năm 2007, giá trị kim ngạch nhập khẩu phụ tùng đạt 700 triệu USD… Theo như dự báo của Bộ Công Thương. Đây thực sự vẫn chỉ là những con số hào nhoáng bên ngoài. Ngành ô tô nội địa của chúng ta vẫn chỉ dừng lại ở phần ngọn, lắp ráp và gia công là chính. Toyota, nhà sản xuất có tỷ lệ nội địa cao nhất vẫn chỉ thực hiện công đoạn dập thân xe, còn các nhà máy khác chủ yếu chỉ là hoàn chỉnh khâu sơn tĩnh điện. Với khả năng nội địa hóa như vậy, chúng ta chỉ thu được lợi nhuận sau khi trừ chi phí khoảng từ 3% đến 5% mà thôi.
- Thị trường nhỏ bé cản trở các nhà sản xuất giảm chi phí. Kích cỡ thị trường là yếu tố quan trọng để phát triển ngành ô tô. Một thị trường lớn hàm ý qui mô xứng đáng, hiệu quả cao, các ngành phụ trợ tăng trưởng mạnh và khả năng đưa ra các hỗn hợp sản phẩm rộng lớn hơn trong khi một thị trường nhỏ hàm ý điều đối lập của tất cả những điều trên. Mặc dù thị trường ô tô Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua song vẫn quá nhỏ bé để đạt được hiệu quả sản xuất. So sánh với quốc tế, Việt Nam có ít ô tô hơn so với các quốc gia có cùng gthu nhập.
- Thuế nhập khẩu và các khoản thuế nội địa tương đối cao. Hơn nữa, chính phủ dự định tăng thuế đáng kể đối với xe sản xuất trong nước. Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất trong nước đang được từng bước nâng lên từ năm 5% năm 2003 đến 80% vào năm 2007. Điều này được giải thích là đảm bảo sự đối xử công bằng giữa sản phẩm trong nước và sản phẩm nhập khẩu. Đứng trên quan điểm tự do hóa thương mại và đàm phán WTO, mục tiêu này rất đáng ca ngợi song lại góp phần tạo ra việc tăng giá xe vốn đã quá cao và triệt để giảm những nỗ lực hạ chi phí của các nhà snar xuất. Việc giá xe quá cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường xe nội địa. Mà nguyên nhân chủ yếu lại là thuế quá cao:
Bảng 2.5.5. Thuế suất tuyệt đối ô tô cũ nhập khẩu:
Mặt hàng Thuế 2006 (USD/chiếc) Thuế 2007 (USD/chiếc) Thuế 2008(USD/chiếc Thuế 2009(USD/chiếc Xe từ 5 chỗ ngồi trở xuống, kể cả lái xe,
có dung tích xi-lanh động cơ: Dưới 1.0 3.000 2.700 3.500 3.000 Từ 1.0 đến 1.5 7.000 6.300 8.000 6.300 Từ 1.5 đến 2.0 10.000 8.500 12.000 8.500 Từ 2.0 đến 2.5 15.000 12.000 17.000 12.000 Từ 3.0 đến 4.0 18.000 16.200 20.000 18.000 Từ 4.0 đến 5.0 22.000 26.400 26.400 22.000 Trên 5.0 25.000 30.000 30.000 26.250 Xe từ 6 đến 9 chỗ, kể cả lái xe, có dung tích xi-lanh động cơ: Từ 2.0 trở xuống 9.000 7.200 10.800 7.650 Trên 2.0 đến 3.0 14.000 11.200 16.000 11.200 Trên 3.0 đến 4.0 16.000 14.400 19.000 16.000 Trên 4.0 20.000 24.000 24.000 20.000 Xe từ 10 đến 15 chỗ, kể cả lái xe, có dung tích xi-lanh động cơ
Từ 2.0 trở xuống 8.000 6.800 6.800 6.800
Trên 2.0 đến 3.0 12.000 9.600 9.600 9.600
Trên 3.0 15.000 15.000 15.000 15.000
(Nguồn: Tổng hợp từ Tạp chí ô tô xe máy)
Trên đây là quy định mức thuế nhập khẩu tuyệt đối (TNKTĐ). Xe nhập về sẽ tính thêm 50% thuế tiêu thụ đặc biệt và 5% thuế giá trị gia tăng VAT ( áp dụng đến hết tháng 12 – 2009).
Trên cơ sở này tính chi phí cho một chiếc xe cũ nhập về như sau: ((TNKTĐ + Giá xe) x 50%) x 5%
Vì là xe nhập khẩu nên thường người mua sẽ phải trả thêm một khoản tiền phí vận chuyển nữa. Do vậy, chi phí để mua một chiếc xe ô tô dù là xe cũ ở Việt Nam cũng rất cao so với cá nước khác.
Giá xe, kích cỡ thị, và thuế có mối quan hệ qua lại. Trong trường hợp Việt Nam, thị trường qua nhỏ bé cộng với thuế cao dẫn đến hiệu quả thấp và chi phí cao, từ đó lại làm thị trường tiếp tục nhỏ bé: Vậy làm thế nào thì Việt Nam với phá vỡ được cái vòng luẩn quẩn này:
Vòng luẩn quẩn của thị trường ô tô Việt Nam (1)Kích cỡ thị trường
Thị trường nhỏ bé
Giá cao
Chi phí linh phụ kiện Thuế cao
Vòng luẩn quẩn
(2)Yếu tố thuế