Chủ trương của Đảng về xây dựng nền giáo dục Việt Nam, giáo dục miền nú

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự nghiệp giáo dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong mười năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội (1954 - 1964 (Trang 27)

giáo dục miền núi

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đã phá tan xiềng xích của chế độ thực dân gần một trăm năm cùng với chế độ phong kiến hàng nghìn năm và khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Toàn dân Việt Nam phấn khởi bước vào kỷ nguyên mới của đất nước: kỷ nguyên Độc lập và Tự do. Đó chính là điều kiện cơ bản để Đảng, Nhà nước và nhân dân ta xây dựng lại đất nước về mọi mặt, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên, khi tiến hành xây dựng nền giáo dục mới, chúng ta cũng gặp không ít khó khăn. Khó khăn lớn nhất là đại bộ phận nhân dân không biết chữ; nền kinh tế lạc hậu, nhân dân vẫn còn bị đói và khó khăn nữa là nạn ngoại xâm đang đe dọa nền độc lập, tự do mà nhân dân ta mới giành được trong Cách mạng Tháng Tám.

Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, để bảo vệ, giữ vững chính quyền cách mạng, Đảng và Nhà nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, đã đề ra chủ trương đầu tiên nhằm giải quyết những nhiệm vụ cấp bách của đất nước.

Người nói: “Nhiệm vụ cần kíp của ta lúc này là phải củng cố chính quyền cách mạng, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân. Phải tập trung lực lượng của dân tộc để chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm” [30, tr. 28].

Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh là người hiểu hơn ai hết sự nguy hại của việc không biết chữ. Người chỉ rõ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Sự dốt nát là một loại giặc nội xâm, ảnh hưởng đến công cuộc kiến thiết nước nhà: “Quốc dân Việt Nam! Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân giàu nước mạnh, mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ” [57, tr. 36]. Trong Lời kêu gọi Chống nạn thất học, Người cũng đã chỉ rõ tình trạng gần như hoàn toàn mù chữ của nhân dân Việt Nam, coi đó là trở lực lớn đối với sự tiến bộ và giàu mạnh của đất nước sau này. Vì thế, Người khẳng định: “Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí” [57, tr. 36].

Trong lúc một số lực lượng nước ngoài đang có âm mưu chống lại nền độc lập của dân tộc Việt Nam thì nhiệm vụ chống nạn thất học có vai trò rất quan trọng. Bởi lẽ, nếu biết đọc biết viết, nhân dân sẽ hiểu biết về bản chất của chế độ mới, hiểu biết quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, nhất là việc bỏ phiếu bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sắp tới, từ đó động viên lòng yêu nước, hun đúc ý chí xây dựng và bảo vệ chế độ mới. Chính vì vậy, trong những ngày đầu tiên giành được chính quyền cách mạng, mặc dù phải đối mặt với bộn bề khó khăn về mọi mặt nhưng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vẫn quyết định: “Trong thời hạn ngắn sẽ cử hành lệnh bắt buộc học chữ Quốc ngữ để chống nạn mù chữ đến triệt để. Vấn đề vô cùng quan trọng ấy, chúng ta chẳng chờ đến lúc sự sinh hoạt trở nên bình thường mới giải quyết. Ngay trong hoàn cảnh eo hẹp này, chúng ta cũng quả quyết tiến hành”.

Để nhanh chóng xóa bỏ tình trạng mù chữ, chỉ trong một ngày 8 - 9 - 1945, thay mặt Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành ba sắc lệnh quan trọng về công tác bình dân học vụ. Đó là:

- Sắc lệnh số 17/SL “Đặt ra một bình dân học vụ trong toàn cõi Việt Nam” chuyên lo việc học cho nhân dân.

- Sắc lệnh số 19/SL “Trong toàn cõi Việt Nam sẽ thiết lập cho nông dân và thợ thuyền những lớp học bình dân buổi tối” và quy định hạn trong 6 tháng, làng nào, thị trấn nào cũng phải có ít nhất cho 30 người theo học.

- Sắc lệnh số 20/SL chỉ rõ “Trong khi chờ đợi lập được nền tiểu học cưỡng bách, việc học chữ quốc ngữ từ nay bắt buộc và không mất tiền cho mọi người. Hạn trong một năm, toàn thể dân chúng Việt Nam trên 8 tuổi phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”.

Cũng trong ngày 8 - 9 - 1945, Người phát động chiến dịch diệt dốt đầu tiên trên toàn quốc. Chiến dịch kéo dài trong một năm, từ ngày 8 - 9 - 1945 đến ngày 8 - 9 - 1946.

Đặc biệt, đến tháng 10 năm 1946, một chương trình dự thảo hệ thống giáo dục bình dân đã được xây dựng. Theo đó, hệ thống giáo dục bình dân gồm có các lớp sau:

1. Sơ cấp bình dân: học sinh học 4 tháng, mỗi ngày học 2 giờ, dạy cho những người chưa biết chữ đến biết đọc, biết viết.

2. Dự bị bình dân: học sinh học 4 tháng, mỗi ngày học 2 giờ, dạy cho đọc thông, viết thạo (tương đương lớp 2 phổ thông).

3. Bổ túc bình dân: có 2 cấp: bổ túc bình dân cấp 1 (tương đương lớp 4 phổ thông) và bổ túc bình dân cấp 2 (tương đương cấp 2 phổ thông, riêng về khoa học xã hội học cao hơn). Thời gian học cho mỗi cấp từ 4 đến 6 tháng, mỗi ngày học 2 giờ, nội dung học là phổ biến kiến thức, giống chương trình giáo dục phổ thông.

Trong đó, lớp sơ cấp bình dân và dự bị bình dân nhằm xóa mù chữ, còn lớp bổ túc bình dân nhằm củng cố, bổ túc kiến thức cho học sinh sau khi mãn khóa hai lớp sơ cấp và dự bị tiếp tục học lên, tránh mù chữ trở lại.

Song song với công tác bình dân học vụ, xóa mù chữ cho nhân dân, chủ trương xây dựng nền giáo dục của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nền giáo dục mang tính dân tộc, khoa học và đại chúng cũng được tiến hành.

Chỉ một tháng sau ngày tuyên bố độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam, tháng 10 năm 1945, Bộ Giáo dục tuyên bố đường lối giáo dục cách mạng giai đoạn 1945 - 1946:

- Mục đích cao cả của nền giáo dục mới là "tôn trọng nhân phẩm, rèn luyện chí khí, phát triển tài năng" của mọi người để "phụng sự đoàn thể và góp phần vào cuộc tiến hóa chung của nhân loại";

- Phương pháp giáo dục là: "Bỏ lối học nhồi sọ, lối học hình thức, chú trọng phần thực học";

- Nội dung giáo dục gồm có phần học về chuyên môn, nghề nghiệp sẽ chiếm một địa vị quan trọng; hết sức đề cao tinh thần khoa học, nhằm trau dồi cho học sinh một lối nhận thức có quy củ, một phương pháp tư duy khoa học, phát triển óc phê bình, óc phân tích và tổng hợp, tinh thần sáng tạo và gắn liền với thực tế";

- Tổ chức là một nền giáo dục duy nhất chung cho toàn thể nhân dân [66, tr. 21 - 22].

Ngày 10 - 8 - 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số 146/SL và Sắc lệnh số 147/SL nêu rõ những nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục mới là: “Nền giáo dục của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một nền giáo dục duy nhất, đặt trên ba nguyên tắc cơ bản: đại chúng hóa, dân tộc hóa, khoa học hóa theo tôn chỉ phụng sự lý tưởng quốc gia và dân chủ” [14, tr. 77]. Hai Sắc lệnh còn quy định rõ bậc giáo dục ba cấp học là:

- Đệ nhị cấp có hai ngành: ngành học tổng quát và ngành học chuyên môn;

- Đệ tam cấp là bậc đại học.

Sắc lệnh cũng đề ra nhiệm vụ cho mỗi cấp học như sau:

- Bậc học cơ bản dạy những điều thường thức cần thiết và những tập quán tốt cho trẻ từ 7 tuổi với hạn học là 4 năm. Đây là bậc học cưỡng bách, học sinh không phải trả học phí. Sau bậc học cơ bản có lớp dự bị, hạn học 1 năm có mục đích dạy cho học sinh những kiến thức phổ thông đại cương.

- Ngành học phổ thông có hạn học là 4 năm, có sự hướng dẫn và tuyển trạch để đưa trẻ sang học ngành học chuyên nghiệp hay bậc học chuyên khoa để dự bị đại học.

- Bậc chuyên khoa dành cho học sinh đã qua lớp dự bị chuyên khoa và có hạn học 3 năm.

- Bậc đại học gồm nhiều ban văn khoa, khoa học, pháp lý, v.v… niên hạn ít nhất ba năm. Sinh viên tốt nghiệp bậc đại học sẽ có bằng đại học sĩ hoặc bác sĩ.

Như vậy, chỉ trong vòng gần một năm, từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 8 năm 1946, nền giáo dục của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bước đầu được xác định với mục đích, nhiệm vụ, phương pháp và tính chất giáo dục khác hẳn với nền giáo dục dưới thời thực dân Pháp cai trị. Đó là nền giáo dục tiến bộ, dân chủ với đầy đủ loại hình đào tạo, đầy đủ các ngành học, bậc học, được phân chia các cấp học từ thấp đến cao, bao gồm cả giáo dục theo chiều rộng và giáo dục theo chiều sâu và giành cho mọi đối tượng, không phân biệt giai tầng xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công cuộc xây dựng nền giáo dục mới đang tiến hành thì cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ.

Hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19 - 12 - 1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã nhất tề đứng dậy tiến hành cuộc kháng

chiến thần thánh chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ nền Độc lập và Tự do thiêng liêng của Tổ quốc.

Bước vào cuộc kháng chiến, cũng như các lĩnh vực chính trị, quân sự và kinh tế, ngành giáo dục cũng đứng trước những khó khăn, thử thách nghiêm trọng. Cuộc kháng chiến đã gây ra sự đảo lộn trong đời sống kinh tế xã hội, trong sinh hoạt của mọi tầng lớp nhân dân. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, những điều kiện hoạt động của ngành giáo dục vì thế cũng có nhiều thay đổi. Thầy trò phải tản cư, phải di chuyển về nông thôn và các khu an toàn để tiếp tục công việc giảng dạy, học tập. Các lớp bình dân ở các thành phố phải tạm ngừng dạy và học. Trường lớp bị phá huỷ, v.v… Nhưng khó khăn, nguy hại nhất lúc này là trong đội ngũ cán bộ, giáo viên xuất hiện những quan niệm không đúng, họ cho rằng kháng chiến thành công rồi học cũng chưa muộn, việc học không cấp bách bằng việc đánh giặc, v.v…

Trong hoàn cảnh kháng chiến, vẫn biết để duy trì tốt công tác giáo dục là một việc hết sức khó khăn nhưng Đảng ta vẫn chủ trương xây dựng và phát triển giáo dục. Giáo dục được duy trì và phát triển tốt sẽ tham gia vào việc động viên sức người sức của của nhân dân vào sự nghiệp kháng chiến; sẽ giúp tuyên truyền tinh thần yêu nước, lòng căm thù đối với chủ nghĩa thực dân và ý chí đấu tranh kiên cường để giành thắng lợi cuối cùng. Trong Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” ngày 12 - 12 - 1946, Ban thường vụ Trung ương Đảng chỉ rõ mục đích của cuộc kháng chiến là giành độc lập và thống nhất Tổ quốc. Tính chất của cuộc kháng chiến là: Trường kỳ, toàn dân, toàn diện và tự lực cánh sinh. Kháng chiến trên tất cả các mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa (trong văn hóa có cả giáo dục). Với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, văn hóa giáo dục cũng trở thành một mặt trận quan trọng, góp phần tạo nên sức mạnh của cả dân tộc để đủ sức đánh thắng bọn đế quốc xâm lược. Bản Chỉ thị nêu rõ nhiệm vụ của văn hóa, giáo dục trong giai kháng chiến là:

“1. Chống mù chữ, chống xâm lăng!

3. Văn nghệ sĩ giúp kháng chiến” [30, tr. 155].

Trong tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi”, đồng chí Trường Chinh cũng đã đề cập tới nhiệm vụ kháng chiến về mặt văn hóa - giáo dục là: “Kháng chiến về mặt văn hóa có hai nhiệm vụ:

1. Đánh đổ văn hóa ngu dân, nô dịch và xâm lược của thực dân Pháp; 2. Xây dựng nền văn hoá mới của nước Việt Nam dựa trên ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng…” [11, tr. 50].

Tiếp sau Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các văn kiện nói trên, nhiều nghị quyết, chỉ thị quan trọng khác đã từng bước cụ thể hóa nội dung và hình thức của giáo dục cũng như việc cải tiến, đổi mới cách dạy và học cho phù hợp với hoàn cảnh kháng chiến:

Tháng 4 năm 1947, Nghị quyết Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ IV, chỉ rõ những nhiệm vụ chính mà ngành giáo dục phải làm:

- Chương trình học phải thiết thực, nhằm mục đích đào tạo nhân tài, cần dùng cho kháng chiến, trước nhất về các ngành Y tế, Canh nông, Quân giới, cũng như Thương mại, Ngoại giao, v.v…

- Học sinh phải vừa học vừa tham gia sản xuất để tự cấp tự túc một phần nào;

- Tiếp tục phát triển bình dân học vụ;

- Chú ý mở trường ở các vùng quốc dân thiểu số” [30, tr. 188].

Tháng 1 năm 1948, Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (mở rộng), nêu rõ từng biện pháp cải tiến, đổi mới cách dạy và học: “Họp Hội nghị giáo giới, chấn chỉnh và mở mang việc học trong thời kháng chiến, định chương trình học cho các cấp, soạn sách giáo khoa mới, định cách dạy học trò theo lối mới vừa tránh được nạn nhồi sọ của thời thuộc Pháp, vừa thích hợp với tinh thần kháng chiến và dân chủ, mở trường Sư phạm đào tạo giáo sư mới và bổ túc cho giáo sư cũ, rút kinh nghiệm của các trường hiện nay

và mở thêm trường mới theo kế hoạch hẳn hoi. Mở trường và đặt chữ cho các vùng dân tộc thiểu số” [31, tr. 35].

Đến ngày 20 - 5 - 1948, Nghị quyết Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ IV (miền Bắc Đông Dương) cũng chỉ rõ:

“1. Chỉnh đốn giáo dục, sửa chữa lại chương trình giáo dục các cấp. Chính phủ mở thêm trường (tiểu học, trung học, đại học) và khuyến khích tư nhân mở trường tư.

2. Về bình dân học vụ:

a. Bình dân học vụ tiếp tục quét nạn mù chữ;

b. Đi đến bình dân học vụ bổ túc, dạy kiến thức phổ thông;

c. Không công chức hóa giáo viên bình dân học vụ; nhưng tuỳ theo địa phương mà thù lao cho giáo viên;

d. Đào tạo giáo viên cho hợp với các lớp học viên;

Đối với các dân tộc thiểu số, Nghị quyết chỉ rõ: “Mở thêm trường tiểu học, phát triển bình dân học vụ, đào tạo cán bộ bình dân học vụ người địa phương, cung cấp học bổng cho một số học sinh người dân tộc thiểu số” [31, tr. 105].

Tháng 7 năm 1948, Bộ Giáo dục triệu tập Hội nghị Giáo dục toàn quốc tại Việt Bắc. Đây là cuộc họp đầu tiên của ngành giáo dục trong thời kỳ kháng chiến gồm đủ đại biểu các liên khu và các trường học từ Liên khu IV trở ra. Đại hội đã nhất trí những vấn đề sau:

1. Đưa môn học giáo dục chính trị và đạo đức công dân vào chương trình các lớp cuối bậc học trung học phổ thông và trung học chuyên khoa;

2. Rút bớt những phần văn sử cổ kim Đông Tây chưa cần thiết để dạy thêm lịch sử cách mạng Việt Nam và văn chương cách mạng và kháng chiến;

3. Dành một buổi trong tuần để cho học sinh trung học tham gia lao động sản xuất và hoạt động xã hội;

4. Nhất trí bỏ Ban Hán tự, Ban sinh hóa (vì thiếu giáo viên), giữ lại Ban Toán - Lý, mở thêm Ban Văn học ở bậc trung học chuyên khoa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhân dịp Hội nghị Giáo dục toàn quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư đến Hội nghị. Trong thư, Người nêu rõ: “Chúng ta cần phải có một nền giáo dục kháng chiến và kiến quốc. Vậy chúng ta:

1. Phải sửa đổi triệt để chương trình giáo dục cho hợp với sự nghiệp

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự nghiệp giáo dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong mười năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội (1954 - 1964 (Trang 27)