4- Những thay đổi trong xu hướng và cách thức tiếp cận thông tin của
1.1 Phương thức khai thác nội dung thông tin
1.1.1- Đối tượng bạn đọc chính:
Là một tờ báo chính trị - xã hội tổng hợp, những người làm báo Thanh Niên xác định đối tượng bạn đọc khá rộng, khoảng từ 20 tuổi trở lên. Nội dung tờ báo hướng đến những người sống ở thành thị và những người về hưu. Độc giả ở nông thôn đối với bất cứ tờ báo in nào cũng chiếm số lượng nhỏ, nên không phải là đối tượng được quan tâm, chú ý nhiều.
Trong đó, bạn đọc trẻ chỉ là một phần trong các đối tượng độc giả chính của Thanh Niên. Trẻ ở đây được xác định là 20 – 25 tuổi, những người bắt đầu có nhận thức ban đầu về các vấn đề trong đời sống xã hội, có chính kiến riêng và có ý thức phản biện khi đọc báo. Vì cơ quan chủ quản là Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam nên bạn đọc thanh niên của báo trải rộng thuộc tất cả mọi thành phần, trình độ xã hội, miễn là trẻ tuổi. Đối tượng bạn đọc trẻ từ 20-25 tuổi này chiếm khoảng 20 – 22% lượng bạn đọc nói chung của thanh niên.
Quan điểm của báo Thanh Niên về đối tượng bạn đọc rất rõ ràng. Theo những người đứng đầu báo, quan điểm một tờ báo chỉ dành riêng cho một đối tượng nhất định, theo sự phân công chỉ đạo của cơ quan chủ quản đã dần trở nên lỗi thời, là tư duy thời bao cấp báo chí đã xa. Ngày nay, một tờ báo đổi mới theo đúng diễn biến của thời cuộc là một tờ báo hướng tới thị
trường, mở rộng đối tượng bạn đọc từ đầu. Quan điểm này cũng nhất quán với định hướng phát triển, mở rộng tầm ảnh hưởng của Thanh Niên, đó là thể hiện vị thế của một tờ báo quốc gia, khác biệt so với Tuổi Trẻ Tp.HCM chỉ là một tờ báo mang tính địa phương (cơ quan chủ quản là Đoàn Thanh niên Cộng sản Tp.HCM).
Về định hướng mở rộng đối tượng độc giả theo vùng miền, báo Thanh Niên đặc biệt quan tâm mở rộng ra khu vực đồng bằng sông Cửu Long, còn báo Tuổi Trẻ lại quan tâm đẩy mạnh thâm nhập thị trường báo chí ở khu vực Tây Nguyên. Từ năm 2008 đến nay, sau những biến cố hậu PMU18, với sự thay đổi về nhân sự và một số định hướng tờ báo, Thanh Niên hướng tới một mục tiêu quan trọng là xây dựng thêm những văn phòng đại diện mới tại nhiều vùng miền để mở rộng thị phần đúng theo tầm vóc của một tờ báo toàn quốc dành cho thanh niên.
Các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, Tây Nguyên, cả Thanh Niên và Tuổi Trẻ đều có phóng viên thường trú, văn phòng đại diện nhưng trên thực tế thì thị trường độc giả mua báo ở các khu vực này còn khá nhỏ bé, chỉ là tiềm năng trong tương lai. Tuy nhiên, điều này cho thấy tư duy mở rộng thị trường, mở rộng tầm ảnh hưởng của cả hai tòa soạn này có nhiều điểm tương đồng.
Thanh Niên có mặt ở Hà Nội từ khá sớm, năm 1991, chỉ 5 năm sau khi báo ra đời. Giai đoạn đầu đó, báo chuyển ra Hà Nội gặp khá nhiều khó khăn. Đầu tiên là chuyển 200 tờ ra Bắc bằng máy bay. Cách vận chuyển này khiến cho gần trưa hoặc đầu giờ chiều báo mới ra đến sạp, rất khó khăn khi tiếp cận thị trường. Dần dần, số lượng báo dần tăng lên. Việc phát hành ở các địa phương khác ngoài Tp.HCM cũng chủ động về công tác in ấn nên số lượng báo Thanh Niên bán ngày càng tăng. Ngày nay, báo Thanh Niên là
một trong số ít tờ báo được cung cấp cho hành khách trong và ngoài nước trên các chuyến bay của Vietnam Airlines.
Hiện tại, Thanh Niên có tòa soạn chính ở Tp.HCM, văn phòng đại diện lớn ở Hà Nội, 9 văn phòng đại diện nhỏ hơn, trong đó có 7 văn phòng trong nước (duyên hải Bắc Bộ, khu vực Bắc Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung, khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, khu vực Trung Trung Bộ và Bắc Tây Nguyên, Nha Trang), và 2 văn phòng đặt tại nước ngoài (Thái Lan – 2007 và Singapore - 2008).
Có một điểm rất đặc biệt cần quan tâm lưu ý trong quá trình nghiên cứu nghệ thuật làm báo của Thanh Niên, đó là mặc dù Thanh Niên hướng đến đối tượng thanh niên thuộc mọi thành phần, nhưng một đội ngũ đông đảo những người lao động nghèo ở các thành thị cũng rất yêu thích Thanh Niên. Đó là những người thuộc tầng lớp khó khăn của xã hội như đi xe ôm, chạy chợ… ở thị trường miền Nam. Nhưng một đặc điểm đáng quý của người miền Nam, đó là các tờ nhật báo mỗi sáng đã trở thành một “món ăn” quen thuộc. Ngay cả những người nghèo, có trình độ dân trí vừa phải cũng rất thích đọc báo. Đây là lý do mà các tỉnh miền Nam luôn có thị trường báo chí đúng với nghĩa đen của nó, cũng là nguyên nhân mà Thanh Niên cũng phải có những định hướng thông tin và nghệ thuật viết phù hợp với cả đối tượng này.
1.1.2 Định hướng nội dung thông tin dành cho giới trẻ:
Cơ quan chủ quản là Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam luôn định hướng báo Thanh Niên phải có những trang mục phù hợp với bạn đọc thanh niên. Đây là định hướng chính trị cốt yếu, quan trọng của tòa soạn. Vì vậy nên bên cạnh những trang mục chính trị - thời sự thông thường, trang 2 vẫn thường dành đất cho thông tin Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, phong trào
thanh niên nói chung, nêu những tấm gương sáng trong thanh niên cả nước. Những thông tin về thanh niên, cho thanh niên hấp dẫn vẫn được ưu ái đưa vào các trang thời sự chính trị - xã hội trên các trang 3, 5, 7… Ngoài ra có hai trang Thanh niên, Giáo dục là sân chơi riêng cho bạn đọc trẻ. Việc dành cho nhóm bạn đọc trẻ này một sân chơi riêng là yêu cầu nhất thiết của tờ báo.
Báo Thanh Niên xác định ba nội dung chính phù hợp với bạn đọc trẻ (20-25 tuổi) cần tuyên truyền lần lượt là: “học tập” (chiếm phần diện tích chính), “giải trí” (sinh động, gần gũi, gắn bó trực tiếp, lành mạnh với đời sống thanh niên) và cuối cùng là “lập nghiệp” (gắn với mảng nội dung Giáo dục – Đào tạo), nhưng triển khai yếu hơn hai mảng nói trên một chút.
Về đối tượng độc giả xét theo tính vùng miền, nếu như Tuổi Trẻ khá mang tính địa phương, với thị trường Tp.HCM và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là chính, thì Thanh Niên cân đối nhiều vùng miền, thể hiện tính toàn quốc mạnh hơn. Ở thị trường miền Bắc và miền Trung, số lượng phát hành của báo Thanh Niên đều lớn hơn Tuổi Trẻ.
Để mở rộng ra các địa phương khác, cả hai tờ Tuổi Trẻ và Thanh Niên đều mở ra các trang địa phương. Báo Thanh Niên thì có trang Hà Nội (1 trang) và ½ trang dành cho các địa phương khác của miền Bắc. Thanh Niên chưa có trang nội dung riêng dành cho miền Trung, chỉ có trang quảng cáo liên quan đến các nội dung quảng cáo của doanh nghiệp thuộc địa bàn này. Báo Tuổi Trẻ thì cố gắng có nhiều tin bài về Hà Nội, miền Bắc, nhưng nếu phải lựa chọn thì vẫn ưu tiên Tp.HCM hơn. Điểm đặc biệt là báo Tuổi Trẻ cũng có ý thức rõ rệt về việc mở rộng thị trường nên độc giả miền Trung vẫn có trang tin tức riêng về miền đất này, nhưng thông tin bước đầu còn khá đơn giản, nghèo nàn.
Tuy nhiên, về mặt đối tượng độc giả, báo Tuổi Trẻ lại hướng về đói tượng giới trẻ nhiều hơn, với câu khẩu hiệu rất ấn tượng và đúng đắn: “Trẻ Đỏ Sài Gòn”.
Ở một số địa phương trên cả nước như Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, Tây Nguyên…, cả báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ đều có phóng viên thường trú hoặc thuê khoán tại chỗ, có văn phòng đại diện nhưng do thị trường còn nhỏ, người dân cũng chưa có thói quen mua báo mới hàng ngày nên những văn phòng này chưa thể hiện nhiều thành công.
Thanh Niên và Tuổi Trẻ có một điểm chung là thể hiện chất lửa và sự quyết liệt của BBT cũng như phóng viên trên mặt báo rất rõ ràng. Báo Thanh Niên có những loạt bài lớn gây được sự chú ý của xã hội trong 10 năm qua như: Loạt bài về sự kiện 11/9/2001 (nước Mỹ bị tấn công), loạt bài về tiêu cực trong bóng đá Việt Nam, về Năm Cam, về PMU18… Chất lửa, quyết tâm đấu tranh chống tiêu cực thể hiện trong các loạt bài này rất rõ. Điều này cũng thể hiện một tính cách được độc giả trẻ học tập, đó là quyết tâm chống lại cái xấu còn tồn tại trong xã hội, quyết không sống chung với tham nhũng, quan liêu, với cái ác… Tính cách này thể hiện uy tín riêng và sự quyết tâm của nguyên TBT Nguyễn Công Khế rất rõ ràng. Tất nhiên, tính cách này đôi lúc cũng khiến cho phóng viên và tòa soạn quá say máu, đã tạo nên những hậu quả không đáng có, sẽ được phân tích trong phần sau của luận văn.
Trong bài phỏng vấn nguyên TBT Nguyễn Công Khế (in trong tập kỷ yếu kỷ niệm 20 năm thành lập báo Thanh Niên – 1986 - 2006), nhà báo Ngô Thị Kim Cúc đã hỏi rằng:
* Nhà báo: Trước khi bắt đầu “vụ Weigang” trên báo Thanh Niên, hình như anh không hề là người say mê hay quan tâm đến bóng đá. Vậy cái gì khiến báo Thanh Niên tạo ra cả một dư luận và phản ứng xã hội mạnh mẽ
đến vậy đối với vấn đề tiêu cực trong bóng đá Việt Nam? Qua vụ này, nhiều người đã tổng kết rằng hễ Thanh Niên đã “chống” cái gì thì “đeo bám” đến cùng. Anh có thể phát biểu gì đối với nhận xét này?
* TBT Nguyễn Công Khế: Là tờ báo của giới trẻ, lẽ nào Thanh Niên lại đứng ngoài bóng đá. Và không chỉ vụ Weigang. Với bất cứ vụ tiêu cực nào, báo Thanh Niên cũng thề đứng về phía chân lý. Mà đã đấu tranh cho chân lý thì không thể có chuyện nửa vời. Bởi nếu cái gì ta cũng làm nửa vời thì làm sao gây được niềm tin trong bạn đọc, nhất là giới trẻ!
…Cái gì cần chống thì chúng ta chống, nhưng đồng thời chúng ta cũng phải chuẩn bị để “xây” một cái khác. Nếu ta chống những hiện tượng tiêu cực thì đồng thời phải đi đôi với việc xây dựng cái tốt, cái mới, cái tích cực. Đó mới là mục tiêu của báo chí cách mạng.
… Báo Thanh Niên chúng ta đã cố gắng để có được vai trò mà giới trẻ, nhân dân, xã hội, Đảng và Nhà nước trông chờ. Tức là vai trò làm cầu nối giữa nhân dân và Nhà nước, tích cực ủng hộ cái mới, cái tích cực, và góp phần đẩy lùi cái xấu, cái tiêu cực.
Bài trả lời phóng viên này đã thể hiện định hướng xuyên suốt của báo Thanh Niên trong hơn 20 năm qua, đến tận giai đoạn 2008. Từ 2008 đến nay, Thanh Niên có một số đổi khác về định hướng phát triển tờ báo, đi vào chiều sâu với mong muốn phát triển bền vững.
1.1.3 Tổ chức bộ máy của báo Thanh Niên
Báo Thanh Niên tổ chức bộ máy theo cơ cấu trực tuyến chức năng: + Tổng biên tập là người đứng đầu tờ báo, chịu trách nhiệm toàn bộ về chất lượng nội dung cũng như kết quả kinh doanh của của báo Thanh
Niên. Tổng biên tập có quyền điều hành hoạt động của tờ báo theo đúng các quy định của Luật báo chí.
+ Các Phó Tổng biên tập của báo Thanh Niên là những người giúp việc cho Tổng biên tập, có quyền thay Tổng biên tập điều hành các công việc tại báo Thanh Niên khi Tổng biên tập đi vắng và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật và Tổng biên tập về kết quả công việc do mình thực hiện.
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy của báo Thanh Niên
Nguồn: Văn phòng báo Thanh Niên, Tp.HCM
Các ban nội dung Kinh tế, Thể thao, Văn Nghệ,
Khoa giáo, Bạn đọc.. . .
Văn phòng, Phòng phát hành và quảng cáo Phó tổng biên tập
Tổng biên tập
Tổng thư ký toà soạn Trưởng ban Kinh tế tài chính
+ Tổng thư ký toà soạn là người người tham mưu chính cho Phó Tổng biên tập và Tổng biên tập về công tác nội dung của tờ báo. Tổng thư ký toà soạn có quyền thay mặt Tổng biên tập hoặc Phó Tổng biên tập đưa ra các quyết định cuối cùng trong việc điều hành nội dung của tờ báo khi Tổng biên tập và Phó Tổng biên tập đi vắng. Tổng thư ký toà soạn cũng là người phụ trách trực tiếp và điều hành các ban nội dung chuyên môn như Ban Kinh tế, Ban Chính trị Xã hội, Ban Thể thao . . ..
+ Trưởng ban Kinh tế tài chính là người tham mưu chính cho Tổng biên tập, Phó tổng biên tập về các hoạt động kinh doanh, hành chính của tờ báo. Trưởng ban Kinh tế Tài chính được quyền thay mặt Tổng biên tập hoặc Phó Tổng biên tập điều hành các hoạt động kinh doanh, hành chính của báo Thanh Niên khi Tổng biên tập và các Phó Tổng biên tập vắng mặt. Trưởng ban Kinh tế tài chính là người trực tiếp điều hành các hoạt động hành chính, kinh doanh của Văn phòng và Phòng Phát hành, Quảng cáo của báo Thanh Niên.
1.1.4 Các dấu mốc lớn về nội dung của báo Thanh Niên trong giai đoạn từ 2000 – 2010:
Trước năm 2001, báo Thanh Niên chưa phải là tờ báo lớn, số lượng phát hành mỗi ngày chỉ dừng ở con số 70.000 – 80.000 bản. Điểm mốc bứt phá của Thanh Niên chính là sự kiện khủng bố tầm cỡ thế giới: ngày 11/9/2001.
Giai đoạn năm 2000 – 2010 ở báo Thanh Niên được coi là giai đoạn có nhiều biến động. Nếu vẽ một biểu đồ hình sin thì ở đó vừa có điểm cao nhất (2001 - 2008) và sự giữ vững phong độ ổn định, vừa có giai đoạn xuống dốc thấp nhất (2008, sau khi phóng viên Việt Chiến bị bắt, tòa soạn bị cảnh cáo, và nhiều cá nhân phải nhận kỷ luật)
* Sự kiện 11/9/2001:
Từ năm 2000 – 2010, dấu mốc đầu tiên đánh dấu sự lớn mạnh về uy tín và số lượng phát hành của Thanh Niên chính là sự kiện máy bay của quân khủng bố đâm vào hai tòa tháp đôi của Trung tâm thương mại thế giới, diễn ra vào ngày 11/9/2001 – một ngày đau thương đã đi vào lịch sử nhân loại. Đó là giai đoạn mà ở Việt Nam, Internet đã manh nha nhưng vẫn còn là một khái niệm xa lạ với đại đa số người dân. Chính vì thế, những thông tin trên các tờ báo vẫn là nguồn tin duy nhất, chính thống và được độc giả yêu thích đón đọc.
Câu chuyện của nhà báo Lê Đình Bì, người có công phát hiện sự kiện, đề xuất BBT phải đưa ngay sự kiện vào số báo ra ngày hôm sau, và tiếp tục nuôi dưỡng sự kiện thành một chuỗi bài được ghi nhận. Tối hôm đó, thứ ba, ngày 11/9/2001, nhà báo Đình Bì trực tòa soạn. Sau khi xem xong một hiệp bóng đá, anh về Ban Quốc tế và sững sờ chứng kiến trên tivi cảnh đài CNN và CNBC đang trực tiếp cảnh chiếc máy bay Boeing đâm vào tòa nhà WTC. Rồi những cuộc tấn công tương tự vào Nhà Trắng và Lầu Năm góc ở Washington D.C… Anh cùng một đồng nghiệp khác tập trung theo dõi tin tức trên các đài truyền hình và thông tin trên mạng để lấy thêm hình ảnh với tốc độ cực kỳ nhanh nhạy. Khi cuộc tấn công kết thúc cũng là lúc các phóng viên này hoàn thành bài vở. Khi đặt tít viết bài, anh Đình Bì lựa chọn trong rất nhiều cái tít chạy trên màn hình TV như “New York và Washington D.C bị tấn công cùng lúc”, “Ngày rung chuyển thế giới”, “Mỹ bị tấn công theo kiểu Kamikaze”, hay “Bọn khủng bố đã ra tay”. Cuối cùng, cái tít được lựa chọn rất ngắn gọn và đã truyền tải trọn vẹn, có cảm xúc toàn bộ thông điệp thương đau của câu chuyện “Nước Mỹ bị tấn công”.
Khi báo cáo sự kiện này lên BBT, BBT báo Thanh Niên đã quyết định