Kết quả nghiên cứu khoa học nổi bật trong trồng trọt vùng Đồng bằng sông

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách thúc đẩy nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa (nghiên cứ (Trang 35)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Kết quả nghiên cứu khoa học nổi bật trong trồng trọt vùng Đồng bằng sông

bằng sông Hồng

Những kết quả về KH&CN nổi bật trong thời gian gần đây phục vụ cho phát triển nông nghiệp vùng ĐBSH là việc chọn tạo thành công và đƣa vào sản xuất một số giống lúa lai và giống lúa thuần ngắn ngày cho vùng thâm canh; các giống lúa có chất lƣợng cao; các giống cây màu (lạc, đậu tƣơng, khoai tây, khoai lang) phục vụ cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng và các giống rau (cà chua, dƣa chuột lai) phục vụ cho ăn tƣơi và chế biến xuất khẩu. Rất nhiều giải pháp công nghệ và biện pháp kỹ thuật tiên tiến có hiệu quả cao cũng đã đƣợc giới thiệu và áp dụng vào sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSH.

a. Kết quả nghiên cứu về cây lúa

Hiện nay xu thế chung của sản xuất lúa gạo nƣớc ta nói chung và ở ĐBSH nói riêng là chuyển từ giống dài ngày sang dùng giống ngắn ngày, giống chất lƣợng cao với mục tiêu là giảm chi phí lao động, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng và hiệu quả kinh tế. Trong những năm qua, trên địa bàn ĐBSH, các tổ chức KH&CN đã chọn tạo và giới thiệu cho sản xuất nhiều giống lúa có tính thích ứng rộng và hiệu quả kinh tế cao, đƣợc nhân dân ở nhiều địa phƣơng áp dụng và nhân rộng. Đó là:

- Giống lúa ngắn ngày, năng suất cao phù hợp với cơ cấu 2 vụ lúa, 01 vụ màu vùng ĐBSH: Có thời gian sinh trƣởng ngắn (từ 100-110 ngày), chất lƣợng gạo ngon, năng suất cao (từ 60-75 tạ/ha), trồng cho cả 2 vụ xuân và mùa, chống chịu sâu bệnh tốt; thích ứng đƣợc với các vùng sinh thái của ĐBSH; có khả năng chịu hạn, chống chịu sâu bệnh cao.

- Về nghiên cứu phát triển lúa lai: Viện Cây lƣơng thực và Cây thực phẩm đã nghiên cứu và làm chủ đƣợc công nghệ chọn thuần và nhân dòng bố mẹ phục vụ cho công tác chọn tạo giống lúa lai. Các giống lúa lai mới tạo ra trong nƣớc có năng suất tƣơng đƣơng so với các tổ hợp lúa lai của Trung Quốc nhập nội, nhƣng có chất lƣợng gạo cao hơn và khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn.

Cùng với công tác về giống thì kỹ thuật gieo trồng cũng đƣợc cải tiến đáng kể. Hiện nay trên một số địa phƣơng nhƣ thành phố Hà Nội và các tỉnh nhƣ Hải Dƣơng, Hƣng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định đã và đang triển khai mở rộng kỹ thuật lúa gieo thẳng giúp cho thời gian sinh trƣởng của lúa rút xuống từ 7 đến 10 ngày, tạo điều kiện thuận lợi bố trí thời vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Kỹ thuật này cũng giúp cho nông dân thay đổi tập quán sản xuất, giải phóng sức lao động trong nông thôn, tiết kiệm công lao động nên hiệu quả sản xuất cao.

b. Kết quả nghiên cứu về cây đậu, đỗ

Chủ yếu ở ĐBSH là trồng cây lạc và cây đậu tƣơng có khả năng chống chịu bệnh tốt, thích hợp cho các vùng trồng lạc chủ yếu và vùng trồng lạc thâm canh ở ĐBSH.

Với cây đậu tƣơng, đã chọn tạo đƣợc một số giống đậu tƣơng có thời gian sinh trƣởng ngắn (dƣới 90 ngày) thích hợp cho việc trồng xen canh vụ đông và các giống có thời gian sinh trƣởng trung bình có năng suất đạt 15-30 tạ/ha, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, thích hợp cho việc luân canh và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đậu tƣơng là cây trồng chủ lực cung cấp protein, dầu ăn có vai trò quan trọng nhƣ các cây ăn hạt chủ lực nhƣ lúa, ngô... nhu cầu ngày càng tăng để đáp ứng thức ăn cho ngƣời, gia súc và thủy sản. Năm 2007 Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 2,5 triệu tấn quy hạt11

.

Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lƣợng đậu tƣơng qua các năm

Năm

Chỉ tiêu 1995 2000 2005 2008

Diện tích (1000 ha) 121,1 124,1 203,6 191,0 Năng suất (tạ/ha) 10,03 12,0 14,3 14,7 Sản lƣợng (1000 tấn) 125,5 149,3 290,6 268,6

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2008)

Trƣớc thƣ̣c trạng đất sản xuất tại nhiều vùng ĐBSH đã và đang bị khai thác quá mức thì việc nghiên cứu, áp dụng kết quả nghiên cứu về giống, về kỹ thuật canh tác, cùng với các giải pháp từ chính sách của Nhà nƣớc sẽ đƣa cây đậu tƣơng có vị trí vững chắc trong cơ cấu kinh tế, trong luân canh, tăng vụ giữa các cây trồng phù hợp điều kiện sản xuất của ĐBSH, góp phần cải tạo đất bạc màu hiện nay.

c. Kết quả nghiên cứu về cây hoa

Ƣớc tính cả nƣớc có khoảng 13.400 ha hoa, cây cảnh, trong đó các tỉnh miền Bắc (mà tập trung chủ yếu ở ĐBSH) có tới 6.400 ha, miền Nam có 7.000 ha, thu nhập bình quân trồng hoa, cây cảnh ở cả nƣớc là 72 triệu đồng/ha/năm. Những nơi có diện tích hoa tập trung và trồng với quy mô lớn (xã Tây Tựu, huyện Mê Linh) thu nhập trồng hoa từ 230-250 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt có mô hình (quy mô 2-10 ha) thu nhập đạt tới 350 triệu đồng/ha/năm (nhƣ trồng hoa trong nhà lƣới ở Bình Lục, Hà Nam). Những nơi trồng theo kiểu quảng canh, thì thu nhập chỉ đạt 40-60 triệu đồng/ha/năm. Nhƣ vậy, nếu có kỹ thuật canh tác tốt, thu nhập từ trồng hoa có thể cao hơn so với trồng lúa từ 9 - 10 lần, nhiều hộ gia đình có thu nhập cao (từ 60-120 triệu đồng/hộ/năm)12.

Thị trƣờng tiêu thụ hoa - cây cảnh chủ yếu là ở nội địa (chiếm 80% sản lƣợng), còn lại là dành cho xuất khẩu. Các loại hoa chủ yếu là hồng, cúc, lily, địa lan, hồng môn, lay-ơn, đồng tiền, ly, loa kèn....

d. Kết quả nghiên cứu về rau quả

Trong các loại rau ăn quả, một số loại cây có giá trị kinh tế cao nhƣ: Cà chua, dƣa chuột, dƣa hấu, ớt ngọt... đã đƣợc nông dân một số địa phƣơng trồng trong nhà lƣới, còn chủ yếu vẫn là trồng ngoài đồng. Công nghệ đƣợc chuyển giao phổ biến là kỹ thuật ghép trong quy trình nhân giống nhằm bảo đảm cây giống khoẻ mạnh và sạch bệnh.

Các thí nghiệm của Viện Nghiên cứu rau quả đã đƣợc triển khai từ năm 1998 và đã đƣợc ứng dụng rộng rãi ngoài sản xuất ở các tỉnh Nam Định, Hƣng Yên, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang... đã cho năng suất cao (giống cà chua ghép năng suất cao hơn không ghép từ 40-50 % thậm chí là 100%, hiệu quả kinh tế tăng 40-50%).

Bảng 2.3: Đánh giá hiệu quả sử dụng cây giống ghép trong sản xuất rau tại Viện Nghiên cứu rau quả

Cây trồng

Giá cây giống ghép

(đ)

Giá cây giống thƣờng (đ) Số lƣợng cây/ha Năng suất cây ghép (tấn/ha) Năng suất cây không ghép (tấn/ha) Dƣa chuột 500 150 30.000 45 25 Dƣa hấu 1.000 400 18.000 28 18 Cà chua 800 200 28.000 40 25

(Nguồn: Viện Nghiên cứu rau quả)

e. Đánh giá thành tựu chung đạt được

Có thể thấy rằng, trong những năm qua, nhiều dự án về ứng dụng kết quả nghiên cứu trong nông nghiệp với cơ chế hỗ trợ phù hợp và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ năm 1995 đến nay, năng suất lúa tăng từ gần 30 tạ/ha lên đến 50 tạ/ha, đƣa Việt Nam thành nƣớc có năng suất cao gấp 1,5 lần Thái Lan và đứng đầu Đông Nam Á. Trong sản xuất các loại cây lƣơng thực, cây rau màu khác đã xây dựng đƣợc quy trình và xác định đƣợc các mẫu cây trồng có chất lƣợng nhƣ các giống ngô, đậu tƣơng, lúa, cà chua, khoai lang, khoai tây, đu đủ… Hoàn thiện đƣợc quy trình sản xuất rau an toàn và áp dụng trên phạm vi rộng.

Theo đánh giá của các chuyên gia, kết quả nghiên cứu đã giúp nông nghiệp có tốc độ tăng trƣởng mạnh trong những năm qua. KH&CN đóng vai trò quan trọng trong khâu lai tạo, nhân giống cây trồng mới, tăng năng suất, thay thế giống nhập ngoại. Việc ứng dụng kết quả nghiên cứu giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tăng giá trị sản xuất, đƣa nƣớc ta vào nhóm các nƣớc xuất khẩu hàng đầu thế giới về gạo, cà phê, hạt tiêu, điều, cao su. Trong những năm qua, Việt Nam vẫn luôn giữ vị trí thứ 2, năm 2011, 2012 đứng ở vị trí thứ nhất thế giới về xuất khẩu gạo13. Công nghệ nhân giống

13www.VnEconomy.vn, www.sggp.org.vn: Năm 2011 Việt Nam xuất khẩu 7,2 triệu tấn gạo, năm 2012 xuất khẩu 7,5 triệu tấn gạo - 08/4/2013.

đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực, tạo ra đƣợc các giống sạch bệnh, tránh ảnh hƣởng điều kiện thời tiết bất lợi, làm tăng năng suất cây trồng, chủ động đƣợc về giống.

Những con số nêu trên cho thấy, KH&CN đã và đang cùng song hành và tiếp sức cho nhà nông trên bƣớc đƣờng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, từng bƣớc làm thay đổi những tập quán sản xuất cũ, lạc hậu; giải quyết vấn đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng giống cây trồng có năng suất, chất lƣợng và hiệu quả kinh tế cao, tăng năng suất, tăng thu nhập cho ngƣời dân, đã tạo đƣợc những đột phá mới trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, để lại những dấu ấn rõ nét trong việc nhân rộng một số mô hình ứng dụng KH&CN, tạo động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Việc áp dụng CNSH vào các lĩnh vực trồng trọt đã tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lƣợng, góp phần bảo đảm cung ứng giống cho nông dân.

Bảng dƣới đây cho thấy giá trị sản phẩm trồng trọt thu đƣợc trên một ha đất nông nghiệp của vùng ĐBSH ngày một tăng cao, từ 63,50 tỷ đồng vào năm 2008, tăng lên 94,25 tỷ đồng vào năm 2011.

Bảng 2.4: Giá trị sản phẩm trồng trọt thu đƣợc trên một ha tại đồng bằng sông Hồng năm 2008 – 2011

Năm Giá trị thu đƣợc (Tỷ đồng)

2008 63,50

2009 65,07

2010 77,05

2011 94,25

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011, NXB Thống kê – 2012)

2.3. Những hạn chế của chính sách nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đối với cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng

2.3.1. Đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp còn thấp

So với yêu cầu, nhìn chung đầu tƣ cho nông nghiệp vẫn còn thấp. Xét về mặt xã hội, tổng mức đầu tƣ xã hội cho nông nghiệp, nông thôn không những không tăng lên mà lại có chiều hƣớng giảm một cách đáng lo ngại. Năm 1990, tỷ lệ đầu tƣ xã hội cho nông nghiệp, nông thôn khoảng 13,85% nhƣng đến năm 2008 xuống còn 6,45%, năm 2010 và năm 2011 chỉ còn khoảng hơn 6%.

Theo báo cáo của Chính phủ trả lời chất vấn trƣớc Quốc hội năm 2011, nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) cho nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ lệ rất ít và có xu hƣớng giảm dần, từ 8% trong tổng cơ cấu FDI của cả nƣớc năm 2001 xuống chỉ còn 1% năm 2010. Tính chung trong vòng 20 năm, từ 1990 đến 2010, FDI cho nông nghiệp chỉ đạt 4,3 tỷ USD (chiếm 2,3%), tức mỗi năm chỉ thu hút đƣợc 215 triệu USD. Cơ cấu đầu tƣ cho nông nghiệp theo các các lĩnh vực thể hiện ở bảng dƣới đây.

Bảng 2.5: Vốn đầu tƣ theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế

Năm Tổng số Chia ra Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Nghìn tỷ đồng 2000 151,2 20,9 59,3 70,9 2001 170,5 16,1 72,2 82,1 2002 200,1 17,5 84,7 97,9 2003 239,2 20,2 98,8 120,2 2004 290,9 23,0 124,4 143,6 2005 343,1 25,7 146,1 171,3 2006 404,7 30,1 170,9 203,7 2007 532,1 34,0 222,4 275,7 2008 616,7 39,8 249,1 327,9

Năm Tổng số Chia ra Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 2009 708,8 44,4 288,0 376,5 Cơ cấu (%) 2000 100,0 13,8 39,2 46,9 2001 100,0 9,5 42,4 48,2 2002 100,0 8,8 42,3 48,9 2003 100,0 8,5 41,3 50,3 2004 100,0 7,9 42,8 49,4 2005 100,0 7,5 42,6 49,9 2006 100,0 7,4 42,2 50,3 2007 100,0 6,4 41,8 51,8 2008 100,0 6,4 40,4 53,2 2009 100,0 6,3 40,6 53,1 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Nhƣ vậy, xét cả về giá trị đầu tƣ tuyệt đối thì đầu tƣ cho cả ngành nông nghiệp tăng lên trong suốt thời gian từ năm 2000 đến 2009, tuy nhiên cơ cấu đầu tƣ thì chỉ chiếm 6,3% so với đầu tƣ cho công nghiệp, xây dựng là 40,6% và dịch vụ là 53,1% vào năm 2009. Nguồn vốn đầu tƣ cho nông nghiệp năm 2010 chỉ đáp ứng 53% nhu cầu, năm 2011 chỉ đáp ứng 33% nhu cầu14

.

Thấy rằng, trong khi ngành nông nghiệp đóng góp cho GDP khoảng 20%, thì đầu tƣ cho nông nghiệp vẫn còn rất hạn chế so với nhu cầu phát triển của ngành.

2.3.2. Đầu tư cho các chương trình KH&CN chưa đáp ứng yêu cầu

Tính trên phạm vi cả nƣớc, trong 5 năm từ 2006-2010, tổng số vốn đầu tƣ cho chƣơng trình KH&CN nông nghiệp mới chỉ khoảng 2.600 tỉ đồng, có 4.386 đề tài nghiên cứu khoa học và dự án sản xuất thử nghiệm các cấp đƣợc triển khai15. Bên cạnh đó, thực tế hiệu quả thực hiện các đề tài, dự án

KH&CN nông nghiệp thời gian qua còn thấp. Nhiều đề tài sau khi nghiệm thu không triển khai đƣợc vào sản xuất do chất lƣợng kém và không xuất phát từ yêu cầu thực tiễn; khâu sản xuất thử nghiệm nhằm hỗ trợ đƣa sản phẩm vào sản xuất hoặc đến với doanh nghiệp lại chƣa đƣợc chú trọng đúng mức.

Mặc dù vậy, trên địa bàn vùng ĐBSH, với những nỗ lực và cố gắng từ Bộ KH&CN đến các Sở KH&CN, trong những năm gần đây, năng lực xây dựng các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tƣ phát triển KH&CN của các địa phƣơng đã từng bƣớc đƣợc nâng lên, thông qua số liệu tỷ lệ sử dụng đƣợc vốn đầu tƣ phát triển của các địa phƣơng trong vùng ngày càng cao hơn. Cụ thể theo số liệu các bảng dƣới đây:

Bảng 2.6: Tổng hợp kinh phí cho hoạt động KH&CN vùng đồng bằng sông Hồng

Đơn vị tính: 1000đ

Năm

Kinh phí trung ƣơng giao Kinh phí UBND tỉnh/TP phê duyệt và sử dụng Đầu tư phát triển Sự nghiệp khoa học Đầu tư phát triển Sự nghiệp khoa học 2007 396.000 235.230 102.942 255.207 2008 444.568 248.272 125.989 246.424 2009 752.000 319.833 269.147 283.966

(Nguồn: Kỷ yếu hội nghị KH&CN các tỉnh vùng ĐBSH lần thứ VII (2007 – 2009)

Bảng 2.7: Kinh phí đầu tƣ phát triển KH&CN các tỉnh vùng ĐBSH

Đơn vị: Triệu đồng

TT Tỉnh/thành phố Năm Kinh phí

TƢ giao Kinh phí địa phƣơng duyệt Kinh phí thực hiện 1 Hà Nội 2009 433000 433000 157,400 2010 472057 472057 417869 2 Hải Phòng 2009 40000 4890 4.90

TT Tỉnh/thành phố Năm Kinh phí TƢ giao Kinh phí địa phƣơng duyệt Kinh phí thực hiện 2010 50000 11500 11500 3 Quảng Ninh 2009 30000 30000 24415 2010 35000 35000 34905 4 Vĩnh Phúc 2009 70000 40000 40000 2010 80000 40000 40000 5 Hải Dƣơng 2009 98000 900 900 2010 98000 2746 2746 6 Hƣng Yên 2009 15000 0 0 2010 15000 0 0 7 Bắc Ninh 2009 10000 1000 1700 2010 10000 20000 32300 8 Hà Nam 2009 9000 0 0 2010 9000 0 0 9 Nam Định 2009 11000 9000 9000 2010 11000 8000 8000 10 Ninh Bình 2009 25000 0 0 2010 25000 0 0 11 Thái Bình 2009 11000 11000 11000 2010 11000 10000 10000 Tổng số 1.568.057 1.129.093 801.740

(Nguồn: Kỷ yếu hội nghị KH&CN

Bảng 2.8: Tình hình sử dụng kinh phí KH&CN của tỉnh/thành phố đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2009-2011

Đơn vị tính: Triệu đồng

Tỉnh/Tp Kinh phí đƣợc UBND tỉnh phê duyệt Kinh phí thực hiện Tổng số kinh phí thực hiện Đầu tư phát triển Sự nghiệp KH Đầu tư phát triển Sự nghiệp KH Bắc Ninh 70000 47755 70000 47755 117775 Hà Nam 1500 36080 1500 32942 34442 Hà Nội 1512057 514483 575269 274120 849389 Hải Dƣơng 5550 64834 5550 64834 70384 Hải Phòng 31390 120865 16390* 73745* 90135* Hƣng Yên 42000 38640 15000* 36282 51282 Nam Định 35500 57125 17000* 35920* 52920* Ninh Bình 0 44429 0 27544* 27544* Quảng Ninh 135000 49240 129320 50503 179823 Thái Bình 47000 51499 47000 51499 54499 Vĩnh Phúc 130000 56930 120000 58818 178818 Tổng số 2.009.997 1.081.880 948.639 616.753 1.536.412

Ghi chú: * chƣa có số liệu năm 2011.

(Nguồn: Kỷ yếu hội nghị KH&CN

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách thúc đẩy nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa (nghiên cứ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)