Nhóm giải pháp về chính sách KH&CN

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách thúc đẩy nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa (nghiên cứ (Trang 69)

9. Cấu trúc của luận văn

3.4.2. Nhóm giải pháp về chính sách KH&CN

Cần đề cao sự hỗ trợ của Nhà nƣớc cho NCKH và CGCN cho trồng trọt, đây là chìa khóa quan trọng trong giải pháp phát triển trồng trọt ở vùng ĐBSH nói riêng và cả nƣớc nói chung.

(1) Tăng cường đầu tư xây dựng các cơ sở NCKH

Theo Luật KH&CN tổ chức KH&CN của nƣớc ta gồm có: Tổ chức nghiên cứu và phát triển; đại học, trƣờng đại học, học viện, trƣờng cao đẳng; tổ chức dịch vụ KH&CN. Nhƣ vậy, hệ thống các tổ chức KH&CN rộng, nhiều lĩnh vực [1; 210-211].

Các tổ chức nghiên cứu và phát triển và dịch vụ KH&CN công lập trong những năm gần đây đang chuyển đổi mô hình hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Nghị định số 115/2004/NĐ-CP, Nghị định số 96/2010/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN.

Với việc ban hành Nghị định số 80/2009/NĐ-CP về doanh nghiệp KH&CN đã hình thành một loại hình doanh nghiệp mới – doanh nghiệp KH&CN có triển vọng trở thành lực lƣợng sản xuất quan trọng, đi đầu trong ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN.

Trên các địa bàn trọng điểm về sản xuất nông nghiệp ở từng vùng sinh thái cũng xây dựng các cụm KH&CN gắn kết giữa trƣờng đại học với các viện nghiên cứu vùng và hình thành các khu CNC, vƣờn ƣơm công nghệ, trung tâm đào tạo nghề cho từng vùng.

Với hệ thống các tổ chức KH&CN, rất thuận lợi cho việc đẩy mạnh ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, sản xuất. Vì vậy, cần đẩy mạnh việc quy hoạch đồng bộ các tổ chức KH&CN trải rộng trên cả địa bàn, tránh tập trung chỉ ở khu vực Hà Nội hoặc các thành phố lớn, để lực lƣợng cán bộ

KH&CN gắn kết chặt chẽ với thực tiễn sản xuất, thu hút các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tƣ xây dựng các cơ quan nghiên cứu và đào tạo ngoài công lập. Trên cơ sở quy hoạch đồng bộ đó, đầu tƣ hoàn thiện cơ sở vật chất, trang bị phục vụ nghiên cứu và chuyển giao, ứng dụng KH&CN. Đối với các tổ chức KH&CN công lập, chuyển dần đầu tƣ sang hƣớng xây dựng thị trƣờng KH&CN, coi nông dân nhƣ khách hàng chính. Kiên quyết sắp xếp lại (giải thể, bán, khoán, cho thuê, chuyển sang doanh nghiệp khoa học,…) những tổ chức KH&CN công lập không có đóng góp thiết thực cho sản xuất. Quy hoạch các viện nghiên cứu và trƣờng đại học nông nghiệp tại thành phố Hà Nội thành trung tâm nghiên cứu - đào tạo tập trung để có thể khai thác hiệu quả cơ sở vật chất và nhân lựcKH&CN trên địa bàn.

(2) Tăng đầu tư tài chính cho KH&CN

Hiện nay ở Việt Nam, Nhà nƣớc vẫn đóng vai trò là nhà đầu tƣ lớn nhất cho hoạt động KH&CN. Từ năm 2000, Nhà nƣớc đã duy trì mức đầu tƣ cho hoạt động KH&CN ở mức 2% tổng chi NSNN. Theo số liệu của Bộ Tài chính, trong 5 năm gần đây, tốc độ tăng chi NSNN cho KH&CN đạt khoảng 16,5%/ năm (Bảng 3.1). NSNN vẫn là nguồn đầu tƣ chính cho KH&CN và chiếm tới 65% đến 70% tổng đầu tƣ toàn xã hội cho KH&CN. Cùng với nguồn lực tài chính từ NSNN, đầu tƣ cho KH&CN từ xã hội cũng đã có những bƣớc phát triển nhất định. Đã có hơn 20 tỉnh và thành phố và nhiều doanh nghiệp thành lập Quỹ phát triển KH&CN, tạo nguồn vốn cho hoạt động KH&CN.

Để khuyến khích các nguồn đầu tƣ ngoài NSNN cho KH&CN, nhà nƣớc đã có những chính sách ƣu đãi bao gồm chính sách ƣu đãi về thuế cho CGCN, cho ứng dụng sản xuất CNC. Luật KH&CN 2013 đã cho phép kinh phí đầu tư phát triển KH&CN của doanh nghiệp được tính là khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

[9; Điều 56] , đồng thời quy định doanh nghiệp phải trích một tỷ lệ tối thiểu thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp để lập Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp [9; Điều 63].

Nhà nƣớc cũng đã đầu tƣ xây dựng 17 phòng thí nghiệm trọng điểm, tập trung trong 7 lĩnh vực KH&CN [1; 215-216], trong đó có 05 phòng về CNSH. Với trang thiết bị hiện đại, các phòng thí nghiệm trọng điểm đã giúp cho các nhà khoa học trong nƣớc giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu tiếp cận đƣợc với trình độ tiên tiến trong khu vực và quốc tế hoặc những nhiệm vụ mà trƣớc đây phải đƣa ra nƣớc ngoài thực hiện thì nay đã có thể tiến hành ở trong nƣớc.

Để đáp ứng yêu cầu“nông nghiệp là mặt trận hàng đầu”, Chính phủ đã đƣa ra công thức là vốn đóng góp từ dân khoảng 10%; từ doanh nghiệp 20%; từ tín dụng 30% và từ NSNN là 40%. Tuy nhiên, vốn ngân sách Trung ƣơng bố trí cho giai đoạn 2012 – 2015 hiện còn thấp, chỉ khoảng 12.000 tỷ đồng, bằng khoảng 11% nhu cầu. Các doanh nghiệp lại chƣa mặn mà, tin tƣởng đầu tƣ vào nông nghiệp. Số doanh nghiệp đầu tƣ và nông nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn vốn thấp. Đầu tƣ vào nông nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách, có độ rủi ro rất cao. Cho nên hầu hết các dự án đầu tƣ tập trung vào việc khai thác tiềm năng về đất đai, lao động, chƣa có nhiều dự án tạo giống cây trồng, vật nuôi hoặc chế biến các loại rau quả xuất khẩu có chất lƣợng cao.

Thứ nhất, xác định rõ phạm vi và cơ cấu đầu tƣ, những lĩnh vực thuộc trách nhiệm của Nhà nƣớc thì không nên trông chờ vào doanh nghiệp và xã hội, phải tăng cƣờng đầu tƣ cho công tác NCKH phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nhƣ:

- Tăng tỷ trọng đầu tƣ ngân sách cho NCKH và chuyển giao kết quả nghiên cứu cho nông nghiệp theo tỷ lệ tƣơng đƣơng với mức trung bình của các nƣớc tiên tiến trong khu vực. Tạo ra bƣớc chuyển đột phá trong hoạt động nghiên cứu và áp dụng kết quả nghiên cứu , nâng tỷ lệ đóng góp của KH&CN và quản lý cho tăng trƣởng nông nghiệp.

- Tăng cƣờng đầu tƣ trang thiết bị, nâng cấp các phòng kiểm định, kiểm nghiệm, cơ sở trạm, trại sản xuất giống cây trồng…nhằm phục vụ tốt công tác quản lý, đủ điều kiện ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến vào sản

xuất nhằm tạo ra cây giống có chất lƣợng phục vụ yêu cầu chuyển dịch cơ cấu và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Thứ hai, huy động cơ chế thị trƣờng, đẩy nhanh xã hội hóa hoạt động KH&CN, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ NCKH và CGCN (giảm tiền thuê đất, cho vay ƣu đãi đầu tƣ xây dựng cơ bản, cho tham gia đấu thầu các đề tài nghiên cứu và chƣơng trình đào tạo từ NSNN …). Nhập khẩu, tiếp thu các kết quả nghiên cứu sẵn có từ bên ngoài (miễn thuế nhập khẩu thiết bị, công nghệ, tạo điều kiện thu hút chuyên gia, liên doanh liên kết, thu hút đầu tƣ gắn với việc CGCN tiên tiến).

Thứ ba, tập trung nghiên cứu và đƣa vào ứng dụng các kết quả nghiên cứu của những ngành mũi nhọn. Ƣu tiên đầu tƣ ứng dụng CNSH để chọn, tạo ra nhiều giống cây trồng và quy trình nuôi trồng, bảo quản, chế biến, tạo đột phá về năng suất, chất lƣợng và hiệu quả sản xuất. Chú trọng phát triển CNTT, vật liệu mới,... định hƣớng vào các vấn đề bức xúc do sản xuất và đời sống đặt ra nhƣ nghiên cứu thị trƣờng, phòng chống thiên tai, quản lý tài nguyên môi trƣờng, phòng chống bệnh dịch, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp,... Thực hiện những biện pháp đột phá về chính sách và tổ chức để đổi mới cơ chế quản lý KH&CN theo hƣớng chuyển từ quản lý theo đề tài khoa học sang khoán đặt hàng sản phẩm KH&CN.

(3) Tăng cường hỗ trợ CGCN trong trồng trọt

Cần tăng cƣờng hỗ trợ cho nông dân thông qua việc tập huấn, tuyên truyền phổ biến ứng dụng kết quả nghiên cứu nhất là đối với những cây trồng mới, quy trình sản xuất mới để xây dựng các mô hình trình diễn cho nông dân học tập. Để tránh tình trạng hiệu quả các chƣơng trình, dự án chỉ dừng lại ở từng mô hình, khi nhân rộng lại dƣ thừa sản phẩm, cần gắn công tác khuyến nông với thị trƣờng, thông tin về “sản xuất thế nào?” cũng cần gắn với thông tin “bao nhiêu là đủ?, giá thế nào?, bán ở đâu?” cung cấp cho nông dân, đồng thời cũng cập nhật thông tin từ các thôn bản, các địa phƣơng để giúp các nhà tƣ vấn, hoạch định chính sách cho sản xuất nông nghiệp một cách chính xác và kịp thời.

Chính sách Nhà nƣớc cần có hỗ trợ cho cán bộ KH&CN làm công tác này ở cơ sở, tạo điều kiện cho họ gắn kết công việc với đồng ruộng với nông dân. Kinh phí cấp cho các đề tài NCKH cần “nối dài” hơn đến việc CGCN vào thực tiễn sản xuất (quy định hiện nay, kinh phí cấp cho NCKH mới chỉ dừng lại ở giai đoạn nghiên cứu, giai đoạn PTCN phải theo dự án mới, nhƣ vậy thiếu đi sự liên kết giữa R&D áp dụng, kéo dài thời gian để khẳng định kết quả nghiên cứu – tồn tại tình trạng đề tài “để ngăn kéo” sau khi nghiệm thu).

Đối với địa phương:

- Cần cụ thể hoá những chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc cho phù hợp với điều kiện của địa phƣơng. Mạnh dạn đề xuất và thực thi các biện pháp khuyến khích nhằm thu hút lực lƣợng khoa học và mọi tầng lớp nhân dân tham gia các hoạt động CGCN, xuất phát từ lợi ích thiết thực của ngƣời tham gia và của ngƣời thụ hƣởng.

- Căn cứ vào các mặt hàng nông sản đã đƣợc định hƣớng thị trƣờng của Nhà nƣớc để nghiên cứu định hƣớng thị trƣờng cho các mặt hàng nông sản trên địa bàn của mình trƣớc khi triển khai sản xuất đại trà.

- Xác định rõ nhiệm vụ ƣu tiên của từng tiểu vùng, từng khu vực để có biện pháp tăng cƣờng hỗ trợ KH&CN, phối hợp, lồng ghép với các chƣơng trình, dự án khác trên địa bàn, cả về nội dung cũng nhƣ nguồn tài chính.

- Chính quyền các cấp có trách nhiệm cao nhất trong chỉ đạo thực hiện các dự án trình diễn ứng dụng KH&CN tại địa phƣơng. Lãnh đạo địa phƣơng phải có trách nhiệm chỉ đạo các ngành có liên quan và phối hợp các nguồn lực để triển khai thực hiện các dự án trình diễn ứng dụng KH&CN.

(4) Đào tạo nguồn nhân lực cán bộ KH&CN cho nông nghiệp, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi đưa nhân lựcKH&CN về nông thôn, gắn với sản xuất nông nghiệp

Theo thông tin của Bộ KH&CN [1; 205] nhân lực KH&CN của Việt Nam đã có sự phát triển rõ nét kể từ năm 1996 tới nay. Đến năm 2011, ƣớc

tính cả nƣớc có hơn 4,2 triệu ngƣời có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên, trong đó có hơn 24 nghìn tiến sĩ và hơn 101 nghìn thạc sĩ.

Nhân lực KH&CN tiềm năng hiện nay đã tăng hơn 2,5 lần so với năm 1999. Nhóm nhân lực KH&CN tiềm năng trình độ thạc sĩ có tỷ lệ tăng trƣởng cao nhất (tăng trên 333%), từ 23,3 nghìn ngƣời năm 1999 lên trên 101 nghìn ngƣời năm 2009 (nhiều gấp 4,3 lần). Số lƣợng ngƣời có trình độ tiến sĩ trong tổng nhân lực KH&CN tiềm năng tăng trên 71% so với năm 1999, nhƣng tỷ lệ của nhóm này trong nguồn nhân lực KH&CN tiềm năng giảm từ 0,96% năm 1999 xuống còn 0,65% năm 2009.

Theo số liệu tổng điều tra năm 2009, trên 62% nhân lực KH&CN tiềm năng có độ tuổi dƣới 39 tuổi, trong đó nhóm tuổi từ 20 đến 29 tuổi chiếm tỷ trọng lớn nhất (34,58%), sau đến nhóm tuổi 30 đến 39 (28,25%) (Bảng 3.4). Thấp nhất là nhóm tuổi dƣới 20 (0,37%).

Nhân lực có trình độ thạc sĩ tập trung nhiều nhất ở nhóm tuổi từ 30 đến 39 (39,20%), sau thấp dần ở các độ tuổi cao hơn (độ tuổi 40–49 chiếm 22,15% và độ tuổi từ 50 trở lên chiếm 18,89%. Riêng nhân lực có trình độ tiến sĩ thì cơ cấu giảm dần theo các độ tuổi từ cao đến thấp. Cụ thể cao nhất ở nhóm tuổi trên 50 tuổi (60,29%), sau đến nhóm tuổi 40 đến 49 (21,03%). Rồi nhóm tuổi 30 đến 39 (15,87%), nhóm tuổi 20 đến 29 cũng có nhƣng chỉ chiếm 2,81%).

Nhƣ vậy, chính sách của Nhà nƣớc cần tập trung phát triển nhân lựcKH&CN, trong lĩnh vực nông nghiệp, cụ thể nhƣ:

Thứ nhất, xây dựng các chính sách đãi ngộ thỏa đáng để tạo động lực phát huy năng lực cán bộ KH&CN nhƣ hình thành quyền sở hữu trí tuệ gắn với kết quả sáng tạo, đãi ngộ cán bộ theo sản phẩm và năng lực thực tế; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ NCKH, CGCN; thu hút thanh niên, trí thức trẻ về nông thôn, phục vụ phát triển nông nghiệp.

Thứ hai, gắn NCKH với đào tạo và khuyến nông, hỗ trợ cho nông dân, doanh nghiệp (giảm thuế, cho vay vốn ƣu đãi, hỗ trợ CGCN, hỗ trợ đào tạo

cho những đơn vị áp dụng kết quả nghiên cứu …) để khuyến khích tiếp thu ứng dụng KH&CN trong sản xuất kinh doanh.

Thứ ba, kết hợp nghiên cứu với đào tạo, huy động lực lƣợng các trƣờng đại học tham gia vào NCKH và CGCN nhất là các trƣờng đại học vùng. Chọn lọc và đào tạo chuyên môn hóa nhân lựclàm công tác KH&CN cho nông nghiệp.

Thứ tư, xây dựng đội ngũ trí thức phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Mở rộng quỹ cho sinh viên vay để học tập (mở rộng diện sang toàn bộ sinh viên nông thôn, tăng lƣợng vay, thời gian vay); xây dựng quỹ cho trí thức trẻ vay lập nghiệp ở nông thôn (xây dựng doanh nghiệp, xây dựng trang trại, mở dịch vụ KH&CN…); trợ cấp cho trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp, hiệp hội, cộng đồng, thu hút trí thức trẻ về nông thôn làm việc, hình thành đội ngũ dịch vụ kỹ thuật ở nông thôn.

(5) Trang bị kiến thức về KH&CN cho nông dân

CGCN trong nông nghiệp, không thể chỉ từ một phía là các tổ chức, cán bộ KH&CN mà phải xuất phát từ phía thụ hƣởng, đó là nông dân. Do vậy cần chuyên môn hóa nông dân, thực hiện đào tạo nghề một cách hệ thống cho lao động nông nghiệp. Cần có chính sách khuyến khích nông dân học nghề nhƣ: ƣu đãi vay vốn, ƣu đãi tích tụ ruộng đất, hỗ trợ áp dụng kết quả nghiên cứu , tiếp cận thông tin.

Việc phát triển nông nghiệp CNC, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao năng suất, chất lƣợng cây trồng phải thoát ly khỏi phƣơng thức sản xuất cũ, truyền thống, do vậy công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nên chú ý tới đào tạo nghề cho con em nông dân và những nông dân theo từng nhóm đối tƣợng chuyên môn hóa nhƣ lao động làm nông nghiệp, lao động dịch vụ, lao động KH&CN v.v. Nhà nƣớc dùng kinh phí chƣơng trình tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo để hỗ trợ các đối tƣợng về thông tin, kỹ thuật, nâng cao tay nghề, thực hiện phƣơng châm “cung cấp cần câu, không cấp cá”.

Về lâu dài, hình thành chƣơng trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực. Thực hiện tốt việc xã hội hoá công tác đào tạo

nghề. Những nông dân không đáp ứng yêu cầu, cần đƣợc hỗ trợ chuyển sang lao động trong các lĩnh vực khác.

Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, đổi mới nhận thức nông dân. Hình thành các kênh thông tin (truyền hình, truyền thanh… phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn). Có chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia cung cấp nội dung thông tin phục vụ nông nghiệp, nông thôn cho các phƣơng tiện truyền thông đại chúng. Ƣu tiên đầu tƣ cho công tác in ấn, xuất bản sách báo phổ biến kỹ thuật cho nông dân.

(6) Từng bước phát triển thị trường công nghệ cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn

Cần có chính sách hỗ trợ cho việc mở rộng thị trƣờng công nghệ trên địa bàn nông thôn, hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp, chú ý thực hiện thƣơng mại hóa các sản phẩm KH&CN cả từ phía ngƣời chuyển giao (bên cung) và đối tƣợng nhận chuyển giao (bên cầu).

Đối với lĩnh vực nông nghiệp luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nông dân lại quen với phƣơng thức sản xuất truyền thống, nên sự chủ động tiếp cận với kết

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách thúc đẩy nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa (nghiên cứ (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)