° Nhóm nguyên nhân khách quan:
- Khâu quy hoạch tổng thể cũng như chi tiết của tỉnh chưa đồng bộ, hoàn chỉnh, do đó khâu đầu tư của các doanh nghiệp cũng như nhân dân còn gặp khó khăn. Đối với những dự án ở các vùng chưa được quy hoạch, ngân hàng cũng không dám mạnh dạn cho vay vì có thể dẫn đến rủi ro về mặt chính sách.
- Các dự án có tính khả thi không nhiều đặc biệt là những dự án lớn có vốn đầu tư từ 5-10 tỷ trở lên trong lĩnh vực công nghiệp rất ít. Nông dân hiện nay cũng đang loay hoay không biết trồng cây gì, con gì để có hiệu quả ổn định lâu dài. Đã có nhiều trường hợp nông dân trồng rồi lại chặt bỏ hoặc nuôi được nhưng không bán được do giá xuống thấp phải chịu lỗ như nhãn, cá…, nợ ngân hàng không thanh toán được. Điều này thể hiện việc dự báo và định hướng quy hoạch của các cơ quan chức năng còn yếu.
° Nhóm nguyên nhân chủ quan:
- Xét về phía các ngân hàng thương mại thì tính chủ động của ngân hàng chưa cao. Ngân hàng chưa chủ động tìm kiếm các dự án có hiệu quả để đầu tư mà còn có tâm lý thụ động ngồi chờ. Khâu dịch vụ tư vấn của NH làm chưa tốt, ngân hàng chưa thành lập bộ phận dịch vụ tư vấn cho khách hàng để chủ động tham gia vào các dự án ngay giai đoạn tiền khả thi.
- Hiện nay lao động của một số NHTM đang bị quá tải nhất là các NH phục vụ trên địa bàn nông nghiệp và nông thôn. Kinh nghiệm thẩm định những dự án có quy mô trung và lớn chưa cao. Chính vì vậy khâu thẩm định các dự án không đảm bảo chất lượng, không kịp thời phát hiện những bất hợp lý về tính khả thi năng lực tài chính, điều kiện thị trường… dẫn đến rủi ro nợ.
- Một số NH còn mang nặng tâm lý lấy tài sản thế chấp làm điều kiện tiên quyết. Có những dự án có tính khả thi cao nhưng không có tài sản thế
chấp nên cũng không vay NH được. Thực tế hiện nay ở nông thôn, tài sản thế chấp chủ yếu là quyền sử dụng đất nông nghiệp. Nhưng một khi phải xử lý thì rất khó bán. NH cũng còn có tư tưởng phân biệt đối xử giữa DNNN và doanh nghiệp dân doanh, khi còn là DNNN thì có thể vay tín chấp nhưng khi chuyển sang cổ phần hóa thì lại yêu cầu phải thế chấp… Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thành phần kinh tế hỗn hợp có dư nợ vay thấp.
- Tỷ lệ vốn huy động trung và dài hạn của các NHTM trên địa bàn còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay trung và dài hạn tại địa phương. Phải phụ thuộc nhiều vào sự điều hòa vốn của NHTM cấp trên. Chính vì vậy địa phương chưa chủ động được, đôi khi lỡ cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp cũng như cơ hội đầu tư của NH.
Tóm lại: Trong những năm qua, các NHTM trong tỉnh đã có nhiều nỗ lực đáp ứng vốn cho các dự án T&DH nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trên các lĩnh vực và khắp mọi thành phần kinh tế. Vốn tín dụng đã góp phần không nhỏ vào thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên cơ cấu tín dụng T&DH cũng còn nhiều bất hợp lý, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nguyên nhân tồn tại hạn chế này có cả khách quan và chủ quan. Để hạn chế những tồn tại, giảm thiểu những rủi ro tín dụng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp để thực hiện chuyển đổi cơ cấu tín dụng T&DH theo hướng tích cực, bền vững.
Chương 3
CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU TÍN DỤNG TRUNG VAØ DAØI HẠN CỦA CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BAØN TỈNH VĨNH LONG ĐỂ THÚC ĐẨY KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG PHÁT TRIỂN 3.1 QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VAØ MỤC TIÊU TRONG VIỆC
PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA TỈNH
Việc chuyển đổi cơ cấu tín dụng trung và dài hạn để đảm bảo đạt hiệu quả cao, thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững, cần phải quán triệt những quan điểm cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế để hướng tới thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế của tỉnh:
3.1.1. Quan điểm định hướng trong việc phát triển kinh tế của tỉnh đến năm 2010.
Vĩnh Long là một tỉnh nông nghiệp, cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong GDP của tỉnh. Chính vì vậy việc phát triển kinh tế phải theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp như Nghị quyết Đại hội IX, Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX và được cụ thể hóa thành Quyết định 173/2001/QĐ-TTg về phát triển KT-XH vùng đồng bằng sông Cửu Long như sau:
] “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn liền với công nghiệp chế biến và thị trường; Thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất chất lượng hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường” ( )1
] Thực hiện: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn đồng thời đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế gắn với đầu tư theo hướng phát triển công nghiệp và thương mại dịch vụ.”( )1
] Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh phải đạt được mục đích chung đối với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là “Khai thác tiềm năng lợi thế vị trí địa lý, đất đai, tài nguyên nước, rừng để phát huy vị thế xuất khẩu lúa gạo, thủy sản và nông sản. Nâng cao hiệu quả sản xuất các ngành lương thực, rau quả, chăn nuôi thủy sản, công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, cơ khí phục vụ nông nghiệp và ngành nghề nông thôn… Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững, tăng giá trị tạo ra trên một đơn vị diện tích, nâng cao thu nhập cho nông dân…” ( ) 2
] Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế gắn liền với việc xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng ở nông thôn như hệ thống giao thông, thủy lợi, hệ thống cung cấp điện và nước sạch phục vụ cho sản xuất và đời sống nhằm thay đổi và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
3.1.2. Mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh đến năm 2010.
Với quan điểm phát triển kinh tế của tỉnh như trên, mục tiêu đến năm 2010 kinh tế tỉnh Vĩnh Long phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 12%/năm. Tổng giá trị sản xuất nơng, lâm, thủy sản tăng bình quân hàng năm 5,5%, cơng nghiệp tăng bình quân 23%, dịch vụ tăng bình quân 13,5%.
Chuyển dịch cơ cấu GDP của tỉnh đến năm 2010 là: Khu vực I (nông nghiệp) chiếm 40%; khu vực II (công nghiệp – xây dựng) chiếm 25%; khu vực III (thương mại - dịch vụ) chiếm 35%. Tổng giá trị xuất khẩu năm 2010 đạt 200 triệu USD, tốc độ tăng bình quân hàng năm trên 14%. Đầu tư phát triển tồn
xã hội giai đoạn 2006-2010 là 24.000 tỷ, chiếm 37% GDP. ( )3
(1) Văn kiện Đại hội VII Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long 2001 trang 35
(2) Quyết định 173/2001/QĐ-TTg về phát triển KT-XH vùng đồng bằng sông Cửu Long (3) Báo cáo và phương hướng nhiệm vụ 2006-2010 trình đại hội lần thứ VIII Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long
3.2 QUAN ĐIỂM VAØ MỤC TIÊU TRONG VIỆC CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU TÍN DỤNG TRUNG VAØ DAØI HẠN
3.2.1. Quan điểm định hướng trong việc đầu tư tín dụng của ngành ngân hàng: ngân hàng:
Việc chuyển đổi cơ cấu tín dụng trung và dài hạn phải hướng đến đạt mục đích chuyển đổi cơ cấu, thúc đẩy kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp như đã nêu phần trên. Muốn vậy việc chuyển đổi cơ cấu tín dụng trung và dài hạn cần phải quán triệt các quan điểm sau:
] Đầu tư tín dụng trung và dài hạn phải bám sát các chương trình mục tiêu trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh giai đoạn 2005- 2010 để đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh. Ưu tiên và tập trung vốn cho các công trình nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp để phát huy lợi thế so sánh, sản xuất hàng hóa hướng vào xuất khẩu. Phát triển kinh tế trang trại, sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống sử dụng nhiều nhân công lao động, đặc biệt là giải quyết lao động trong lúc nông nhàn. Ưu tiên cấp vốn cho các doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp, các doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh cao. Tập trung vốn cho các dự án bảo quản và chế biến sau thu hoạch nhằm giảm tỷ lệ hao hụt thất thoát và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Nâng cao tỷ trọng công nghiệp chế biến sử dụng công nghệ cao phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu. Trong nông nghiệp cần tăng đầu tư cho chăn nuôi, trong trồng trọt thì tăng cho cây ăn quả… Trong dịch vụ, tập trung phát triển dịch vụ thu hồi vốn nhanh, đóng góp nhiều cho NSNN như du lịch sinh thái, dịch vụ viễn thông…
] Xác định vốn đầu tư trung và dài hạn của ngân hàng là nguồn vốn bổ sung vào các dự án. Do vậy cần phải khai thác tốt các nguồn vốn khác như vốn tự có của doanh nghiệp, vốn liên doanh, liên kết. Đồng thời tăng cường thu hút vốn từ bên ngoài (nước ngoài hoặc ngoài tỉnh).
] Quan điểm đầu tư phải thật sự minh bạch, thông thoáng. Các NHTM phải chủ động tiếp cận với các doanh nghiệp để đáp ứng vốn trên cơ sở bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Việc quyết định đầu tư dựa trên cơ sở hiệu quả kinh tế. Nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các chi nhánh NHTM ở địa phương. Tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, rào cản để tạo cơ
hội cho mọi doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có dự án kinh tế hợp pháp, khả thi, có nhu cầu vay vốn và đủ điều kiện trả nợ tiếp cận được với vốn đầu tư của NH một cách thuận lợi nhất.
3.2.2. Những mục tiêu cơ bản trong việc đầu tư tín dụng trung & dài hạn của ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh: hạn của ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh:
Mục tiêu chiến lược phát triển các tổ chức tín dụng Việt Nam là phát triển theo hướng hiện đại, đa năng, đạt trình độ trung bình tiên tiến trong khu vực; Có quy mô hoạt động lớn, tình hình tài chính lành mạnh với cấu trúc đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình hoạt động. Có khả năng cạnh tranh với các NH trong khu vực. Xây dựng hệ thống NH hoạt động an toàn hiệu quả vững chắc dựa trên cơ sở công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Phát triển đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ nhất là huy động vốn và cho vay đảm bảo hiệu quả, với mạng lưới phát triển hợp lý để cung cấp kịp thời, thuận tiện các dịch vụ cho nền kinh tế.
Trên cơ sở mục tiêu tổng quát chung đó, NHNN đã đề ra một số chỉ tiêu chủ yếu trong giai đoạn 2006-2010. Đến năm 2010 đạt được tốc độ tăng trưởng tín dụng từ 18-20%/năm, huy động vốn tăng từ 18-20%/năm. Tỷ lệ an toàn vốn (hệ số cook) trên 8%, Khả năng sinh lời (ROE) từ 12-14%. Tỷ lệ nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) từ 5-7%
Đối với các NH trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, mục tiêu tổng thể chuyển đổi cơ cấu tín dụng trung và dài hạn nhằm tăng cường đầu tư cho công nghiệp, dịch vụ và chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp là:
- Tốc độ tăng trưởng tổng thể tín dụng giai đoạn 2006-2010 bình quân đạt 18-19%/năm. Phấn đấu đến năm 2010 đạt tổng dư nợ là 8.747 tỷ đồng.
- Về dư nợ trung và dài hạn phải đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm từ 19-20%, tức là bằng hoặc cao hơn mức tăng dư nợ tín dụng nói chung. Phấn đấu đến năm 2010 đạt mức dư nợ 3.629 tỷ, đạt tỷ trọng 41,5% trong tổng dư nợ.
- Trong cơ cấu dư nợ tín dụng trung và dài hạn, giữ vững tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng tín dụng khu vực công nghiệp, trong đó đặc biệt quan tâm tới công nghiệp bảo quản sau thu hoạch & chế biến hàng hóa nông sản.
Giảm tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng và phục vụ đời sống, tăng tỷ trọng dư nợ đầu tư cho lĩnh vực thương mại và dịch vụ.
- Về chất lượng tín dụng, phấn đấu giữ tỷ lệ nợ xấu trung và dài hạn dưới 3%. Tăng cường các biện pháp xử lý thu hồi nợ quá hạn đồng thời hạn chế nợ xấu mới phát sinh.
- Về huy động vốn: để đảm bảo có nguồn vốn đáp ứng nhu cầu cho vay trung & dài hạn, vốn huy động tại chỗ tăng bình quân 25%/năm, đến năm 2010 đạt 4.636 tỷ, đáp ứng được 53% tổng dư nợ. Trong đó vốn huy động trung và dài hạn phải có tốc độ tăng cao hơn, khoảng 27%/năm; Đến năm 2010 đạt 1.854 tỷ, đạt tỷ lệ 40% so tổng vốn huy động tại chỗ, đáp ứng được 51,1% dư nợ trung dài hạn.
3.3 NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU TÍN DỤNG TRUNG VAØ DAØI HẠN ĐỂ THÚC ĐẨY KINH TẾ VĨNH LONG PHÁT TRIỂN
Để thực hiện được những mục tiêu trên, cần phải thực hiện đồng bộ những giải pháp sau:
3.3.1 Giải pháp chuyển đổi cơ cấu tín dụng trung & dài hạn theo thời hạn: theo thời hạn:
3.3.1.1 Tăng cường huy động vốn dài hạn để đáp ứng nhu cầu cho vay
trung & dài hạn.
Muốn tăng tỷ trọng cho vay trung & dài hạn trong tổng dư nợ cũng như tăng tỷ trọng cho vay dài hạn và kéo dài thời gian cho vay theo nhu cầu của các dự án. Điều đầu tiên cần quan tâm đó là nguồn vốn. Hiện nay nguồn vốn tín dụng nói chung và nguồn vốn trung dài hạn nói riêng trên địa bàn đang rất mất cân đối giữa cung và cầu. Mặc dù trong những năm qua, vốn trung và dài hạn huy động trên địa bàn ngày một tăng (năm 2002 bằng 23% so số dư nợ T&DH, năm 2003 là 28% và năm 2004 là 38,5%) nhưng vẫn còn thấp xa so với nhu cầu. Bên cạnh đó ngân hàng chưa huy động được nguồn vốn dài hạn từ 3 năm trở lên. Trên 60% nhu cầu vốn trung và dài hạn phải điều từ NHTM cấp trên. Để từng bước tăng vốn huy động nhất là vốn trung & dài hạn, đòi hỏi các ngân hàng cần thực hiện các biện pháp cụ thể như sau:
- Tăng cường các biện pháp huy động vốn, thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động vốn trung và dài hạn như phát hành kỳ phiếu, trái phiếu… có thời hạn dài. Mở ra các hình thức huy động mới như kết hợp tiết kiệm với bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm an sinh. Áp dụng mức lãi suất, cách thức trả lãi cho phù hợp, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa người gửi tiền và ngân hàng. Kết hợp với các biện pháp như khuyến mãi thưởng, dịch vụ sau gửi tiền… để thu hút đông đảo người dân gửi tiền vào ngân hàng.
- Áp dụng hình thức huy động như kỳ phiếu, trái phiếu tự do chuyển nhượng trên thị trường bằng phương pháp ký hậu giống như các loại thương phiếu quốc tế. Nhằm tạo điều kiện cho chủ sở hữu có thể chuyển đổi thành tiền dễ dàng khi có nhu cầu. Mặt khác nếu chủ sở hữu có nhu cầu cầm cố để vay tiền thì ngân hàng sẽ áp dụng chính sách lãi suất ưu đãi hơn để khuyến