Ứng dụng kết quả nghiên cứu trong trồng trọt tại Đồng bằng sông Hồng

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách thúc đẩy nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa (nghiên cứ (Trang 63)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.2.Ứng dụng kết quả nghiên cứu trong trồng trọt tại Đồng bằng sông Hồng

Hồng

Tại ĐBSH đã xuất hiện mô hình trồng rau, hoa - cây cảnh CNC, đem lại giá trị sản lƣợng gấp 5 đến 10 lần so với phƣơng thức canh tác khác. Tại TP. Hà Nội và Hải Phòng, mô hình trồng hoa và rau ứng dụng CNC trong nhà kính đã đƣợc triển khai, mở ra một hƣớng mới trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc tổ chức sản xuất và áp dụng CNC trong trồng trọt hiện nay còn dựa nhiều vào kinh nghiệm và tự học hỏi. Hàng loạt vấn đề nhƣ phòng chống dịch bệnh, chọn tạo giống mới, tiêu thụ… ngƣời nông dân chƣa giải quyết đƣợc. Trong khi đó, nhu cầu học tập kết quả nghiên cứu của nông dân rất cao, giải pháp để đẩy mạnh xây dựng và phát triển các khu nông nghiệp CNC nên bắt đầu từ các trung tâm kinh tế lớn. Vì vậy, cần xây dựng khu nông nghiệp CNC đa chức năng là một trung tâm nghiên cứu, đào tạo và CGCN, là nơi nghiên cứu hoàn thiện mô hình, đào tạo, CGCN cho các doanh nghiệp, trang trại và cho hộ nông dân. Có thể làm đầu mối cung cấp vật tƣ sản xuất, môi giới tiêu thụ sản phẩm. Khu nông nghiệp CNC không phải là nơi sản xuất sản phẩm hàng hoá thƣơng mại thông thƣờng, mà là nhân tố thúc đẩy, làm vai trò “đầu tàu” để phát triển kinh tế địa phƣơng, sản xuất hàng hoá chất lƣợng cao, có sức cạnh tranh.

Các mô hình nông nghiệp ứng dụng CNC cần dựa vào điều kiện tự nhiên và thế mạnh của từng tỉnh/thành phố để đƣa ra mô hình phù hợp. Về công nghệ phải lựa chọn công nghệ mới, giống mới để tạo ra những sản phẩm có hàm lƣợng khoa học cao, dễ áp dụng, phù hợp với trình độ dân trí và điều kiện kinh tế của ngƣời dân. Đối với các địa phƣơng xa các trƣờng đại học, cơ quan nghiên cứu nên xây dựng khu nông nghiệp CNC đơn ngành với một hoặc hai đối tƣợng cây trồng, chủ yếu là trình diễn công nghệ.

Bài học kinh nghiệm triển khai xây dựng mô hình nông nghiệp CNC là: - Phải luôn gắn KH&CN với phát triển kinh tế - xã hội. Mọi hoạt động NCKH và CGCN phải xuất phát từ những yêu cầu cụ thể của kinh tế - xã hội và giải quyết các vấn đề bức thiết từ thực tiễn cuộc sống thì các kết quả

nghiên cứu mới có địa chỉ ứng dụng, sản phẩm KH&CN mới "bán đƣợc" và có điều kiện tiếp tục phát triển.

- Tiếp tục đổi mới quản lý hoạt động KH&CN. Cơ chế quản lý KH&CN phải liên tục đƣợc đổi mới, trong đó cần phải gắn với định hƣớng, chƣơng trình và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; phát triển thị trƣờng KH&CN; vai trò quản lý nhà nƣớc trong việc xây dựng hệ thống các chính sách, biện pháp khuyến khích tạo môi trƣờng cho hoạt động KH&CN.

- Tăng cường đầu tư tiềm lực KH&CN, đặc biệt là tiềm lực về nguồn nhân lực chất lượng cao. Không có tiềm lực KH&CN đáp ứng đƣợc yêu cầu thì không thể nào xây dựng đƣợc khu CNC. Muốn vậy phải tạo động lực cho phát triển KH&CN, khuyến khích xã hội hoá các nguồn vốn đầu tƣ cho hoạt động KH&CN, khai thác, sử dụng một cách hiệu quả tiềm lực KH&CN của các cơ quan Trung ƣơng và địa phƣơng.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ chức và quản lý KH&CN. Đây là nội dung rất quan trọng, không có tổ chức KH&CN tốt thì không thể khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực tốt làm KH&CN đƣợc, cũng nhƣ nâng cao trình độ nghiệp vụ và chuyên môn của đội ngũ làm quản lý và hoạt động KH&CN đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách thúc đẩy nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa (nghiên cứ (Trang 63)