Vài nét về kinh tế xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc sau hòa bình lập lạ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự nghiệp giáo dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong mười năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội (1954 - 1964 (Trang 55)

bình lập lại

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà. Miền Nam tạm thời dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn.

Tình hình đó đặt ra cho nhân dân hai miền Nam - Bắc những nhiệm vụ chiến lược khác nhau nhưng có quan hệ hỗ trợ nhau: miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; miền Bắc là hậu phương lớn, miền Nam là tiền tuyến lớn.

Cùng với miền Bắc, dưới sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là Đảng bộ các địa phương, nhân dân các tỉnh miền núi phía Bắc bước vào thời kỳ cách mạng mới với nhiều thuận lợi và những thách thức, khó khăn. Thuận lợi lớn nhất là đồng bào được sống trong hoà bình, tự do, cùng nhau đoàn kết khôi phục kinh tế, xây dựng quê hương.

Tuy nhiên khó khăn, thách thức cũng rất nhiều. Hòa bình trở lại, vấn đề cải thiện và nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân trở thành một yêu cầu bức thiết. Trong khi đó, tình hình kinh tế của các tỉnh miền núi vẫn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp lạc hậu, mang tính chất tự cung, tự cấp. Cơ sở cho công cuộc xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa chưa có sẵn. Do vậy, với các tỉnh miền núi, quá trình khôi phục kinh tế, phát triển sản xuất tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội sẽ lâu dài, khó khăn và phức tạp hơn. Thêm vào đó là hậu quả của chín năm kháng chiến quá nặng nề. Đường giao thông, cầu

cống, kho tàng, nhà cửa bị tàn phá, nông cụ và trâu bò - nguồn sức kéo chủ yếu của ngành nông nghiệp bị thiếu nghiêm trọng. Ruộng đồng nhiều nơi còn bị hoang hóa, không người chăm lo, sản xuất. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, thậm chí nhiều nơi còn bị đói. Cuối năm 1954, nạn đói diễn ra ở một số huyện của tỉnh Thái Nguyên, nghiêm trọng nhất là huyện Phổ Yên. Nhiều tập tục lạc hậu đã được bài trừ trong những năm kháng chiến nay lại trỗi dậy gây mất ổn định trong làng xã, thôn xóm.

Tình hình kinh tế, đời sống của nhân dân đã khó khăn là vậy, tình hình chính trị, xã hội ở các tỉnh miền núi trong những năm đầu hòa bình lập lại càng khó khăn với những diễn biến phức tạp. Ở Thái Nguyên, một số tên tay sai phản động đội lốt các chức sắc tôn giáo từ Thái Bình, Nam Định lên tuyên truyền, dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào theo đạo Thiên chúa di cư vào Nam. Một số người nhẹ dạ vội vã bỏ nhà, bỏ quê hương đi theo chúng. Ở thị xã Lạng Sơn, lực lượng phản động còn tổ chức biểu tình đòi chính quyền ta cho tự do di cư.

Mặc dù bị thất bại, phải rút quân khỏi Đông Dương nhưng các thế lực đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ vẫn âm mưu chống phá cách mạng. Chúng dùng gián điệp, biệt kích, thổ phỉ chống lại ta, cắt dây điện thoại, gài mìn, bắn súng, ném lựu đạn vào trạm gác, nơi làm việc của cơ quan chính quyền, doanh trại bộ đội, v.v… Nghiêm trọng hơn, khi Hiệp định đình chiến được ký kết, thực dân Pháp tranh thủ thả dù, tiếp tế lương thực, đạn dược, điện đài, bản đồ quân sự cho bọn thổ phỉ ở Hà Giang hoạt động. Âm mưu của chúng là sử dụng bọn phỉ ở Hà Giang cùng với bọn phỉ ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La và bọn phỉ bên Lào nổi dậy cướp chính quyền cách mạng, tạo thành một "căn cứ", một "địa bàn" phỉ rộng lớn để chống phá cách mạng nước ta.

Lĩnh vực giáo dục cũng có rất nhiều khó khăn mà khó khăn lớn nhất là đồng bào bị mù chữ còn nhiều. Đến năm 1954, sáu tỉnh miền núi vẫn còn trên 30 vạn người chưa biết chữ, thậm chí có nơi vùng cao, vùng hẻo lánh, như xã Dương An (Đồng Văn, Hà Giang) vẫn chưa có một người nào biết chữ [120]. Trình độ học vấn của cán bộ địa phương cũng rất thấp. Theo khảo sát của tỉnh

Cao Bằng, trong số 200 huyện uỷ viên vẫn còn 1 người mù chữ, 122 người chưa học hết cấp 1, 72 người chưa học hết cấp 2; trong số 46 nhân viên văn phòng, hành chính huyện còn 7 người mù chữ, 26 người chưa học hết cấp 1, 12 người chưa học hết cấp 2, chỉ có 1 người học hết lớp 7 [124]. Trong khi đó, cơ sở của ngành giáo dục được xây dựng trong những năm kháng chiến sau ngày hòa bình lập lại đều chuyển về xuôi, gây sự thiếu hụt nghiêm trọng, nhất là tình trạng thiếu giáo viên. Hầu hết lực lượng giáo viên tham gia công tác ở các tỉnh miền núi trong những năm kháng chiến đến hòa bình lập lại đều muốn xin chuyển về xuôi, thậm chí có địa phương, giáo viên còn chuyển sang kinh doanh, buôn bán không tham gia giảng dạy, như một số giáo viên ở tỉnh Cao Bằng.

Nguy hại hơn, tình trạng nhân dân ở các tỉnh miền núi, vùng biên cương Tổ quốc không biết chữ, dân trí thấp sẽ là một trong những cơ hội để các thế lực phản động tranh thủ, lợi dụng chống phá Nhà nước ta. Bọn chúng lợi dụng sự kém hiểu biết, trình độ dân trí thấp của đồng bào để tuyên truyền thông tin phản động, gây chia rẽ khối đại đoàn kết của dân tộc ta, kích động đồng bào chống lại Đảng và Nhà nước ta, v.v... Chính vì vậy, vấn đề nâng cao dân trí cho đồng bào các dân tộc miền núi, vùng biên cương Tổ quốc không chỉ có ý nghĩa về mặt văn hóa, tư tưởng mà còn có ý nghĩa về mặt chính trị và an ninh, quốc phòng.

Để giải quyết những khó khăn, đưa các tỉnh miền núi phát triển, bên cạnh việc tăng gia sản xuất, ổn định đời sống nhân dân là công tác xây dựng và phát triển giáo dục. Giáo dục phát triển sẽ nâng cao trình độ dân trí cho đội ngũ cán bộ và nhân dân, cung cấp được một nguồn lực lao động có tay nghề đáp ứng được nhu cầu khôi phục và phát triển kinh tế của các tỉnh miền núi. Quan trọng hơn, giáo dục phát triển còn góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia. Từ năm 1954, miền Bắc được hòa bình, Đảng và Nhà nước có điều kiện hơn trong việc chăm lo sự nghiệp giáo dục cho nhân dân nói chung và đồng bào các tỉnh miền núi nói riêng. Do vậy, cũng từ năm 1954, dưới sự

lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, công tác giáo dục ở các tỉnh miền núi có điều kiện phát triển tốt hơn, đạt được nhiều kết quả to lớn hơn so với thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự nghiệp giáo dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong mười năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội (1954 - 1964 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)