- Thách thức:
2.2.1. Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng cửa cuốn tại Công ty CP cơ khí xây dựng Việt Nam
Việt Nam.
2.2.1. Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng cửa cuốn tại Công ty CP cơ khí xây dựng Việt Nam Việt Nam
Đặc điểm về sản phẩm hàng bán
- Cửa cuốn có tính đồng bộ (1 bộ cửa bao gồm giá trị thân cửa và các phụ kiện kèm theo), giá trị của 1 bộ cửa cuốn phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng, vào kích thước của từng bộ cửa.
- Phân loại: Mặt hàng cửa cuốn bao gồm 2 loại chủ yếu là cửa khe thoáng và cửa tấm liền.
- Yêu cầu quản lý:
Quản lý về mặt số lượng: đó là việc phản ánh thường xuyên tình hình nhập xuất hàng hoá về mặt hiện vật để qua đó thấy được việc thực hiện kế hoạch mua và tiêu thụ hàng hoá, qua đó cũng phát hiện ra những hàng hoá tồn đọng lâu ngày tiêu thụ chậm hoặc không tiêu thụ được để có biện pháp giải quyết, tránh tình trạng ứ đọng vốn.
Quản lý về mặt chất lượng: để có thể cạnh tranh được trên thị trường hiện nay thì hàng hoá lúc nào cũng đáp ứng được chất lượng thoã mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Đó là một yêu cầu rất cần thiết của hoạt động kinh doanh thương mại, do đó, khi mua hàng thì công ty phải lựa chọn nguồn hàng có tiêu chuẩn cao và phải kiểm nghiệm chất lượng khi mua hàng về nhập kho. Hàng hoá dự trữ trong kho luôn phải kiểm tra bảo quản tốt tránh tình trạng hư hỏng, giảm chất lượng làm mất uy tín của công ty.
Quản lý về mặt giá trị: Công ty luôn phải theo dõi giá trị hàng hoá trong kho, và theo dõi tình hình biến động giá cả trên thị trường để biết được hàng hoá có giá trị tăng giảm như thế nào để phản ánh đúng thực tế giá trị hàng hoá tồn kho
Chính sách bán hàng
Nhằm hướng tới phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn và chuyên nghiệp hơn, Công ty luôn hoàn thiện trong các chính sách không chỉ về sản phẩm. giá cả mà còn về phong cách phục vụ cùng các giá trị gia tăng.
- Cam kết về sản phẩm, giá cả và chất lượng.
+ Công ty cam kết chỉ mang đến cho quý khách hàng những sản phẩm chính hãng theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất, không bán hàng kém chất lượng, không bán hàng giả/ hàng nhái, không bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
+ Luôn cập nhật các sản phẩm mới nhất, model mới nhất từ chính hãng. + Chữ tín luôn được đặt lên hàng đầu, luôn đứng về phía khách hàng để thấu hiểu. + Giá bán đúng với chất lượng, khách hàng không bao giờ bị mua đắt.
+ Đi kèm với chất lượng tốt nhất, giá cả cạnh tranh nhất là những chế độ dịch vụ hoàn hảo nhất cả trong và sau bán hàng.
- Công ty cũng có các chính sách về chiết khấu thương mại cho khách hàng mua hàng với số lượng lớn: Khi khách hàng mua hàng với số lượng lớn, đối với tổng giá thanh toán trên Hóa đơn GTGT lớn hơn 50.000.000 đồng thì khách hàng được hưởng CKTM 1% trê tổng giá thanh toán, nếu lớn hơn 100.000.000 đồng thì khách hàng được hưởng CKTM 2% trên tổng giá thanh toán. Và chính sách cho phép khách hàng trả lại hàng đã mua nhưng bị mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách như đã thỏa thuận mua bán.
Phương thức bán hàng áp dụng tại công ty. - Bán buôn qua kho.
Theo phương thức bán này hàng hóa được bán buôn trực tiếp tại kho của công ty. Thông thường công ty giao hàng theo hợp đồng mua bán đã ký kết từ trước. Bên mua cử đại diện đến kho của công ty để nhận hàng, doanh nghiệp xuất kho hàng hóa giao trực tiếp cho người mua. Khi xuất hàng giao cho khách hàng, kế toán bán hàng lập phiếu xuất kho và lập hóa đơn GTGT. Sau khi đại diện bên mua nhận và ký đầy đủ các chứng từ cần thiết, bên mua nhận đủ hàng, thanh toán tiền hoặc chấp nhận nợ thì hàng hóa được xác định là tiêu thụ. Doanh nghiệp ghi nhận doanh thu.
+ Ưu điểm:
Phương thức bán buôn qua kho giúp Công ty tiêu thụ được một lượng hàng lớn, quản lý chặt chẽ hoạt động tiêu thụ cũng như thủ tục xem xét cho khách hàng thanh toán chậm. Giúp công ty dự trữ hợp lý ở các đơn vị, tránh gây tình trạng lạc mốt. Tăng khả năng điều hòa cung cầu hàng hóa của công ty.
+ Nhược điểm:
Khách hàng tốn thời gian công sức để chuẩn bị mua hàng. Kho của doanh nghiệp không chủ động về chuẩn bị hàng hóa, phương tiện. Công ty không có sự
liên hệ trực tiếp với người tiêu dùng nên không nắm rõ được thông ti từ người tiêu dùng.
- Bán lẻ hàng hóa
Bán lẻ hàng hoá là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về để tiêu dùng. Phương thức bán lẻ chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt. Theo hình thức này, khách hàng đến mua hàng tại Công ty thì nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền và giao hàng cho khách hàng. Thời điểm xác định hàng tiêu thụ là thời điểm nhận được báo cáo bán hàng của nhân viên bán hàng. Với hình thức bán hàng này, công ty có sự liên hệ trực tiếp với khách hàng, tuy nhiên công ty không đầu tư nhiều vào hình thức này vì việc tăng doanh số chậm và chi phí bán hàng thường cao hơn.
Quy trình bán lẻ hàng hoá: Khách hàng trực tiếp đến cửa hàng của Công ty để mua hàng. Sau khi khách hàng đồng ý mua và làm các thủ tục cần thiết, hàng hoá sẽ được giao trực tiếp cho khách ngay tại cửa hàng và khách hàng thực hiện thanh toán bằng tiền mặt.
Phương thức thanh toán
- Phương thức thanh toán trực tiếp: Sau khi nhận được hàng mua, khách hàng thanh toán ngay tiền, có thể bằng tiền mặt hoặc bằng chuyển khoản.
- Phương thức thanh toán chậm trả: Khách hàng đã nhận hàng nhưng chưa thanh toán tiền. Trong 1 khoảng thời gian quy định, khách hàng phải thanh toán toàn bộ công nợ. Nếu hết thời gian đó mà người mua chưa thanh toán nợ thì họ sẽ phải chịu lãi suất tín dụng.
Phương pháp xác định giá vốn hàng bán tại công ty
Công ty sử dụng phương pháp thực tế đích danh để xác định giá vốn: phương pháp này hàng được xác định theo đơn hàng và giữ nguyên từ lúc nhập vào cho tới lúc xuất kho, khi xuất hàng nào sẽ tính giá thực tế của hàng đó.
Ví dụ: Ngày 05/8/2013, công ty mua nhập kho cửa cuốn tấm liền T-EX. Trị
giá hàng mua là 18.000.000 đồng. Ngày 06/8/2013, công ty phát sinh nghiệp vụ bán hàng cho Doanh nghiệp tư nhân cơ khí và dịch vụ thương mại HT. Theo việc bán hàng này, công ty sẽ xuất bán toàn bộ lô hàng đã nhập ngày 06. Trị giá xuất kho của
lô hàng là 18.000.000 đồng (Phiếu xuất kho 40 - Phụ lục 09). Từ đó xác định giá vốn hàng bán của lô hàng này chính bằng trị giá hàng xuất kho là 18.000.000 đồng Phương pháp xác định giá bán tại công ty
Công ty sử dụng phương pháp định giá cộng thêm vào chi phí một mức lời định trước: Đây là phương pháp định giá đơn giản nhất, chỉ cần cộng thêm một mức lời định trước vào chi phí tính trên đơn vị sản phẩm để có mức giá bán. Các mức lời định trước thay đối tùy theo những loại sản phẩm khác nhau. Thặng số thương mại cho mặt hàng cửa cuốn là 15%.
Giá bán hàng hoá = Giá mua thực tế + Thặng số thương mại Giá bán hàng hoá = Giá mua thực tế (1 + % Thặng số thương mại)
Ví dụ: Trong đơn hàng xuất ngày 28/8/2013, công ty xuất bán cho Công ty
CP xây dựng và dịch vụ thương mại Kiến Hưng 5 bộ cửa cuốn với tổng diện tích là 65m2. Gía mua thực tế công ty đã mua là 600.000 đ/m2. Khi đó giá bán sẽ được xác định:
Gía bán = 600.000 x (1+15%) = 690.000 đồng/m2