Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng cửa cuốn tại Công ty cổ phần cơ khí xây dựng Việt Nam (Trang 72)

- Sổ nhật ký chung (Phụ lục 22): dùng để ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế,

3.1.2.Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên thị công tác kế toán nói chung và công tác kế toán bán hàng nói riêng vẫn còn tồn tại những hạn chế cần giải quyết sau:

- Về tài khoản sử dụng: Tất cả doanh thu của các mặt hàng của Công ty đều hạch toán chung vào TK 511 – ‘‘Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ’’. Việc Công ty không sử dụng các tài khoản cấp II và cấp III của TK 511 để hạch toán doanh thu của từng loại cửa cuốn khiến cho việc theo dõi và quản lý doanh thu của từng loại cửa cuốn trở nên khó kiểm soát hơn.

- Về trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi: Công ty áp dụng cả hình thức thanh toán ngay và thanh toán trả chậm nhưng hiện nay trong công tác kế toán công ty vẫn chưa thực hiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Vì vậy nếu có phát sinh trường hợp không đòi được số nợ (khách hàng trốn nợ hoặc không có khả năng thanh toán nợ) thì việc phản ánh doanh thu bán hàng của công ty sẽ không được đảm bảo tính chính xác và hợp lý.

- Về trích lập dự phòng giảm giá cửa cuốn: Công ty không trích lập dự phòng giảm giá hàng bán, nếu giá bán giảm so với giá nhập thì sẽ không phản ánh được trị giá thực của cửa cuốn, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Về sổ kế toán:

Hiện nay tại Công ty các chứng từ phát sinh, kế toán chỉ phản ánh vào sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết mà chưa lập các sổ Nhật ký đặc biệt. Việc phản ánh này khiến các kế toán sẽ gặp khó khăn khi muốn theo dõi cụ thể tình hình bán cửa cuốn của Công ty.

Kế toán bán hàng chưa mở Sổ chi tiết bán hàng cho từng loại cửa cuốn nên không tiện theo dõi doanh thu của từng loại cửa đó.

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng cửa cuốn tại Công ty cổ phần cơ khí xây dựng Việt Nam (Trang 72)