Giáo dục bình dân

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự nghiệp giáo dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong mười năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội (1954 - 1964 (Trang 41)

Để giúp đỡ công tác bình dân học vụ ở miền núi, ngay sau khi thành lập (tháng 9 năm 1945), Nha Bình dân học vụ đã mở hai khoá huấn luyện sư phạm đào tạo cán bộ chống thất học. Khoá huấn luyện này có tên là khoá Đoàn kết. Khoá học bắt đầu từ ngày 25 tháng 6 đến ngày 27 tháng 7 năm 1946, có 75 học viên đại diện của 14 dân tộc như Mường, Tày, H‟Mông, Dao, v.v… theo học. Tiếp theo khoá học Đoàn kết, Nha Bình dân học vụ tổ chức khoá Xung phong mà học viên chủ yếu là cán bộ, giáo viên ở Hà Nội và các tỉnh miền xuôi tình nguyện lên miền núi cùng đồng bào xây dựng phong trào bình dân học vụ. Tại các tỉnh miền núi, ngành học bình dân cũng bắt đầu được xây dựng. Để chỉ đạo, hướng dẫn phong trào bình dân học vụ, tỉnh Thái Nguyên lập Ban Bình dân học vụ từ tỉnh đến xã. Cuối tháng 9 năm 1945, tỉnh Bắc Kạn cũng thành lập Ty Bình dân học vụ để chăm lo công tác xóa mù chữ cho nhân dân. Dưới Ty Bình dân học vụ, các huyện trong tỉnh cũng thành lập Ban Bình dân

học vụ. Các địa phương khác cũng lần lượt thành lập các ban phụ trách công tác bình dân học vụ.

Được sự giúp đỡ của Nha Bình dân học vụ, ngay sau khi thành lập, Ty bình dân học vụ các địa phương đã cử nhiều cán bộ đến các bản làng, cả ở vùng cao, hẻo lánh để vận động nhân dân hưởng ứng Chiến dịch diệt dốt của Trung ương, tham gia phong trào xóa nạn mù chữ. Sau gần trăm năm bị thực dân Pháp nô dịch về văn hóa, đại bộ phận đồng bào không biết chữ, nay được sống trong hòa bình, độc lập, tự do, được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vận động đi học để biết chữ, biết đọc, biết viết nên đồng bào rất phấn khởi, đi học rất sôi nổi, nhiệt tình. Đồng bào đi học không gọi là chữ quốc ngữ mà gọi là “chữ Cụ Hồ” đã phần nào nói lên sự tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước cũng như tinh thần, quyết tâm học chữ của đồng bào.

Trong quá trình học, thầy và trò gặp rất nhiều khó khăn về lớp học, học phẩm nhưng được sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân, thầy và trò đã sáng tạo ra nhiều hình thức và cách thức học phong phú, hiệu quả. Nhiều lớp học được dựng lên bên bờ suối, bên bếp lửa nhà sàn, dưới bóng cây. Có nhiều nơi, học viên phải lấy lông nhím làm bút hoặc lấy than vạch xuống đất để viết, lấy lá cây, mo tre làm giấy để học. Không có dầu thắp sáng, học sinh đốt nhựa cây, dầu hạt bưởi thay đèn, v.v… Nhờ đó, ngay từ những năm đầu xây dựng chính quyền, công tác bình dân học vụ ở các tỉnh miền núi đã được xây dựng và đạt nhiều kết quả tốt. Tại Thái Nguyên, ngay từ cuối năm 1945, phong trào bình dân học vụ đã phát triển mạnh. Xóm nào trong xã cũng có vài ba lớp học bình dân, thu hút mọi tầng lớp, lứa tuổi đến học. Từ những em bé đến những cụ già tóc bạc, như cụ Thực, cụ Thuấn, cụ Thái, v.v… đến chị em phụ nữ có con mọn. Họ đi học rất đông, đều và chăm [29tr. 4]. Trong vòng bốn tháng (từ tháng 10 năm 1945 đến tháng 2 năm 1946), tỉnh Thái Nguyên đã có hơn 5.000 người biết chữ [92, tr. 61]. Tại Bắc Kạn, đến cuối năm 1946 đã có hơn 6.000 người biết đọc, biết viết [5 tr. 135].

Công tác bình dân học vụ đang trên đà phát triển thì cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Bước vào cuộc kháng chiến, việc học chữ của đồng bào gặp thêm những khó khăn mới: giáo viên giảng dạy đã ít lại càng ít hơn vì phải tham gia chiến đấu hoặc làm công tác khác; giấy bút, dầu đèn đã thiếu lại càng thiếu hơn, các lớp bình dân học vụ đều tự động giải tán hoặc đình giảng, v.v… Trong khi đó, thực dân Pháp cho máy bay bắn phá nhà cửa, khủng bố nhân dân, cho quân đi càn, đốt phá, bắt người, cướp của. Mọi sinh hoạt của người dân, kể cả việc học và dạy đều phải chuyển về ban đêm. Song một khó khăn ảnh hưởng đến công tác giáo dục lúc này là trong đội ngũ giáo viên xuất hiện suy nghĩ là việc học không cấp bách bằng việc đánh giặc cứu nước, kháng chiến thành công rồi đi học cũng chưa muộn.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ IV (năm 1947) về chuyển hướng công tác giáo dục phù hợp với điều kiện kháng chiến và đặc biệt là được sự giúp đỡ của lực lượng bộ đội và các cơ quan đóng quân trên địa bàn nên ngành giáo dục miền núi đã kịp thời chuyển hướng, ổn định tổ chức và uốn nắn những tư tưởng sai lầm để tiếp tục duy trì công tác bình dân học vụ.

Trong thực tế thì công tác bình dân học vụ là ngành học đầu tiên trở lại hoạt động có khí thế và phát triển nhanh nhất và mạnh nhất. Bởi lẽ, khi cuộc kháng chiến lan rộng ra toàn quốc, các cơ quan trung ương và đơn vị bộ đội rút ra khỏi các đô thị phân tán về nông thôn và lên vùng căn cứ địa. Mỗi cơ quan, trường học, đơn vị bộ đội đóng ở đâu là có trách nhiệm dạy chữ cho đồng bào. Lúc này, đối với quân đội ta, nhân dân ta đi học và đi dạy học được xem là biểu hiện tham gia tích cực vào công cuộc kháng chiến cứu nước lúc bấy giờ.

Ở các tỉnh miền núi do thuộc căn cứ địa nên công tác bình dân học vụ có điều kiện phát triển hơn. Ngoài sự giúp đỡ của lực lượng bộ đội, cán bộ các cơ quan đóng quân trên địa bàn, bản thân người dân ở đây cũng tham gia rất nhiệt tình. Trong quá trình học, giấy bút, dầu đèn thiếu thì thầy và trò tìm tất cả mọi thứ có thể sử dụng, như dùng gạch non, than, cỏ tế thay bút; lá chuối, giấy

viết rồi viết lại thay giấy, nhựa cây nấu xong đem cô lại để thay mực, thiếu bàn ghế, học viên ngồi ngay trên sàn viết. Có nơi giáo viên vừa viết bảng vừa cầm “càboong” soi cho học viên đọc vì thiếu ánh sáng. Để tránh sự càn quét, cướp bóc của giặc, lớp học thường học ở trong hang núi và học vào buổi tối hay buổi chiều tà. Ở nhiều tỉnh, như Cao Bằng, Lạng Sơn, bên cạnh việc duy trì các lớp bình dân học vụ, ty giáo dục còn chú trọng mở lớp huấn luyện giáo viên, kể cả giáo viên ở vùng cao. Nhờ đó, mặc dù trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn của cuộc kháng chiến nhưng công tác bình dân học vụ ở miền núi vẫn được duy trì và phát triển trên diện rộng. Chỉ tính riêng trong năm 1947, tỉnh Cao Bằng đã có 30.871 người biết đọc, biết viết và tỉnh Lạng Sơn có 13.203 người (chiếm khoảng 13% dân số của tỉnh) [72, tr. 63].

Năm 1948, thực hiện Chỉ thị về “Thi đua ái quốc” của Trung ương Đảng và hưởng ứng lời kêu gọi “Thi đua ái quốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nha Bình dân học vụ phát động chiến dịch diệt dốt lần thứ 2 (1948 - 1950). Hưởng ứng chủ trương trên, ngành giáo dục các tỉnh miền núi đã triển khai chiến dịch rộng khắp, từ vùng thấp đến vùng cao. Chiến dịch thu hút đông đảo bà con tham gia với nhiều hình thức khác nhau. Đi đôi với những trường, lớp do ngành giáo dục tổ chức theo kế hoạch chỉ đạo chung còn có những lớp do các đơn vị bộ đội tổ chức dạy học cho dân. Ngoài những lớp học bên bếp lửa nhà sàn, trong lán nhỏ dưới rừng già, bên bờ suối, còn có những lớp học do bà con người Kinh tản cư lên miền núi lập ra để dạy chữ cho đồng bào các dân tộc, như ở Thái Nguyên, Cao Bằng và Lạng Sơn. Kết thúc chiến dịch, các tỉnh miền núi đã mở được hàng chục nghìn lớp bình dân, xóa mù chữ cho hàng vạn người. Trong hai năm (1947 - 1948), tỉnh Bắc Kạn đã thanh toán mù chữ cho 12.000 người [5, tr. 161]. Năm 1949, tỉnh Cao Bằng mở được 4.007 lớp bình dân học vụ, xóa mù chữ cho 6.618 người [7, tr. 196]. Tại Hà Giang, chỉ trong 3 tháng đầu năm 1949, ngành giáo dục đã mở được 400 lớp và vận động được trên 5.000 người đi học[93, tr. 63]. Đặc biệt, nhiều huyện ở các tỉnh miền núi đã được công nhận thanh toán xong nạn mù chữ, như huyện Bạch Thông, Ngân

Sơn (Bắc Kạn), huyện Thạch An, Hà An (Cao Bằng), huyện Tràng Định (Lạng Sơn) [101, tr. 87].

Từ năm 1950, để duy trì công tác xóa mù chữ ở các tỉnh miền núi, một mặt Ty Bình dân học vụ mở các lớp bồi dưỡng giáo viên cho các lớp sơ cấp bình dân, mặt khác tiếp tục vận động, tuyên truyền, giúp đỡ về vật chất để thu hút đồng bào đi học. Nhờ đó, công tác xóa mù chữ ở đây vẫn được duy trì, thậm chí còn có bước phát triển. Tiêu biểu nhất là tỉnh Thái Nguyên. Ngay trong năm 1950, 58% số dân trong toàn tỉnh đã được xóa mù chữ [92, tr. 269]. Tại Bắc Kạn, để giúp công tác bình dân học vụ ở vùng cao, Ty Bình dân học vụ đã thành lập nhiều "đoàn trợ lực" và đẩy mạnh cuộc vận động "bài trừ nạn dốt". Nhiều huyện vùng cao của tỉnh, đồng bào đã được học “chữ Cụ Hồ”. Tại hai huyện Na Rì và Bạch Thông, ngành giáo dục đã mở được 242 lớp học, dạy chữ cho 2.236 người trong độ tuổi thanh toán nạn mù chữ [5, tr. 186].

Bước sang năm 1952, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta diễn ra ngày một ác liệt, ta chủ động mở nhiều chiến dịch lớn để đánh giặc. Vừa đánh giặc vừa đi học, thêm vào đó là khó khăn do thiên tai, đói kém nên học sinh nản trí, nghỉ học nhiều, nhiều lớp học bị tan rã, công tác bình dân học vụ lại bị giảm sút, hiện tượng tái mù chữ xuất hiện ở một vài nơi. Chính trong hoàn cảnh khó khăn này, để duy trì, thúc đẩy công tác bình dân học vụ, đoàn kết các dân tộc vào cuộc kháng chiến chung của dân tộc, tháng 8 năm 1952, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về chính sách dân tộc thiểu số.

Nhờ sự chỉ đạo kịp thời của Đảng và sự cố gắng của ngành giáo dục nên công tác bình dân học vụ ở miền núi đã có những chuyển biến mới. Chỉ sau một thời gian ngắn, các cơ sở giáo dục đã được phục hồi, số lớp học, học viên tăng lên rõ rệt. Để kêu gọi bà con đi học, ngay trong năm 1952, tỉnh Cao Bằng và Thái Nguyên đã mở một chiến dịch diệt dốt mang tên “Nguyễn Công Mỹ”*

.

Nguyễn Công Mỹ là Tổng Giám đốc Nha Bình dân học vụ đầu tiên đã hy sinh trong lúc đi công tác.

Tại Tuyên Quang, ngành bình dân học vụ đã biết kết hợp hình thức văn nghệ ở lớp học để duy trì phong trào; tổ chức các buổi nói chuyện phân tích chính sách ngu dân của địch qua đó động viên bà con đi học. Năm 1952, tỉnh mở được 20 lớp bình dân, xóa mù chữ cho 4.616 người, đưa số người trong tỉnh thoát mù chữ lên hơn 80.000 người, đặc biệt hai huyện Yên Bình và Sơn Dương đã xóa xong nạn mù chữ cho nhân dân trong huyện [6, tr. 172 - 173]. Ở Hà Giang, Ty Giáo dục đã củng cố trên 30 lớp bình dân học vụ, động viên được 166 giáo viên đi dạy, mở thêm 10 lớp học mới [72, tr. 63].

Trong những năm cuối của cuộc kháng chiến, các lớp bình dân học vụ vẫn được duy trì, dạy được hàng nghìn người biết đọc biết viết. Trong năm 1954, Cao Bằng mở được 79 lớp bình dân học vụ, xóa mù chữ cho 2.326 người [106]. Tại Bắc Kạn, 23 xã thuộc huyện huyện Narì cũng mở các lớp bình dân để dạy chữ cho đồng bào. Cũng trong năm đó, Thái Nguyên mở được 582 lớp bình dân học vụ (gồm cả lớp sơ cấp và dự bị), xóa mù chữ cho 22.988 người và 6.519 cán bộ [102].

Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng công tác biên soạn sách giáo khoa riêng cho miền núi vẫn được chú trọng. Năm 1954, được sự hướng dẫn của Bộ Giáo dục, Khu Giáo dục Việt Bắc đã biên soạn xong Cuốn vần quốc ngữ riêng cho miền núi. Sách đã được phân phối xuống tận huyện, xã của từng địa phương. Tại Tuyên Quang, tính trung bình mỗi xã có 2 tập sách.

Vừa sản xuất, đánh giặc, vừa tham gia phong trào diệt dốt, giáo viên cũng như học viên các tỉnh miền núi phía Bắc đã phải vượt qua biết bao khó khăn, thiếu thốn để dạy và học tốt, để duy trì, thúc đẩy phong trào bình dân học vụ. Nhờ đó, trong chín năm kháng chiến kiến quốc, người dân ở các tỉnh miền núi biết đọc, biết viết ngày càng nhiều, tình trạng mù chữ dần dần được xóa bỏ. Trong chín năm kháng chiến, các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên và Lạng Sơn đã xóa mù chữ cho 28 vạn người trên tổng số hơn 60 vạn người mù chữ [120].

Chỉ sau một thời gian ngắn, hàng ngàn đồng bào ở miền núi đã biết đọc, biết viết. Vấn đề đặt ra lúc này là phải nhanh chóng mở các lớp bổ túc văn hóa cho những người vừa xóa mù học lên các bậc cao hơn để tránh mù chữ trở lại và có những kiến thức nhất định phục vụ cho sản xuất và chiến đấu.

Ngay từ những năm 1947 - 1948, trong những bức thư gửi các đơn vị mừng công tác xóa nạn mù chữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng dành những lời khuyên đồng bào học thêm, cán bộ giáo viên dạy thêm. Theo quan điểm của Người, trình độ dân trí cao hay thấp đều có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, đến sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc của dân tộc. Chính vì vậy, sau khi học xong các lớp sơ cấp bình dân để xóa mù chữ, học sinh phải học lên các lớp dự bị bình dân và bổ túc bình dân như chương trình của ngành học giáo dục bình dân đã quy định, để bổ sung thêm những kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, phục vụ cho sản xuất, chiến đấu.

Đặc biệt đến những năm 1951, 1952, bậc học bổ túc bình dân đổi thành giáo dục bổ túc và được xây dựng thành một bậc học hoàn chỉnh với chức năng, nhiệm vụ, nội dung và chương trình học cụ thể, rõ ràng tương đương với các bậc học của ngành học giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, trên thực tế, trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, ta mới chỉ chủ yếu xây dựng và phát triển mạnh các lớp sơ cấp bình dân và dự bị bình dân (tức là biết đọc, biết viết và đọc thông, viết thạo) còn các lớp bổ túc bình dân (bổ túc văn hóa) còn chậm phát triển, phải đến giai đoạn sau hòa bình bậc học này mới thực sự được đẩy mạnh.

Tại các tỉnh miền núi, việc mở các lớp bổ túc văn hóa có chậm hơn so với miền xuôi. Bởi lẽ, quá trình mở các lớp bình dân học vụ, xóa mù chữ cho nhân dân chậm hơn*, do đó, kết quả đạt được cũng chậm hơn. Đến những năm

m 1958, đầu năm 1959, trong khi các tỉnh miền xuôi, đồng bằng Bắc Bộ đã hoàn thành kế hoạch xóa mù chữ và phát triển mạnh công tác bổ túc văn hóa thì ở các tỉnh miền núi, trong những năm này, công tác xóa mù chữ và phát triển mạnh công tác bổ túc văn hóa thì ở các tỉnh miền núi, trong những năm này, công tác xóa mù chữ và bổ túc văn hóa mới được đẩy mạnh.

1951, hệ thống giáo dục bổ túc hoàn thiện thì công tác bổ túc văn hóa mới được chú trọng, song mới chỉ tập trung ở các tỉnh miền núi có truyền thống giáo dục và ở những vùng thấp. Trong năm 1950, Ty Bổ túc văn hóa tỉnh Thái Nguyên mở được 1.255 lớp với 29.808 học viên, trong đó có 6.519 học viên là cán bộ xã [75, tr. 269]. Ngoài ra, bậc học bổ túc văn hóa còn phát triển ở các tỉnh là

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự nghiệp giáo dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong mười năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội (1954 - 1964 (Trang 41)