Cách làm kinh tế:

Một phần của tài liệu Xu hướng Hiện đại hóa phương thức thông tin trên nhật báo dành cho giới trẻ tại Việt Nam (Khảo sát 3 tờ báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ Tp.HCM và Tiền Phong trong th (Trang 67)

4- Những thay đổi trong xu hướng và cách thức tiếp cận thông tin của

1.4Cách làm kinh tế:

Những người làm báo Thanh Niên tự nhận còn đi sau Tuổi Trẻ ở khía cạnh kinh tế. Báo Tuổi Trẻ có thị trường bán quảng cáo rao vặt ở thị trường Tp.HCM rất tốt, với quan điểm tích tiểu thành đại. Các quảng cáo của hai bên khá tương đồng với nhau, nhưng quảng cáo nhỏ thì Thanh Niên ít hơn.

Một lý do nữa là Tuổi Trẻ không phải đầu tư nhiều chi phí cho các hoạt động xã hội bằng Thanh Niên. Thanh Niên xây dựng, tham gia tổ chức rất nhiều sự kiện xã hội mang tầm vóc quốc gia như giải bóng đá U21 báo Thanh Niên, hay mang tầm vóc quốc tế như Duyên dáng Việt Nam (tổ chức cho cả cộng đồng người Việt sinh sống ở nước ngoài), hoa hậu Trái Đất, hoa hậu Thế giới người Việt… Việc đóng góp cho các cơ quan chủ quản của Tuổi Trẻ cũng ít hơn Thanh Niên, do Tuổi Trẻ chỉ là cơ quan trực thuộc Thành Đoàn Tp.HCM (cấp địa phương), còn cơ quan chủ quản của Thanh Niên là Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (cấp quốc gia).

Thị trường Tp.HCM vẫn là thị trường lớn nhất của báo Thanh Niên. Thị trường Hà Nội hiện chỉ chiếm khoảng 10-12% toàn bộ số lượng báo Thanh Niên bán được trên toàn quốc. Tuy nhiên, thị trường các quảng cáo lớn ở cả hai thành phố lớn nhất cả nước này đều được đánh giá là tốt, đem lại nguồn thu ổn định cho báo để tái sản xuất các ấn phẩm.

Bên cạnh đó, sự ra đời của các doanh nghiệp nhỏ trong tổ hợp làm kinh tế của báo Thanh Niên cũng hỗ trợ rất nhiều cho các ấn phẩm báo in và

báo điện tử của tòa soạn. Đầu tiên phải kể đến công ty cổ phần truyền thông Thanh Niên và hãng phim Thanh Niên, hoạt động trong các lĩnh vực như tổ chức sự kiện, quảng cáo, xuất nhập khẩu vật tư ngành in… Hiện nay, ông Nguyễn Công Khế, sau khi thôi chức vụ TBT của báo đã tập trung vào công việc làm Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần truyền thông Thanh Niên và Giám đốc hãng phim Thanh Niên.

Sắp tới, Tập đoàn truyền thông Thanh Niên (tiền thân là công ty cổ phần truyền thông Thanh Niên), hiện nay do nguyên TBT Nguyễn Công Khế giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ tiếp tục các hoạt động đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực, như địa ốc, tổ chức các sự kiện lớn tầm cỡ quốc gia, xây dựng và quản lý hoạt động của các nhà in riêng… Đây là tập đoàn do cán bộ công nhân viên báo Thanh Niên và các đối tác đóng góp xây dựng. Nên nếu mô hình Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên phát triển tốt, đời sống cán bộ, phóng viên của báo cũng sẽ được nâng cao hơn nữa.

Hiện nay, tại Hà Nội, Đà Nẵng và Tp.HCM, báo Thanh Niên đều có ba nhà in riêng của báo. Hoạt động kinh tế của các đơn vị in này rất tốt, bởi lẽ ngoài việc phục vụ in nhật báo và các phụ trương của Thanh Niên, còn nhận in cho các hợp đồng của báo bạn, các cơ quan đơn vị có nhu cầu khác. Chính anh em cán bộ công nhân viên, phóng viên cũng đóng góp vào các công ty con này theo hình thức cổ đông. Lãi từ các hoạt động này chia lại theo hình thức cổ tức cho các phóng viên, BTV, cán bộ báo, giúp cải thiện đời sống cho anh em.

Các doanh nghiệp trực thuộc báo này cũng có pháp nhân kinh tế nên có thể thực hiện một số dự án kinh tế, tạo nguồn thu tái đầu tư làm báo thuận lợi hơn là thực hiện theo danh nghĩa cơ quan báo chí.

- Thanh Niên cũng ra rất nhiều ấn phẩm phụ, để bổ sung thêm những nội dung thông tin mà tờ nhật báo còn thiếu, phục vụ nhu cầu thông tin mọi mặt của độc giả. Có thể kể đến lần lượt như:

+ 11/12/2003, ra mắt Thanh Niên Online. Ở thời điểm ra đời, Thanh Niên Online có 18 trang nội dung chính và nhiều chuyên đề đặc biệt như ”Duyên dáng Việt Nam”, “Chương trình học bổng Nguyễn Thái Bình”, “Giải bóng đá U.21 báo Thanh Niên”… Ngoài ra, còn có những trang mục đặc trưng của báo điện tử như “Phỏng vấn trực tuyến”, “Thanh niên và việc làm”, “Câu lạc bộ làm quen”… Những chuyên mục này đều rất gần gũi với các tin bài, hoạt động cũng như định hướng dành cho giới trẻ trên tờ nhật báo chính. Vì vậy, tờ báo điện tử sẽ trở thành một kênh truyền thông rất tốt cho tờ nhật báo, và ngược lại. Thanh Niên là một trong những tờ báo in ra mắt website điện tử sớm nhất tại Việt Nam. Có một điểm đặc biệt là Tuổi Trẻ Online – đối thủ cạnh tranh trực tiếp và mang tính truyền thống với Thanh Niên đã ra đời ngày 1/12/2003, tức là chỉ trước Thanh Niên Online tròn 10 ngày.

+ 14/4/2006, Thanh Niên tuần san chính thức ra đời, được trình bày theo phong cách một tạp chí hiện đại với 92 trang nội dung (chưa tính các trang quảng cáo), khổ 23x29 cm in 4 màu trên một loại giấy đặc biệt.

+ Ra Thanh Niên Daily (1/10/2007) bằng tiếng Anh – chọn lọc đưa những thông tin phù hợp với bạn đọc nước ngoài hoặc người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài. Đến năm 2009, do tờ Thanh Niên Daily không thành công như mong đợi nên chuyển thành tuần báo, đổi tên thành Thanh Niên Weekly. Cũng trong dịp họp báo ra mắt này, báo Thanh Niên công khai kế hoạch nâng cao số lượng phát hành của ấn phẩm tiếng Việt ra hằng ngày của báo lên con số 1 triệu bản. Tuy nhiên, con số này ở thời điểm hiện tại vẫn nằm ở thì tương lai.

+ 2/3/2009: Ra mắt Thanh Niên Thể thao Giải trí với 100% là các thông tin tiện ích, mang tính giải trí chuyên biệt cho bạn đọc trẻ.

Các ấn phẩm phụ này một năm đóng góp khoảng 12 – 13 tỷ đồng doanh thu vào tổng số doanh thu của toàn hệ thống.

Năm 2009, toàn hệ thống tòa soạn của báo Thanh Niên ghi nhận doanh thu hơn 400 tỷ đồng, tiền bán báo là hơn 300 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận ròng hơn 90 tỷ đồng.

Kết quả hoạt động kinh doanh của báo Thanh Niên:

Bảng 1: Kết quả hoạt động của báo Thanh Niên năm 2005-2006

Đơn vị : đồng

Năm 2005 Năm 2006

1. Tổng doanh thu 259.563.874.634 302.110.619.322 - Doanh thu bán báo 112.165.109.190 122.971.005.652

- Doanh thu quảng cáo 103.973.660.512 136.625.461.114

- Doanh thu xí nghiệp in 33.775,446.458 38.403.861.314

- Doanh thu Duyên dáng VN 6.576.347.270 898.836.364

- Doanh thu Giải U21 báo TN 1.776.909.076 2.647.272.704

- Lãi tiền gửi 698.809.804 312.562.084

- Doanh thu khác 597.592.330 251.620.090

- Trước thuế 29.513.054.446 46.682.671.956

- Sau thuế 20.038.420.222 33.611.523.806

3. Thuế nộp 17.191.337.102 28.012.595.944 4. Hoạt động xã hội 4.576.014.872 5.184.322.368

Nguồn: Phòng kế toán báo Thanh Niên

Từ số liệu này cho thấy, hai năm 2005 – 2006, doanh thu bán báo và doanh thu quảng cáo lần lượt đứng thay nhau ở vị trí thứ nhất, thứ nhì trong tổng doanh thu các nguồn của tòa soạn, chênh lệch không lớn. Kế tiếp là doanh thu của xí nghiệp in cũng khá lớn, bằng khoảng 1/3 doanh thu bán báo. Trong các hoạt động xã hội, chương trình Duyên dáng Việt Nam chiếm doanh thu lớn nhất. Kế đến là Giải bóng đá U.21 báo Thanh Niên (tuy nhiên, doanh thu của giải này không lớn, có một khoảng cách xa với doanh thu từ Duyên dáng Việt Nam, chỉ bằng khoảng 1/5). Chỉ qua hai năm 2005 và 2006 mà lợi nhuận và thuế đóng góp cho Nhà nước của Thanh Niên đều tăng lên gấp rưỡi. Điều này cho thấy, giai đoạn 2005 – 2006, báo Thanh Niên phát triển nhanh chóng và bền vững. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Xu hướng Hiện đại hóa phương thức thông tin trên nhật báo dành cho giới trẻ tại Việt Nam (Khảo sát 3 tờ báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ Tp.HCM và Tiền Phong trong th (Trang 67)