BẢNG CHẤM CÔNG Ngày tháng năm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Luyện Đồng Lào Cai (Trang 120)

- Về công tác kế toán hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm.

BẢNG CHẤM CÔNG Ngày tháng năm

Người lập Kế toán trưởng Giám đốc

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Cụ thể em xin nểu ra một bảng chấm công như sau: Bộ phận:

BẢNG CHẤM CÔNGNgày….tháng….năm Ngày….tháng….năm

STT Họ và tên Chức vụ Ngày trong tháng Quy ra công

1 2 … 31 Số công hưởng lương thời gian Số công hưởng 100% lương Số công hưởng …% lương Số công hưởng BHXH 1 2 3

…… …

Người lập Kế toán trưởng Giám đốc

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Về công tác quản lý Nợ phải thu khách hàng.

Tại công ty, hàng hoá được xuất bán cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Vì vậy việc quản lý quá trình thu tiền bán hàng theo từng đối tượng khách hàng là hết sức phức tạp, đòi hỏi phải có sự tổ chức khoa học và hợp lý. Hiện nay công ty đã tiến hành theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng thông qua các sổ chi tiết, sổ tổng hợp công nợ phải thu.Tuy vậy những sổ này chưa thực sự có tác dụng trực tiếp đối với công tác kế toán quản trị vì mới chỉ phản ánh được tình hình trả nợ thực tại của khách hàng với công ty mà chưa nêu được kế hoạch trả nợ cụ thể của khách hàng để trên cơ sở đó công ty lập kế hoạch thanh toán với nhà cung cấp, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, góp phần ổn định tình hình tài chính của công .

Mục đích của việc lập bảng này là để phân loại và đánh giá công nợ như: nợ trong hạn, nợ quá hạn, nợ không có khả năng thu hồi, nợ khó đòi từ đó để tìm ra biện pháp thu hồi công nợ, đảm bảo nhu cầu về vốn lưu động, tránh tình trạng khách hàng chiếm dụng vốn của công ty, là cơ sở để lập dự phòng phải thu khó đòi.

Cơ sở để lập kế hoạch nợ phải thu khách hàng là các sổ chi tiết, sổ tổng hợp công nợ phải thu, khả năng tài chính của khách hàng, khả năng tài chính hiện có của công ty ngoài ra còn phải căn cứ vào từng hợp đồng kinh tế cụ thể. . . Thông qua các số liệu này ban lãnh đạo công ty có thể biết được chi tiết và tổng hợp công nợ của khách hàng, tình hình và kế hoạch trả nợ của từng khách hàng để từ đó quyết định có nên bán chịu cho khách hàng đó nữa hay không, đảm bảo khả năng chủ động của công ty trong việc thu hồi tiền hàng, đảm bảo khả năng tài chính của công ty trong kinh doanh. Ngoài ra công ty

cần chú ý đến thời hạn mà khách hàng được hưởng chiết khấu thanh toán để có kế hoạch thu tiền bán hàng sớm hơn nếu có điều kiện.

Về việc lập dự phòng phải thu khó đòi:

Trong hoạt động kinh doanh của công ty có những khoản phải thu mà người nợ khó hoặc không có khả năng trả nợ nhưng ở công ty vẫn chưa thực hiện việc lập dự phòng phải thu khó đòi. Vì vậy để đề phòng việc thất thu khi khách hàng không có khả năng thanh toán, hạn chế những đột biến về kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán công ty nên lập dự phòng phải thu khó đòi.

Lập dự phòng phải thu khó đòi là việc công ty tính trước vào chi phí quản lý doanh nghiệp một khoản chi để khi có các khoản Nợ khó đòi, không đòi được thì tình hình tài chính của công ty không bị ảnh hưởng.

Về nguyên tắc căn cứ lập dự phòng là phải có những bằng chứng đáng tin cậy về các khoản nợ phải thu khó đòi như khách hàng bị phá sản hoặc bị tổn thất, thiệt hại lớn về tài sản,. . . nên không hoặc khó có khả năng thanh toán, công ty đã làm thủ tục đòi nợ nhiều lần vẫn không thu được nợ.

Việc lập dự phòng phải thu khó đòi được thực hiện vào cuối niên độ kế toán, trước khi lập các báo cáo tài chính. Mức lập dự phòng đối với Nợ phải thu khó đòi và việc xử lý xoá nợ khó đòi phải theo quy định của chế độ Tài chính.

Khi phát sinh nghiệp vụ trích lập dự phòng Nợ phải thu khó đòi kế toán công ty phải mở thêm TK 139 “ Dự phòng phải thu khó đòi”.

Cách trích lập cụ thể như sau:

- Cuối kỳ kế toán năm, công ty căn cứ vào các khoản Nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được ( Nợ phải thu khó đòi ), kế toán tính xác định số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập. Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay lớn hơn số dư của khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí, ghi:

Có TK 139 - Dự phòng nợ phải thu khó đòi

- Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay nhỏ hơn số dư của khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:

Nợ TK 139 - Dự phòng nợ phải thu khó đòi Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

- Các khoản Nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được được phép xoá nợ. Việc xoá nợ các khoản phải thu khó đòi phải theo chế độ tài chính hiện hành. Căn cứ vào Quyết định xoá nợ về các khoản Nợ phải thu khó đòi, ghi:

Nợ TK 139 ( Nếu đã lập dự phòng)

Có TK 642 ( Nếu chưa lập dự phòng)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng Hoặc: Có TK 138 - Phải thu khác

Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 004 “ Nợ khó đòi đã xử lý” để theo dõi thu hồi khi khách nợ có điều kiện trả nợ.

- Đối với những khoản phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:

Nợ TK 111, 112 Có TK 711

Đồng thời ghi vào bên Có TK 004 “ Nợ khó đòi đã xử lý”

Việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi phải dựa trên nguyên tắc thận trọng và doanh thu phải phù hợp với chi phí, chỉ khi nào khách hàng không còn khả năng thanh toán nợ thì mới tiến hành trích lập dự phòng.

Gía vốn hàng bán.

Công ty tính gía vốn hàng bán theo phương pháp bình quân gia quyền ,Chúng ta thấy rằng, phương pháp này là khá đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm lớn là công tác kế

toán dồn vào cuối kỳ ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác. Hơn nữa, phương pháp này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.Vì vậy công ty lên áp dụng Phương pháp nhập trước xuất trước cho kết quả số liệu trong bảng cân đối kế toán là sát nhất với giá phí hiện tại so với các phương pháp tính giá hàng tồn kho khác vì giá của các lần mua sau cũng được phản ánh trong giá hàng tồn kho cuối kỳ còn trị giá vốn hàng xuất là giá cũ từ trước, phương pháp nhập trước xuất trước giả sử rằng giá của hàng tồn kho đầu kỳ theo giá nhập trước và giá các lần nhập trước trở thành trị giá vốn hàng xuất (hoặc thành chi phí). Khi giá cả tăng lên, phương pháp này thường dẫn đến lợi nhuận cao nhất trong 3 phương pháp, còn khi giá cả giảm xuống thì phương pháp này cho lợi nhuận là thấp nhất trong 3 phương pháp tính giá. Phương pháp nhập trước xuất trước là một phương pháp tính giá theo hướng bảng cân đối kế toán, vì nó đưa ra sự dự đoán chính xác nhất giá trị hiện tại của hàng tồn kho trong những kỳ giá cả thay đổi

Về những chính sách, chiến lược đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ.

Công ty nên quan tâm xây dựng những chính sách, chiến lược kinh doanh hữu hiệu nhằm mở rộng mạng lưới tiêu thụ như: tăng cường các hoạt động Marketing, giới thiệu sản phẩm hàng hóa để thu hút hơn nữa sự chú ý của các đơn vị xây dựng, của những doanh nghiệp có nhu cầu về hàng hóa mà công ty kinh doanh. Công ty có thể tổ chức một bộ phận Marketing với các chức năng: điều tra, thăm dò nhu cầu thị trường và hoạch định các biện pháp nhằn thâm nhập thành công vào thị trường mới. Công ty cũng nên tích cực tham gia vào các hội chợ, triển lãm một mặt nhằm tuyên truyền quảng cáo cho sản phẩm của mình, mặt khác nhằm thu nhập các thông tin cần thiết về thị trường, về nhu cầu, thị hiếu khách hàng, về đối thủ cạnh tranh.

Ngoài ra, công ty nên tăng cường áp dụng phương thức chiết khấu thương mại để khuyến khích khách hàng mua nhiều, đẩy mạnh việc tiêu thụ. Những khoản chiết khấu thương mại có thể làm giảm doanh thu của lô hàng đó nhưng

với tốc độ tiêu thụ tăng sẽ giúp cho công ty tăng nhanh vòng quay vốn lưu động, thu hồi vốn nhanh, hiệu quả là cơ sở tăng lợi nhuận của công ty.

Khi áp dụng phương thức chiết khấu thương mại để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá có một số trường hợp xảy ra đòi hỏi kế toán cần linh hoạt trong cách hạch toán:

- Trường hợp người mua hàng nhiều lần mới đạt lượng hàng mua được hưởng chiết khấu thì khoản chiết khấu thương mại này được giảm trừ vào giá bán trên "hoá đơn GTGT" hoặc "hoá đơn bán hàng" lần cuối cùng. - Trường hợp khách hàng không trực tiếp mua hàng, hoặc khi số tiền chiết khấu thương mại cho người mua. Khoản chiết khấu thương mại trong các trường hợp này được hạch toán vào TK521.

- Trường hợp người mua hàng với khối lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại, giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm (đã trừ chiết khấu thương mại) thì khoản chiết khấu thương mại này không được hạch toán vào TK521. Doanh thu bán hàng đã phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại.

Công ty mới chỉ dừng lại ở các sổ chi tiết, chưa mở sổ tổng hợp cho nên việc theo dõi tổng hợp và lập báo cáo tổng hợp cung cấp thông tin cho các nhà quản trị còn gặp nhiều khó khăn.

Đảm bảo việc xác định kết quả kinh doanh.

Xác định đúng các chi phí hợp lý, từ đó tính chính xác kết quả của hoạt động kinh doanh, tránh tình trạng lãi giả lỗ thật.

Tóm lại: Trong các doanh nghiệp sản xuất quá trình dự trữ và trao đổi hàng hoá là công việc chủ yếu, trong đó khâu cuối cùng và quan trọng nhất của việc luân chuyển vốn kinh doanh là quá trình tiêu thụ.Quá trình kế toán phải được theo dõi chặt chẽ và thường xuyên .Vì thế hoàn thiện công tác hạch toán

hàng hoá, tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá là một vấn đề hết sức quan trọng. Hoàn thiện cả nội dung lẫn phương pháp kế toán cho phù hợp với thực tế của doanh nghiệp là vấn đề cần thiết. Muốn hoàn thiện cần có những nhận xét đúng đắn trong thực hiện công tác kế toán phải đảm bảo phù hợp với chính sách và đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Hoàn thiện công tác kế toán này thì hệ thống các chứng từ ban đầu cũng phải được hoàn thiện nâng cao tính pháp lý, tính chính xác tạo điều kiện tốt cho việc kiểm tra kế toán. Đồng thời giúp bạn hàng, những người quan tâm đến doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tình hình thực tế của doanh nghiệp, giúp cho nhà lãnh đạo kinh doanh tốt hơn.

KẾT LUẬN

Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển các doanh nghiệp nhà nước phải nỗ lực hơn nữa bằng chính năng lực của mình. Muốn đạt được điều này thì công tác kế toán nói chung và công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng nói riêng càng phải được củng cố và hoàn thiện hơn nữa để công tác này thực sự trở thành công cụ quản lý tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp.Nhận thức được điều đó công ty Luyện

Đồng Lào Cai đã rất chủ động, quan tâm tới khâu quản lý kinh doanh và xác định kết quả kinh doanh, trong đó phòng kế toán đã góp phần không nhỏ vào thành công chung của công ty. Trong thời gian tới, với quy mô kinh doanh càng mở rộng, em hy vọng rằng công tác tổ chức kế toán của công ty sẽ hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng cao của nền kinh tế thị trường.Cuối cùng, em muốn bày tỏ sự biết ơn chân thành tới cô giáo hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này,và em cũng xin cám ơn, các cô, các anh chị phòng kế toán của công ty Luyện đồng Lào Cai đã nhiệt tình tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập và thu thập tài liệu.

Do kiến thức có hạn, chưa có kinh nghiệm thực tế, thời gian đi thực tập lại không nhiều, cho nên khóa luận tốt nghiệp này của em chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu xót nhất định. Em rất mong được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, Tháng 04 năm 2012

Sinh viên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Luyện Đồng Lào Cai (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w