4- Những thay đổi trong xu hướng và cách thức tiếp cận thông tin của
1.2 Cách thể hiện hình thức:
* Bài báo nhiều cửa, sử dụng nhiều kênh thông tin phong phú
Những thay đổi về hình thức ở Thanh Niên cũng đã được tiến hành từ khá sớm. Năm 2001 - 2002, nhà báo Hoàng Hải Vân – Trưởng Ban Thư ký, Tổng Thư ký tòa soạn đã có những chỉ đạo về việc thay đổi hình thức của cả tờ báo. Định hướng vạch ra rất rõ ràng, là thay đổi hình thức không đơn thuần là hình thức, mà phải thay đổi từ nội dung, cách viết, cách sắp xếp thông tin của phóng viên, CTV. Tòa soạn báo Thanh Niên đã đề ra những quy định cụ thể cho từng giai đoạn, tuy nhiên có một số quy định quá chi tiết thì cũng thực hiện chưa triệt để, phóng viên khi nhớ khi quên.
Theo đó, những bài viết hay có thể làm tràn trang để độc giả dễ dàng theo dõi liền mạch. Khi làm tràn trang thì việc chia thành nhiều cửa để độc giả tiếp nhận trở thành yếu tố tất yếu. Như vậy, quan điểm của báo Thanh Niên là thay đổi hình thức không phải hoàn toàn để đẹp hơn về mặt thẩm mỹ, mà mục đích chính là phục vụ để độc giả dễ tiếp nhận nội dung thông tin.
Từ năm 2002 đến nay, khi áp dụng mô hình bài báo nhiều cửa và áp dụng một số chuẩn làm báo hiện đại của các nước tiên tiến vào công nghệ, nghệ thuật làm báo, đến thời điểm hiện tại, những người làm báo Thanh Niên cho rằng: format thiết kế của báo Thanh Niên có thể đẹp, có thể không đẹp, có thể hơi khô cứng tùy theo ý kiến chủ quan của những người đánh giá, nhưng đáp ứng được tiêu chí dễ đọc, không bị rối.
Một khía cạnh nữa khi áp dụng các bài báo nhiều cửa ở Việt Nam khó thành công, đó là tư duy làm việc của phóng viên cũng chưa đạt tới độ chuyên nghiệp. Không phải phóng viên nào cũng có khả năng viết ngắn, đầy đủ thông tin mà vẫn ấn tượng. Viết ngắn không có nghĩa là cắt câu cắt chữ cho ngắn gọn. Đó phải là từ cách tư duy, cách đặt vấn đề, giải quyết vấn đề
như thế nào định hình trong mỗi phóng viên từ trước khi bắt tay viết bài báo. Bên cạnh đó, sự yếu kém về khả năng thể hiện bằng các kênh đồ hình và sự yếu kém, hụt hơi của đội ngũ làm ảnh báo chí cũng khiến cho những mong muốn thay đổi hình thức tờ báo của các tòa soạn nhật báo nói chung ở Việt Nam khó thành công.
Ảnh trên báo chí, trong đó có báo Thanh Niên hiện nay vẫn nặng về tính chất minh họa, chứ chưa phải là ảnh báo chí có thể nằm riêng biệt, có thông điệp và gây ấn tượng mạnh để tác động độc giả phải mua báo. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư cho nhiếp ảnh, cho nhuận ảnh cũng chưa xứng đáng, khiến cho việc có những bức ảnh báo chí tốt cũng gặp nhiều khó khăn.
* Các quy chuẩn về tít, sapô:
Phóng viên phải ghi nhớ và hướng đến những cái chuẩn chung như: sapô quy định viết dưới 50 chữ, tít dưới 10 chữ. Về tít, nhà báo Trần Việt Hưng – Phó Tổng Thư ký tòa soạn báo Thanh Niên khẳng định, quan điểm đặt tít của báo Thanh Niên là ngắn gọn, chân phương. Trong một số trường hợp, nếu phải thể hiện quan điểm rõ ràng, có góc nhìn riêng, có chính kiến thì báo mới đưa ra những tít ấn tượng, nhưng số lượng này ít so với các tít đơn giản, đầy đủ thông tin chính hoặc có tính gợi mở.
VD: Trong cuốn sách “Tuyển tập bài báo hay của báo Thanh Niên”, có thể điểm ra một số tít báo hay thể hiện đặc trưng “ngắn gọn, chân phương” của báo Thanh Niên như:
“Hòn non bộ “đi” Tây” “Bếp không đỏ lửa”
“Những người không mất tên”
“Bản án đầu tiên cho nghệ thuật thời mở cửa”
“Những lá phổi xanh trong thành phố đang kêu cứu” “Những đứa trẻ trong rừng cao su”
“Hầu chuyện những nhân chứng thế kỷ” “Mẹ Âu Cơ có buồn chăng?”
“Hãy mở cổng giảng đường cho người khuyết tật!”
“Những con thú đói bị săn đuổi trong rừng cấm Bình Châu”
* Dấu mốc Thanh Niên nhật báo tăng trang mà không tăng giá:
Tháng 7 năm 2005, Báo Thanh Niên quyết định thực hiện một cuộc cải tiến lớn, tăng từ 16 trang lên 20 trang mà không tăng giá bán. Trong đó có hai trang nội dung, hai trang thông tin tiện ích, kiêm đăng các tin bài PR, tăng thêm nguồn thu tài chính cho báo. Điều này thể hiện một tư duy rộng mở của BBT và phóng viên báo Thanh Niên. Đầu tiên là vì giai đoạn đó, thông tin tiện ích, mang tính chỉ dẫn bắt đầu manh nha ở Việt Nam, và đáp ứng đúng nhu cầu thông tin của độc giả. Thứ hai là việc mở rộng thêm đất cho việc làm kinh tế, đăng các tin bài mang tính quảng cáo cũng góp phần cải thiện đời sống cho phóng viên, có thêm kinh phí để tái đầu tư sản xuất nội dung.
Cụ thể, đợt cải tiến năm 2005 này gồm những chi tiết cụ thể như sau: - Từ thứ hai đến thứ bảy, mỗi ngày Thanh Niên sẽ tăng thêm 4 trang (từ 16 lên 20 trang nội dung), cung cấp cho bạn đọc một chuyên đề đặc biệt bổ ích, trong khi giá bán báo vẫn không thay đổi. Mỗi tuần có thêm 6 chuyên đề, phục vụ thiết thực đời sống, học hành, việc làm, giải trí và khám phá thế giới cho giới trẻ và cho cả độc giả mọi lứa tuổi khác.
- Giữ vững tôn chỉ, mục đích của báo, tăng cường thông tin phục vụ giới trẻ, gương người tốt việc tốt, những hoạt động thiết thực, bổ ích của Đoàn Hội. - Mỗi ngày Thanh Niên sẽ có một phóng sự độc đáo. Nâng cao chất lượng thông tin trên tất cả các lĩnh vực trong nước và quốc tế theo hướng: nhanh nhạy, đầy đủ, trung thực, chuẩn xác.
- Không gian số - Lướt Web - Game” là chuyên đề tăng thêm cho Thanh Niên thứ hai (những tin tức mới nhất về CNTT, những thủ thuật sử dụng máy tính, địa chỉ những trang web bổ ích, những phần mềm miễn phí hấp dẫn, các mẹo vặt khi chat, lướt web, e-mail, đồ họa, cách phòng chống virus, hacker…
- “Sức khỏe – Ẩm thực – Tiêu dùng” là chuyên đề tăng thêm cho Thanh Niên thứ Ba. Tại đây, các bác sĩ sẽ tư vấn những hiểu biết về tất cả những bệnh tật từ thông thường đến nan y và việc phòng chữa bệnh khoa học. Độc giả cũng sẽ được giới thiệu những món ăn ngon, địa chỉ thưởng thức và cách vào bếp. Tiêu dùng chuyên giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ mới cùng những tiện ích, giá cả của từng loại.
- “Dành cho bạn gái” là chuyên đề tăng thêm cho Thanh Niên thứ Tư. Tại đây, với sự tinh tế của phóng viên và kinh nghiệm của các chuyên gia tâm lý hàng đầu, độc giả sẽ được liên tục khám phá thế giới bí ẩn của nữ giới. - “Học hành, lập nghiệp và thăng tiến” là chuyên đề tăng thêm cho Thanh Niên thứ Năm. Tại chuyên đề này, các bạn học sinh, sinh viên sẽ được cung cấp những thông tin mới nhất về những thành tựu giáo dục, được cung cấp các địa chỉ, giải đáp những thắc mắc liên quan đến học hành và du học. Cũng tại đây, các bạn trẻ dù có cơ hội vào đại học hay không cũng sẽ được tiếp cận những cơ hội việc làm, những thông tin tuyển dụng, được biết các ngành nghề và con đường tiếp cận chúng. Chuyên đề này cũng sẽ giới thiệu chân dung những người thành đạt, con đường thăng tiến của họ và cách thức trở thành những nhân tài...
- “Văn hóa - Nghệ thuật - Giải trí” cuối tuần là chuyên đề tăng thêm cho Thanh Niên thứ Sáu. Tại đây, độc giả sẽ khám phá những bí ẩn sâu xa nhất của các tác phẩm nghệ thuật và thế giới nghệ sĩ, những bề dày văn hóa kim cổ đông tây. Trang này còn có mục Thông tin chỉ dẫn rất thiết thực, theo mô
hình “Đi đâu – Ăn gì – Chơi gì?”, là những món ăn tinh thần trong hai ngày nghỉ cuối tuần của độc giả.
- Và chuyên đề cuối cùng tăng thêm cho Thanh Niên thứ Bảy là “Trên đấu trường thể thao”...
- Thanh niên Chủ nhật cũng có nhiều đổi mới khá toàn diện nhân dịp này.
Có thể nói, những chuyên mục tăng thêm khi tăng số trang báo thực sự rất thiết thực với đời sống hàng ngày của đối tượng độc giả chính của Thanh Niên: thanh niên và người dân lao động. Cách tiếp cận vấn đề trẻ trung, nhẹ nhàng, giàu thông tin của các chuyên trang này đã thu hút độc giả mỗi ngày tìm hiểu thêm về một chủ đề khác nhau, tạo cảm giác mới mẻ khi mua tờ báo.
Thanh Niên cũng được coi là một tờ báo nhạy bén với các diễn biến của thị hiếu và nhu cầu bạn đọc. Khi sốt chứng khoán, sốt bất động sản, Thanh Niên lần lượt mở các chuyên trang về “Chứng khoán” và “Địa ốc” hàng ngày để hỗ trợ thêm thông tin cốt lõi cho độc giả. Mục đích của Thanh Niên trong việc làm này, là để độc giả có cảm giác có thể tìm thấy nhiều thứ mình mong muốn trong tờ báo này, không phải đi mua thêm một tờ báo khác để tìm kiếm thông tin.
* Sự đổi mới của tờ Thanh Niên Chủ nhật: Câu chuyện về tờ Thanh Niên Chủ nhật cũng là một câu chuyện thú vị, thể hiện những ý kiến trái chiều nhau về sự đổi mới các ấn phẩm báo in.
Trước khi có những đổi mới vào ngày 14/42006, tờ Thanh Niên Chủ nhật tuy là nhật báo ra ngày chủ nhật, nhưng cách chọn lựa tin bài, cách tiếp cận đề tài có nhiều điểm giống cách làm của tạp chí, đó là Thanh Niên tuần san. Tờ Thanh Niên Chủ nhật vì thế có một ban phụ trách riêng biệt. Trên tờ báo chủ nhật có những bài viết mềm mại, mang tính thong dong, nhẩn nha
đọc, thiên về văn chương, ít thông tin thời sự. Trên tờ Thanh Niên Chủ nhật trước thời điểm 2006 chỉ giữ lại khoảng 2 trang thời sự, còn lại là phóng sự, ký sự đường dài, văn, thơ…
Sau đó, những người làm báo nhận thấy thực hiện tờ nhật báo cuối tuần theo cách như vậy thì có nhiều điểm trùng hợp với tạp chí Thanh Niên Tuần san, không hợp lý. Vì vậy, từ tháng 4/2006, ban Thanh Niên Chủ nhật được giải thể, phân chia nhân sự về các phòng ban khác, trở lại thành một tờ báo thời sự theo ngày, mang nặng tính chất thông tin báo chí, cập nhật tin bài, sự kiện diễn ra vào hai ngày cuối tuần. Như vậy là Thanh Niên nhật báo giờ đây gặp gỡ độc giả cả 7 ngày trong tuần trong không khí đầy ắp thông tin thời sự, nóng hổi, tuy nhiên dường như có phần hơi khô cứng, nam tính. Vì vậy, trách nhiệm tạo ra những nét mềm mại, tươi mới cho hệ thống ấn phẩm của tòa soạn báo Thanh Niên thuộc về các ấn phẩm khác, như Thanh Niên tuần san, Thanh Niên Thể thao Giải trí…