Những nghiên cứu ở trong nước

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập của Ngân hàng Thương mại Việt Nam (Trang 40)

Có thể nói ở Việt Nam, sự quan tâm của các nhà nghiên cứu cũng nhƣ toàn xã hội về các vấn đề liên quan đến Mua bán và Sáp nhập ngành ngân hàng mới chỉ thực sự nóng lên từ sau sự kiện Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 và đặc biệt là sau sự ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ năm 2008 mà sau đó lan rộng ra toàn cầu. Điều này có thể lý giải bởi thời điểm này là thời điểm mà các thƣơng vụ Mua bán và Sáp nhập ở Việt Nam tăng mạnh ở nhiềulĩnh vực trong đó có tài chính ngân hàng. Công trình gần đây nhất phải đề cập đến là của Nguyễn Mạnh Dũng và Nguyễn Đức Việt (2014), hai tác giả này đã điểm lại các thƣơng vụ Mua bán và Sáp nhập ngân hàng toàn phần và các thƣơng vụ thoái vốn ngân hàng giai đoạn 2011 - 2013; điểm lại một số thƣơng vụ Mua bán và Sáp nhập ngân hàng điển hình đã diễn ra trong năm 2013; đồng thời đƣa ra một số nhận định xu hƣớng Mua bán và Sáp nhập ngân hàng trong năm 2014. Ngoài ra, hai tác giả còn dự báo một số thƣơng vụ có khả năng diễn ra trong tƣơng lai gần trong bài báo của mình. Nghiên cứu này đƣợc thực hiện với quy mô nhỏ và mang tính chất tổng kết một giai đoạn đã qua.

Công trình của Nguyễn Thị Hải Yến (2012) là một nghiên cứu tổng quát, dựa trên cơ sở lý luận về Mua bán và Sáp nhập doanh nghiệp và kinh nghiệm hoạt động Mua bán và Sáp nhập ngân hàng trên thế giới, từ đó tổng kết lại tình hình hoạt động Mua bán và Sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng

29

Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2012. Bên cạnh đó, tác giả còn phân tích cụ thể thƣơng vụ giữa 3 ngân hàng Đệ Nhất – Tín Nghĩa – Sài Gòn, qua đó rút ra những tồn tại trong hoạt động Mua bán và Sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam. Tuy nhiên, với phƣơng pháp phân tích một trƣờng hợp cụ thể để đánh giá tổng thể cả bức tranh hoạt động Mua bán và Sáp nhập ngân hàng Việt Nam của tác giả là còn hạn chế, từ đó những nhận định về xu hƣớng Mua bán và Sáp nhập ngân hàng và các giải pháp nhằm phát triển hoạt động này trong thời gian tới của tác giả chƣa thực sự hữu dụng.

Trên cơ sở nhu cầu thực tiễn về cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01 tháng 03 năm 2012 về việc phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015”, trong đó có nêu rõ: “(…) khuyến khích việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại các tổ chức tín dụng theo nguyên tắc tự nguyện, bảo đảm quyền lợi của ngƣời gửi tiền và các quyền, nghĩa vụ kinh tế của các bên có liên quan theo quy định của pháp luật”. Đào Minh Tú (2011) trong nghiên cứu của mình, cũng dựa vào những đòi hỏi thực tiễn về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, từ đó đƣa ra quan điểm dùng phƣơng thức sáp nhập, hợp nhất, mua lại ngân hàng làm giải pháp cho tái cấu trúc, đồng thời nhấn mạnh việc tiến hành các giao dịch này một cách tự nguyện sẽ có hiệu quả hơn thay vì chịu sự ép buộc của các cơ quan quản lý.

Công trình của Trần Ái Phƣơng (2008) dựa trên một xu thế của thế giới là thông qua hoạt động Mua bán và Sáp nhập để hình thành nên các tập đoàn tài chính lớn, tác giả đã khái quát những lý luận về hoạt động sáp nhập, mua lại ngân hàng và khái quát về tập đoàn tài chính ngân hàng; phân tích thực trạng sáp nhập, mua lại trong lĩnh vực tài chính ngân hàng hƣớng đến hình thành tập đoàn tài chính ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian qua; từ đó đề xuất một số giải pháp hữu ích nhằm thúc đẩy hoạt động sáp nhập, mua lại

30

trong lĩnh vực tài chính ngân hàng hƣớng đến hình thành tập đoàn tài chính ở Việt Nam theo xu thế của thế giới.

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập của Ngân hàng Thương mại Việt Nam (Trang 40)