IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP ÔTÔ VIỆT NAM
1.5. Thành công về việc giải quyết việc làm cho người lao động
Cho đến nay, cùng với việc ra đời của các liên doanh sản xuất và lắp ráp ô tô, những cán bộ, công nhân viên công tác tại các công ty liên doanh đã phần nào nắm được quy trình công nghệ lắp ráp ô tô các loại và được đào tạo cơ bản để có thế đảm trách được những công đoạn lắp ráp. Một điều quan trọng là một số cán bộ đã được tiếp xúc với phương pháp quản lý khoa học có trình độ tiên tiến, là những nhân tố ban đầu để xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển của công nghiệp ô tô Việt Nam. Thế nhưng, phần lớn người lao động Việt Nam làm việc tại các liên doanh này được tiếp xúc với phương pháp làm việc khoa học và hiệu quả, được đào tạo một cách bài bản, năng lực và trình độ không ngừng được nâng cao. Điều này sẽ đảm bảo về nguồn nhân lực cần thiết cho việc phát triển ngành khi các doanh nghiệp trong nước của Việt nam đủ sức thành lập nên các doanh nghiệp của riêng mình và giảm bớt sự phụ thuộc vào nước ngoài.
Bảng 2.5.1: Số lao động làm trong các doanh nghiệp lắp ráp và sản xuất ô tô năm 2009
TT Tên công ty Tổng số lao động (người)
1 Công ty THH Ford Việt Nam > 580
2 Công ty HINO Việt Nam Gần 100
3 Công ty Isuzu Việt Nam <400
4 Công ty ô tô Mekong 250 ng
5 Công ty Liên doanh Mercedes Benz VN 750
6 Công ty Toyota Việt Nam 1400
7 Công ty ô tô Việt Nam Daewoo 654
8 Công ty Việt Nam Suzuki 521
10 Công ty LD Vindaco 280
11 Công ty Honda Việt Nam 4.000 người
2. Hạn chế còn tồn tại