Tác động của hoạt động Mua bán và Sáp nhậpcủa ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập của Ngân hàng Thương mại Việt Nam (Trang 26)

thương mại

Hoạt động Mua bán và Sáp nhập sẽ không chỉ đem lại những lợi ích mà còn có những hạn chế. Luận văn này đang bàn về hoạt động Mua bán và Sáp nhập của NHTM nên chúng ta sẽ xem xét lợi ích và hạn chế của hoạt động này đối với các NHTM và đối với nền kinh tế.

1.1.4.1. Lợi ích của hoạt động Mua bán và Sáp nhập của ngân hàng thương mại Lợi ích đối với ngân hàng thương mại

15

Một thƣơng vụ Mua bán và Sáp nhập diễn ra sẽ giúp ngân hàng tăng quy mô về vốn và tài sản, từ đó tạo đƣợc khả năng cung ứng vốn lớn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Bên cạnh đó, việc sáp nhập hay hợp nhất sẽ giúp các ngân hàng cắt giảm những chi nhánh, phòng giao dịch bị trùng lặp trên cùng một địa bàn hoạt động; tăng thêm các chi nhánh ở những địa bàn mà mỗi ngân hàng riêng lẻ trƣớc đây chƣa từng có; kết hợp các sản phẩm của mỗi ngân hàng nhằm phục vụ khách hàng đa dạng hơn.

- Tận dụng hệ thống khách hàng

Mỗi ngân hàng khi hoạt động riêng lẻ sẽ có nhóm khách hàng mục tiêu riêng và có những lợi thế riêng trong việc cung ứng dịch vụ đối với nhóm khách hàng của ngân hàng mình, bởi vậy khi các ngân hàng kết hợp với nhau sẽ kết hợp đƣợc những nhóm khách hàng và lợi thế này. Đối với khách hàng, họ sẽ có cơ hội sử dụng dịch vụ đa dạng hơn, còn đối với ngân hàng sau sáp nhập hoặchợp nhất, họ sẽ đƣợc kế thừa và khai thác đƣợc hệ thống khách hàng của các ngân hàng trƣớc đó.

- Tận dụng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực có tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động của bất kì một ngân hàng nào. Việc mua lại, sáp nhập hay hợp nhất sẽ góp phần cơ cấu lại hệ thống nhân sự, ngân hàng sẽ tận dụng đƣợc hệ thống nhân sự có chất lƣợng từ đội ngũ lãnh đạo, đội ngũ nhân viên mà không mất một quá trình tuyển dụng từng ngƣời một cũng nhƣ đào tạo mới, đồng thời tinh giảm đƣợc những nhân sự yếu kém, không phù hợp với môi trƣờng mới.

- Giảm chi phí và tăng hiệu quả quản lý

Sau một thƣơng vụ Mua bán và Sáp nhập, chi phí giảm thiểu bao gồm các chi phí về nhân công, chi phí dành cho các công việc gián tiếp, ví dụ các công việc văn phòng, tài chính kế toán hay marketing… Bên cạnh đó, ban lãnh đạo mới với những kỹ năng và kiến thức của họ có thể giúp ngân hàng phát huy

16

đƣợc hết các tiềm năng, phát triển vƣợt ra ngoài quy mô hiện tại hoặcthoát khỏi những khó khăn mà ban lãnh đạo cũ không có đủ năng lực để thực hiện.

- Tăng giá trị cổ phiếu của ngân hàng

Nhờ các thƣơng vụ Mua bán và Sáp nhập, các ngân hàng có khả năng nâng cao chất lƣợng hoạt động do các lợi ích mà thƣơng vụ mang lại, dẫn đến doanh thu gia tăng làm tăng cổ tức, hoặc có thể làm cho giá cổ phiếu tăng do những nhận định tích cực từ các nhà đầu tƣ. Điều này sẽ góp phần làm tăng thêm niềm tin cho các cổ đông của các ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng bán, đồng thời thu hút thêm nhiều nhà đầu tƣ mới.

Lợi ích đối với nền kinh tế

Hoạt động Mua bán và Sáp nhập của các NHTM có đóng góp tích cực trong việc tái cấu trúc ngành ngân hàng và tái cấu trúc nền kinh tế. Thông qua hoạt động Mua bán và Sáp nhập, các ngân hàng yếu kém sẽ bị đào thải hoặc đƣợc tổ chức lại một cách có hiệu quả hơn. Điều này sẽ khiến tình hình tài chính của các ngân hàng đƣợc lành mạnh hóa, góp phần tránh nguy cơ đổ vỡ và mất an toàn toàn hệ thống, nâng cao hiệu quả hoạt động toàn ngành, góp phần phát triển nền kinh tế. Bên cạnh đó, việc các ngân hàng nƣớc ngoài mua lại một phần thông qua mua cổ phần các NHTM Việt Nam sẽ không những làm gia tăng nguồn vốn của ngân hàng nói riêng mà còn của nền kinh tế nói chung, góp phần tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Ngoài ra, hoạt động Mua bán và Sáp nhập của các NHTM ngày càng phát triển sẽ đẩy mạnh việc phát triển và mở rộng các ngành dịch vụ hỗ trợ nhƣ các công ty tƣ vấn pháp luật, các ngân hàng đầu tƣ, các trung gian môi giới. Sự phát triển của các loại hình dịch vụ này còn có tác động ngƣợc lại thông qua việc đảm bảo cho sự thành công của các thƣơng vụ Mua bán và Sáp nhập, nâng cao giá trị thực sự mang lại cho các ngân hàng cũng nhƣ toàn bộ nền kinh tế. Và cuối cùng, nhà nƣớc có thể thu đƣợc một khoản ngân sách đáng kể từ các thƣơng vụ Mua

17

bán và Sáp nhập của các NHTM. Lợi điểm trực tiếp đó là các khoản thuế trong hoạt động Mua bán và Sáp nhập, sẽ giúp cho nhà nƣớc có thể tái đầu tƣ cho các hoạt động kinh tế xã hội, nâng cao đƣợc lợi ích của nhân dân. Lợi điểm gián tiếp, là thay vì sẽ không thu đƣợc đồng thuế nào từ các ngân hàng làm ăn thua lỗ - một gánh nặng cho nền kinh tế thì giờ đây, với việc đƣợc thực hiện mua bán và sáp nhập, doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng sau thƣơng vụ sẽ đƣợc gia tăng nhờ những giá trị cộng hƣởng đem lại, và một phần lợi ích từ quá trình này sẽ đƣợc thể hiện thông qua dòng tiền thuế phải nộp sẽ tăng lên, làm gia tăng nguồn thu cho nhà nƣớc.

1.1.4.2. Hạn chế của hoạt động Mua bán và Sáp nhập của ngân hàng thương mại Hạn chế đối với ngân hàng thương mại

- Quyền lợi của cổ đông thiểu số bị ảnh hƣởng

Quyền lợi và ý kiến của cổ đông thiểu số có thể bị bỏ qua trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông để thông qua việc mua lại hay sáp nhập, bởi số cổ phiếu của họ không đủ để phủ quyết nghị quyết Đại hội đồng cổ đông. Nếu khi các cổ đông thiểu số không hài lòng với phƣơng án mua bán hay sáp nhập đƣa ra, thì họ có thể bán cổ phiếu của mình, tuy nhiên điều này có thể gây thiệt hại cho họ do giá cổ phiếu bị sụt giảm. Trong trƣờng hợp các cổ đông này tiếp tục nắm giữ cổ phiếu, thì tỷ lệ quyền biểu quyết của họ trên tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết sẽ nhỏ hơn trƣớc khi thƣơng vụ diễn ra. Điều này khiến cho các cổ đông thiểu số càng có ít cơ hội hơn trong việc thể hiện ý kiến của mình trong các cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông.

- Xung đột lợi ích của các cổ đông lớn

Khi một giao dịch Mua bán và Sáp nhập hoàn tất, số cổ phần nắm giữ tƣơng ứng với tỷ lệ quyền biểu quyết của các cổ đông lớn trƣớc đây có thể bị giảm. Điều này sẽ thúc đẩy các cổ đông lớn tìm cách liên kết với nhau để gia tăng quyền lực của mình cũng nhƣ kiểm soát ngân hàng sau thƣơng vụ. Tuy

18

nhiên bản thân những cổ đông lớn này không phải lúc nào cũng đồng quan điểm về những lợi ích chung và riêng, dẫn đến những xung đột về lợi giữa các cổ đông lớn, điều này có thể hạn chế sự thành công cũng nhƣ những lợi ích mà thƣơng vụ Mua bán và Sáp nhập có thể mang lại.

- Văn hóa ngân hàng bị xáo trộn

Văn hóa của mỗi ngân hàng thể hiện một bản sắc riêng của ngân hàng đó, tạo nên lợi thế cạnh tranh vô cùng quý giá đối với ngân hàng. Giá trị văn hóa này là kết quả của cả một quá trình xây dựng không ngừng mệt mỏi của cả đội ngũ lãnh đạo cũng nhƣ đội ngũ nhân sự ngân hàng. Bởi vậy khi một thƣơng vụ Mua bán và Sáp nhập diễn ra, tất yếu sẽ khiến cho các giá trị văn hóa của các bên tham gia bị pha trộn để hòa hợp với điều kiện mới. Hệ quả có thể dẫn đến sự lỏng lẻo, thiếu liên kết trong nội bộ hệ thống, điều này có thể dẫn đến những xung đột và nghiêm trọng hơn có thể gây đổ vỡ.

- Xu hƣớng chuyển dịch nhân sự

Các vấn đề liên quan đến sử dụng lao động luôn là những vấn đề quan trọng trong tiến trình đám phán của một thƣơng vụ mua lại, sáp nhập hay hợp nhất. Khi một thƣơng vụ diễn ra rất có thể sẽ làm tinh giảm bộ máy nhân sự, những ngƣời ở lại có thể sẽ bị điều chuyển sang một vị trí khác hoặc một nơi làm việc khác. Điều này sẽ gây ra những áp lực cũng nhƣ những ức chế đến ngƣời lao động, khiến năng suất lao động giảm sút, ảnh hƣởng đến hoạt động của ngân hàng.

Hạn chế đối với nền kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những ngân hàng có nhiều thƣơng vụ Mua bán và Sáp nhập thành công sẽ đem lại một nguồn lực lớn về tài chính, quy mô, mạng lƣới hoạt động và tiết giảm đƣợc nhiều chi phí trong các giao dịch nội bộ ngân hàng. Tuy nhiên, nếu một ngân hàng không biết xây dựng phƣơng châm kinh doanh để hài hòa lợi ích giữa khách hàng, ngân hàng và xã hội, sẽ có xu hƣớng độc quyền nắm

19

giữ làm giá thịtrƣờng về các loại sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung cấp nhƣ: nâng lãi suất cho vay, thu phí dịch vụ thẻ tín dụng, thẻ ATM, đầu cơ và thao túng thị trƣờng trong nƣớc, triệt tiêu hoặc loại bớt khả năng cạnh tranh khách quan giữa các ngân hàng cùng hoạt động.

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập của Ngân hàng Thương mại Việt Nam (Trang 26)