ngân hàng thương mại
1.1.5.1. Nhóm nhân tố bên ngoài ngân hàng
Môi trƣờng kinh tế: không chỉ riêng ngành ngân hàng – tài chính mà tất cả các ngành, lĩnh vực kinh doanh đều dựa trên các yếu tố kinh tế để đƣa ra quyết định đầu tƣ. Là một lĩnh vực nhạy cảm với tình hình sức khoẻ của nền kinh tế. Nên khi có bất cứ tác động tích cực hay tiêu cực của kinh tế vĩ mô cũng sẽ ảnh hƣởng lớn đến ngành tài chính - ngân hàng nói chung và hoạt động Mua bán và Sáp nhập ngân hàng nói riêng. Khi mà sức nóng từ cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng gia tăng mạnh mẽ, đòi hỏi các ngân hàng quy mô nhỏ muốn đứng vững trên thị trƣờng thì cần phải bắt nhịp tốt với sự thay đổi, và tiến hành Mua bán và Sáp nhập chính là một trong những lựa chọn để thay đổi. Ngoài ra, khi mà nền kinh tế rơi vào suy thoái và đẩy các NHTM rơi vào tình cảnh khó khăn, buộc phải lựa chọn Mua bán và Sáp nhập làm phƣơng án để tồn tại và phát triển trong tƣơng lai. Tuy nhiên, nếu nhƣ hoạt động Mua bán và Sáp nhập NHTM diễn ra tràn lan, không suy tính kỹ càng, không có chiến lƣợc quản lý hiệu quả thì rất có thể sẽ khiến cho các NHTM, ngành ngân hàng và nền kinh tế nói chung rơi vào một vòng suy thoái mới.
Chính sách điều hành kinh tế cũng là yếu tố tác động đến nền kinh tế và thông qua đó tác động đến hoạt động Mua bán và Sáp nhập NHTM. Hiện nay tại Việt Nam, chính phủ đang đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế mà
20
trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống NHTM, theo đó, khuyến khích sự tham gia rộng rãi và tự nguyện của các NHTM vào hoạt động Mua bán và Sáp nhập.
Môi trƣờng pháp luật: Các yếu tố về thể chế, pháp luật có thể ảnh hƣởng lớn đến hoạt động trong lĩnh vực tài chính trong đó có hoạt động Mua bán và Sáp nhập. Các chính sách, qui định, đạo luật liên quan đến hoạt động Mua bán và Sáp nhập nói chung và Mua bán và Sáp nhập ngân hàng nói riêng, nếu đƣợc xem xét xây dựng một cách có khoa học, đầy đủ, rành mạch sẽ tạo một khung pháp lý vững chắc thúc đẩy hoạt động Mua bán và Sáp nhập có hiệu quả.
Môi trƣờng văn hóa xã hội: khi một thƣơng vụ Mua bán và Sáp nhập đã hoàn thành thì văn hoá có vai trò quan trọng trong việc quyết định tƣơng lai của ngân hàng mới đó chính là văn hoá doanh nghiệp. Một sự hiểu biết sâu sắc về văn hoá xã hội bản địa sẽ giúp Ban lãnh đạo ngân hàng mới đƣa ra chiến lƣợc hoà hợp các nền văn hoá doanh nghiệp nhằm tạo một khối đoàn kết vững mạnh đảm bảo cho ngân hàng mới tồn tại và phát triển.
1.1.5.2. Nhóm nhân tố bên trong ngân hàng
Năng lực quản trị điều hành: năng lực quản trị điều hành đƣợc thể hiện qua khả năng lập kế hoạch, quản lý sự thay đổi và vận hành hậu thƣơng vụ nhằm mục tiêu tăng doanh thu và giảm chi phí hoạt động, sử dụng các nguồn lực sẵn có để đạt đƣợc kết quả tối ƣu. Năng lực quản trị điều hành còn đƣợc thể hiện qua việc xây dựng các quy chế quản lý, quy trình hoạt động phù hợp với sự thay đổi sau thƣơng vụ Mua bán và Sáp nhập nhƣ quy trình quản trị rủi ro, quản trị tín dụng, quản trị vốn, quy trình kiểm tra kiểm soát nội bộ…
Công nghệ ngân hàng: trong thời đại khoa học công nghệ phát triển nhƣ vũ bão hiện nay, vấn đề công nghệ hiện đại trở thành vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng. Sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong
21
những năm vừa qua đã giúp ngành ngân hàng đổi mới đƣợc cơ cấu quản lý tổ chức, phát triển đƣợc các dòng sản phẩm dịch vụ tiện ích nhƣ ATM, thanh toán trực tuyến, Mobile banking, Internet banking…, đồng thời nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng đảm bảo an toàn tối đa cho ngƣời gửi tiền. Dự đoán trong những năm tới, làn sóng công nghệ vẫn còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa, điều này rất có lợi cho hoạt động Mua bán và Sáp nhập ngân hàng, bởi lẽ sau thƣơng vụ, ngân hàng mới sẽ phải đƣơng đầu với nhiều khó khăn do dữ liệu các hệ thống của các ngân hàng không khớp, gây nên tình trạng mất mát, sai lệch dữ liệu. Ngoài ra khi mạng lƣới kinh doanh mở rộng thì việc quản lý cũng khó khăn hơn nhiều đòi hỏi phải có sự đầu tƣ lớn từ phía ngân hàng để nâng cấp, đổi mới hệ thống.
Chất lƣợng nguồn nhân lực: chất lƣợng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động Mua bán và Sáp nhập ngân hàng. Sau thƣơng vụ, đội ngũ nhân sự sẽ có những vị trí thừa ngƣời, vị trí thiếu ngƣời, lựa chọn và giữ lại những nhân sự có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm làm việc sẽ giúp cho ngân hàng mới phát huy đƣợc sức mạnh của mình.