Báo Tiền Phong:

Một phần của tài liệu Xu hướng Hiện đại hóa phương thức thông tin trên nhật báo dành cho giới trẻ tại Việt Nam (Khảo sát 3 tờ báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ Tp.HCM và Tiền Phong trong th (Trang 98)

3.1 Phương thức khai thác nội dung thông tin:

* Đối tượng bạn đọc chính của báo Tiền Phong: Đoàn viên thanh niên khắp mọi miền Tổ quốc. Cả bạn đọc thành thị lẫn nông thôn, trong đó bạn đọc ở thành thị, làm việc trong các cơ quan trực thuộc hoặc có liên quan đến Trung ương Đoàn là đối tượng bạn đọc lớn nhất của Tiền Phong:

Những đóng góp của Tiền Phong trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước cũng được đánh giá rất cao. Đã từ lâu, báo Tiền Phong là người bạn thân thiết của thanh niên nông thôn, miền núi, hải đảo cùng hàng triệu thanh niên cả nước.

Với những chuyên mục, chuyên trang có uy tín lâu năm như “Làm đẹp làm duyên”, “Hộp thư kết bạn”, “Thanh niên và thời đại”, “Thanh niên và cuộc sống”, “Bạn trẻ với việc làm”, “Thanh niên lập nghiệp”, “Gương sáng trên công trường”…, đặc biệc là một chuyên mục có tuổi đời vào hàng cao niên: “Sau lũy tre làng”, Tiền Phong thực sự là tờ báo gần gũi với bạn trẻ nông thôn, miền núi, hải đảo. Một khảo sát nhỏ được tiến hành với các số báo Tiền Phong trong tháng 6/2010 cho thấy:

Địa bàn phản ánh: Vùng nông thôn chiếm 67%

Đối tượng phản ánh: Nông dân, thanh niên nông thôn, miền núi, hải đảo chiếm 74%. (Ngoài ra là các đối tượng: Thương nhân, nhân viên công sở, khách du lịch, sinh viên…).

Tờ Thanh Niên và Tuổi Trẻ thì lại rất khác biệt về đối tượng bạn đọc chính. Đối tượng của hai tờ báo này hướng đến khá đông đảo và rộng khắp. Tuy nhiên, thông tin đăng tải vẫn là những thông tin bao quát về nhiều mảng, nhiều lĩnh vực. Trong các bài viết về đối tượng là thanh niên, phần lớn trong số đó là gương mặt doanh nhân, nhịp sống đô thị… Tỉ lệ tin bài về thanh niên nông thôn không nhiều.

Về địa bàn, Tiền Phong hiện vị trí khá tốt trong lòng độc giả miền Bắc và miền Trung, nhưng tại miền Nam, tờ báo không có được vị trí tốt như ở Đại bản doanh Miền Bắc.

Điều này có thể so sánh với Tuổi Trẻ. Trong chiến dịch mở rộng thị phần ra miền Bắc bằng các hoạt động phúc lợi, khuyến mại, tặng báo… như thời gian gần đây, tỉ lệ tin bài về khu vực Miền Bắc của Tuổi Trẻ đã tăng đáng kể. Tuy nhiên, ở các tỉnh nông thôn miền Bắc, Tuổi Trẻ vẫn chưa được nhiều người biết đến. Điều này có nguyên nhân cả về truyền thống và hiện tại. Đầu tiên, báo Tuổi Trẻ là tờ báo của Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh, một trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước. Do đó, thời gian tiếp cận với vấn đề thanh niên nông thôn nói riêng và độc giả là người dân nông thôn nói chung chưa nhiều. Hiện tại, về tỉ lệ tin bài, Tuổi Trẻ là tờ báo phù hợp với những người có trình độ khá cao. Nội dung của báo Tuổi Trẻ thích hợp với thương nhân, trí thức thành thị, không phù hợp lắm với nông dân, thanh niên nông thôn.

Về tình cảm cũng như hình ảnh của tờ báo trong mắt người dân, nhất là người dân nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, có thể khẳng định: Tuổi Trẻ chưa thể có chỗ đứng vững chắc như Tiền Phong.

Như vậy có thể thấy, với độc giả ở vùng nông thôn, miền núi, tờ báo Tiền Phong đã có những bạn đọc truyền thống và hết sức đông đảo.

Với phân tích như trên, có thể khẳng định, báo Tiền Phong đang có một lợi thế so sánh nổi bật: đó là một đối tượng độc giả truyền thống hết sức đông đảo. Trên 70 % dân số Việt Nam sống ở nông thôn, tức là có khoảng 56 triệu người. Trong đó, số người trẻ từ 18 đến 30 chiếm tỉ lệ khá lớn.

Tuy nhiên, nếu nhìn về lâu dài trong chiến lược phát triển, chúng ta có thể nhận thấy đây cũng là một thách thức bởi quá trình đô thị hóa đang diên ra rất nhanh. Nhiều đối tượng người dân sẽ chuyển từ nông thôn ra

thành thị hoặc chính nơi họ đang số trong hiện tại sẽ la đô thị trong tương lai. Tỉ lệ dân số thành thị sẽ cao, dân nông thôn sẽ giảm.

Nói như vậy để thấy rằng, chiến lược cạnh tranh thông tin, cạnh tranh đối tượng độc giả để mở rộng thị phần báo chí là vấn đề cốt yếu, mang tính sống còn của một tờ báo hiện nay.

* Thị hiếu người đọc qua phân tích các chuyên mục của báo Tiền Phong:

Mục được đọc nhiều nhất là thời sự xã hội, sau đó đến mục pháp luật. Những mục được đọc nhiều nhất được xếp thứ tự như sau: Thời sự xã hội, Pháp luật, Văn hóa, Thanh niên - Thời đại, Kinh tế. Đây là một khảo sát nhỏ được thực hiện trên báo Tiền Phong điện tử năm 2006 về thị hiếu của độc giả Tiền Phong báo giấy.

Độc giả đọc tiền phong có sự chú ý đặc biệt đến những sự kiện thời sự nóng hổi. Có một thực tế là những sản phẩm báo chí thuộc chủ đề cướp, giết, hiếp vẫn thu hút sự chú ý quan tâm đặc biệt của độc giả.

Điều này phần nào thể hiện trong “top bài đọc nhiều trên tất cả các mục báo Tiền Phong điện tử trong tháng 4/2005”:

Như vậy có thể thấy, tính định hướng của tờ báo đối với độc giả chưa cao. Đây không chỉ là đặc điểm riêng của báo Tiền Phong mà là đặc điểm của đối tượng công chúng báo chí nói chung. Theo các nhà tâm lý, bản thân thông tin về mảng đề tài đó đã khơi gợi trí tò mò của độc giả. Chính vì thế, vai trò của báo chí trong việc định hướng văn hóa đọc của giới trẻ càng trở nên tối quan trọng. Những thông tin đi vào bản chất vấn đề xã hội, ảnh hưởng đến nhiều người, có ý nghĩa xã hội mới là những tin bài có giá trị thật sự.

Tuy nhiên, cũng có một thông tin rất đáng mừng do các phóng viên của báo Tiền Phong chia sẻ. Đó là trong quá trình tiếp xúc với giới trẻ khi tác nghiệp, phóng viên nhận thấy giới trẻ cũng rất quan tâm đến các bài viết về thế hệ mình trên mặt báo Tiền Phong. Điều này cho thấy, nếu các bài viết về thế hệ trẻ được trau chuốt, đầu tư nhiều công sức, thông tin sinh động, phong phú, tích cực, thì chắc chắn sẽ có tác động tốt đến độc giả trẻ.

* Thập kỷ 90 – thế kỷ XX được coi là thập kỷ cực thịnh của báo Tiền Phong.

Giai đoạn này bắt đầu từ mốc thời gian năm 1988, toàn bộ BBT mới của Tiền Phong nhận nhiệm vụ ở giai đoạn rất sung sức, trên dưới 40 tuổi, với nhiều hoài bão thay đổi ở một tờ báo truyền thống đã có lịch sử lâu năm. BBT lúc đó gồm các ông: TBT Dương Xuân Nam (sinh năm 1948), phó TBT là hai ông Lương Ngọc Bộ và Nguyễn Văn Minh, đều trên dưới 40 tuổi.

Đó là giai đoạn mà cả đất nước đang đổi mới một cách thực sự: nói đi đôi với làm. Với báo Tiền Phong, đó cũng là giai đoạn chuyển giao giữa hai thế hệ. TBT cũ là ông Đinh Văn Nam – một nhà báo cũng rất giàu tính chiến đấu, đã đem lại uy tín cho Tiền Phong về các mặt như đấu tranh chống tiêu cực, bảo vệ quyền lợi cho thanh niên…

Một trong những loạt bài của Tiền Phong rất được bạn đọc quan tâm và ủng hộ, cùng với Thanh Niên, đó là loạt đấu tranh để các học sinh, sinh viên chưa phải là Đoàn viên cũng được đi thi Đại học. Bên cạnh đó là một số loạt bài đưa ra ánh sáng các vụ bắt nhầm, xử nhầm, giành lại công lý. Bên cạnh đó là mở ra những diễn đàn rộng rãi để thanh niên đóng góp ý kiến riêng của mình, như “Nếu tôi là thủ tướng”, “Chữ trinh đáng giá như thế nào?”… Những chuyên mục gần gũi, sống động như Sau lũy tre làng, Hộp thư kết bạn,… rất được độc giả là thanh niên nông thôn yêu thích.

Những hoạt động trên mặt báo này của Tiền Phong đã mang lại một luồng gió mới trong tư tưởng của thanh niên cả nước. Điều này thể hiện, tờ báo đã mạnh dạn đặt lên vai thanh niên trách nhiệm của thế hệ mình, góp phần xây dựng lý tưởng sống, xây dựng cái tôi cá nhân cho thanh niên Việt Nam trong buổi đầu sau đổi mới.

Cũng vào những năm đầu 90, khi thông tin chưa bùng nổ, Internet cũng đang còn là một khái niệm xa vời ngay cả với độc giả thế giới, Tiền Phong đã mạnh dạn đẩy mạnh hệ thống các bài dịch từ báo nước ngoài các tác phẩm văn học như truyện ngắn, thơ, dịch các bài viết về “thâm cung bí sử” chính trường quốc tế, đưa đến những món ăn tinh thần mới, lạ miệng cho người đọc trong nước.

Năm 1988, Tiền Phong là tờ báo đầu tiên trong cả nước tổ chức thi tuyển viên chức, phóng viên công khai, xóa nhòa quan niệm rằng chỉ những người học văn, học báo thì mới có thể làm báo. Lần thi tuyển này đưa đến một khái niệm mới, dù bạn học ngành nào, chỉ cần yêu thích và có năng khiếu làm báo đều có thể theo đuổi nghề này. Lần thi tuyển này đã chọn được 4 nhân sự, sau này đều lần lượt trở thành những quản lý cấp cao của tòa soạn, hoặc giữ vị trí quan trọng ở các tòa soạn khác.

Đến nay, toàn bộ toà soạn và 4 ban đại diện ở bốn địa phương: TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng, Buôn Mê Thuật và các phóng viên thường trú có gần 200 người.

Đội ngũ cộng tác viên đông đảo có 150 người được báo cấp phụ cấp hàng tháng do cộng tác tích cực và có hiệu quả.

Hiện xuất bản khoảng 15 triệu bản/năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiền Phong hiện nay là một nhật báo với 6 số một tuần và một số chủ nhật cùng với các ấn phẩm: Tiền Phong cuối tháng ra đời năm 1989 in 4 màu khổ nhỏ, có bìa, tập trung cho các vấn đề xã hội văn hoá thể thao

Người đẹp Việt Nam ra đời năm 1995, ca ngợi vẻ đẹp của con người, các giá trị tinh thần, hướng các bạn trẻ sống đẹp và tự làm đẹp cho mình.

Tri thức trẻ ra đời năm 1995: cung cấp tri thức về mọi lĩnh vực khoa học và đời sống, chủ yếu là những kiến thức thường thức, có ý nghĩa thực tiễn cao.

Tạp chí Mỹ Phẩm về các mỹ phẩm, thời trang…

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển hệ thống ấn phẩm của tòa soạn, cũng như có những định hướng về nội dung, báo Tiền Phong phải có những lưu ý về thị hiếu của độc giả. Như trên đã phân tích, đối tượng chính của báo Tiền Phong là thanh niên nông thôn, miền núi, hải đảo, thanh niên miền Bắc. Chính vì vậy, một đặc điểm chung là họ cần những kiến thức bổ ích thiết thực. Những kiến thức về cuộc sống, phổ cập tin học, ngoại ngữ là hết sức cần thiết. Dung hoà được cả hai yếu tố vừa thiết thực vừa sang trọng và có tầm văn hoá cao là một yêu cầu khách quan khi Tiền Phong muốn thực hiện được cả hai nhiệm vụ: Củng cố đối tượng truyền thống và mở rộng đối tượng bạn đọc mới.

Bên cạnh đó, có một đối tượng giới trẻ chưa được Tiền Phong dành nhiều quan tâm. Đó là đời sống người Việt trẻ ở nước ngoài. Đây gần như là một trận địa bị bỏ trống. Thỉnh thoảng mới có một vài thông tin về những người Việt trẻ, đó là khi có những vụ án của SV người Việt như Vũ Anh Tuấn, hoặc có một người Việt trẻ thành công…. Báo Thanh Niên vẫn chưa thực sự có mối liên kết gần gũi giữa những người Việt đang sống, học tập và làm việc trên nước bạn. Điều này là rất thiếu sót, bởi Thanh Niên và Tuổi Trẻ Tp.HCM đã tiến rất xa trong mảng thông tin chuyên biệt này. Với tiềm lực của mình, Tuổi Trẻ còn có những chuyến đi đồng hành cùng các bạn trẻ đến khám phá văn hóa, lịch sử của nhiều vùng đất khác nhau trên thế giới. Ví dụ như loạt bài về việc đoàn Việt Nam leo đỉnh Himalaya, hay đoàn Việt Nam đến Nam Cực…, Tuổi Trẻ có sự kết nối với các thành viên từ sớm, và có những bức ảnh độc đáo, chân thực, những chia sẻ rất thời sự, cởi mở từ các thành viên tham gia đoàn.

Xây dựng được một đội ngũ cộng tác viên ở nhiều nơi trên thế giới cũng là một cách làm mà Tiền Phong đang hướng tới. Tâm lí chung của

những người con xa xứ bao giờ cũng là cần sự gắn kết cộng đồng tại quê hương. Thành lập các câu lạc bộ, ban liên lạc, trao đổi học thuật, chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong cuộc sống sẽ giúp người Việt trẻ có nhiều cơ hội vươn ra thế giới hơn nữa. Những người cầm bút tốt nhất chính là những sinh viên du học. Học vừa có tri thức vừa có vốn sống thực tế, hơn nữa nhiều người trong số họ còn trở lại Việt Nam. Trước khi mỗi SV lên đường du học, báo Tiền Phong có thể đào tạo kĩ năng báo chí ngắn hạn, định hướng cho họ. Và như vậy, không khó để có được một đội ngũ “phóng viên thường trú” rất hiệu quả mà không cần phải gửi phóng viên đi nước ngoài. Nếu làm tốt công tác này, các văn phòng tư vấn du học, việc làm của Tiền Phong còn có thể mở rộng địa bàn hoạt động và ngày càng phát triển.

Việc thông tin đời sống người Việt ở nước ngoài còn góp phần tích cực trong việc lựa chọn du học, những kiến thức cần thiết trước khi ra nước ngoài. Điều này góp phần nâng cao ý chí phấn đấu cho những người trẻ trong nước. Đó là điều mà báo Tiền Phong đang rất chú ý với định hướng trong tương lai là ra mắt bạn đọc toàn cầu.

* Một số điểm nhấn trên hành trình hiện đại hóa của Tiền Phong:

Ngay từ khi ra đời, báo Tiền Phong đã tham gia động viên tuổi trẻ đến với cách mạng, với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Bước sang thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà, Tiền Phong đi đầu trong việc tuyên truyền các chủ trương mới của Đảng, của Đoàn; nêu những tấm gương sáng, tham gia giáo dục lý tưởng XHCN cho tuổi trẻ cả nước, động viên hàng triệu thanh niên trên mặt trận sản xuất, chiến đấu.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, báo Tiền Phong đã tiếp sức cho phong trào hành động của Đoàn trên mặt trận tuyên truyền, tư

tưởng, kêu gọi hàng triệu thanh niên “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” với các phong trào Ba sẵn sàng, Năm xung phong.

Sau ngày đất nước hoàn toàn được thống nhất 30/4/1975, báo Tiền Phong tiếp tục động viên, cổ vũ, phát hiện, nêu gương những tấm gương sáng của nhiều tập thể, cá nhân trong sản xuất, trong chiến đấu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc Việt Nam thân yêu.

Trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo những năm 1986, báo Tiền Phong đã bắt kịp, đi đầu trong nhiều lĩnh vực như: hướng dẫn, động viên, cổ vũ thế hệ trẻ cả nước đóng góp sức mình vào mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Báo đã tham gia tích cực trong việc giáo dục lý tưởng XHCN, giáo dục truyền thống cách mạng, giáo dục lối sống lành mạnh cho giới trẻ; đi đầu trong đấu tranh chống tiêu cực, bảo vệ những quyền lợi chính đáng cho đoàn viên, thanh thiếu niên; cung cấp và nâng cao kiến thức nhiều mặt cho giới trẻ; động viên tuổi trẻ sáng tạo khoa học kỹ thuật; lập thân, lập nghiệp.

Từ năm 1986 – 1987, bắt nhịp với công cuộc đổi mới của đất nước anh chị em cán bộ, phóng viên của tờ báo đã tìm mọi cách thoát ra khỏi khó khăn, tự tìm nguồn lực để phát triển trên cơ sở giữ vững tôn chỉ mục đích, nhiệm vụ chính trị. Tờ báo bắt đầu đổi mới thông tin, cách trình bày, xây

Một phần của tài liệu Xu hướng Hiện đại hóa phương thức thông tin trên nhật báo dành cho giới trẻ tại Việt Nam (Khảo sát 3 tờ báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ Tp.HCM và Tiền Phong trong th (Trang 98)