Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ VAI TRÒ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ (Trang 71)

- Đề nghị tỉnh cần sớm thành lập quỹ bảo lãnh vay vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quyết định 193/QĐ-TTg ngày 10/12/2001 của Thủ Tướng Chính phủ; Quỹ bảo lãnh cho hợp tác xã và thành viên HTX theo Nghị quyết TW 5 khóa IX để bảo lãnh cho các doanh nghiệp và HTX khi họ có đủ điều kiện vay vốn trung và dài hạn ngân hàng nhưng thiếu tài sản thế chấp. Hiện nay cái khó của việc thành lập quỹ trên là vốn, vốn NSNN thì có hạn, vốn của các TCTD, doanh nghiệp góp thì chưa có cơ chế rõ ràng về quyền lợi. Hơn nữa quỹ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nên các bên góp vốn cũng không nhiệt tình. UBND tỉnh cần kiến nghị Chính phủ sửa đổi lại quyết định 193 nêu trên.

Nếu thành lập được 2 quỹ trên thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các HTX tiếp cận vốn T&DH của ngân hàng.

- Nhanh chóng cấp quyền sử dụng đất và sở hữu nhà, quyền sở hữu tài sản là các dây chuyền máy móc thiết bị làm cơ sở cho các doanh nghiệp đem

thế chấp cầm cố ngân hàng để vay vốn. Cần định lại giá đất nông nghiệp ở những vùng sâu, vùng xa cho phù hợp hơn vì hiện nay giá do UBND tỉnh quy định đang cao hơn giá thị trường. Chính vì vậy rất khó khăn cho việc phát mãi thu hồi nợ của ngân hàng.

- Tiếp tục thực hiện nhanh cải cách thủ tục hành chính một cửa trong đầu tư. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư để thu hút vốn từ ngoài tỉnh, cùng với vốn tự có của dân, các doanh nghiệp và ngân hàng hỗ trợ sẽ tạo sức mạnh tổng hợp phát triển kinh tế tỉnh nhà. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận thông tin và các nguồn vốn khác trên thị trường.

- Tiếp tục đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa các DNNN. Để có thể thu hút vốn một cách tối ưu, cần cho tiến hành đấu giá cổ phiếu công khai trên thị trường chứng khoán. Sau đó có kế hoạch cụ thể niêm yết trên thị trường vốn khi đủ điều kiện để thu hút vốn và tạo điều kiện cho công chúng tham gia đầu tư.

- Thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động khuyến công, khuyến nông, khuyên ngư. Tổ chức khuyến nông và khuyến ngư hiện nay đã hình thành và hoạt động và mang lại nhiều kết quả, nhưng tổ chức khuyến công thì mới hình thành, UBND tỉnh cần chỉ đạo phát triển đa dạng hóa loại hình. Huy động kinh phí hoạt động từ nhiều nguồn theo hướng xã hội hóa kể cả kinh phí từ việc chuyển giao công nghệ để đẩy mạnh ngành công nghiệp tỉnh nhà phát triển.

- Hoàn chỉnh quy hoạch và công khai hóa quy hoạch kế hoạch phát triển KT-XH chi tiết để nhân dân và các doanh nghiệp có cơ sở yên tâm đầu tư lâu dà, các NHTM có căn cứ để đáp ứng tốt hơn về nhu cầu vốn và dịch vụ ngân hàng cho đời sống kinh tế - xã hội.

3.4.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Vĩnh Long

- Tăng cường thanh tra kiểm tra các NHTM đặc biệt là nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra, tập trung vào việc thanh tra chất lượng tài sản có là công tác tín dụng. Kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những sai sót, những vi phạm dẫn đến rủi ro có nguy cơ thất thoát vốn và ảnh hưởng đến an toàn

trong hệ thống. Giúp cho các NHTM trong tỉnh đầu tư có hiệu quả, đúng mục tiêu và định hướng trong chuyển đổi cơ cấu đầu tư TD trung & dài hạn.

- Thường xuyên phân tích số liệu thống kê định kỳ, kết hợp với những định hướng để làm tham mưu cho cấp Ủy Đảng và chính quyền tỉnh trong việc đề ra những chương trình, chỉ tiêu định hướng liên quan đến đầu tư trung và dài hạn của các NHTM. Giúp cho việc chuyển đổi cơ cấu đầu tư T&DH đạt hiệu quả cao thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

3.4.4. Kiến nghị đối với các NHTM nhà nước

- Tăng cường phân cấp, phân quyền cho chi nhánh NHTM cấp một trong việc giải quyết cho vay trung & dài hạn, gắn với trách nhiệm cụ thể để tạo điều kiện cho NHTM tỉnh chủ động cho vay đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp tránh bỏ lỡ cơ hội.

- Chú ý tạo điều kiện hỗ trợ vốn nhất là vốn trung & dài hạn đối với các chi nhánh ở những tỉnh nghèo đang có nhu cầu lớn nhưng lại gặp khó trong huy động về vốn trung & dài hạn để đầu tư phát triển kinh tế.

- Giao quyền tự chủ cho các chi nhánh cấp một trong việc hợp đồng tuyển chọn bố trí cán bộ để đáp ứng linh hoạt hơn với công việc. Tránh trường hợp định biên cứng nhắc như hiện nay, một số ngân hàng có công việc nhiều nhưng biên chế ít, đơn vị phải “lách” bằng nhiều hình thức sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và cơ cấu đầu tư trung & dài hạn.

Tóm lại: Chuyển đổi cơ cấu tín dụng trung & dài hạn là một quá trình phức tạp, không những cần sự nỗ lực của các NHTM mà còn có sự phối hợp chỉ đạo đồng bộ của lãnh đạo tỉnh và các ngành hữu quan. Quá trình chuyển đổi cần phải quán triệt tốt những quan điểm định hướng của Đảng và nhà nước, đồng thời bám sát các mục tiêu đã đề ra cho hoạt động tín dụng trung & dài hạn. Bên cạnh đó, nếu những kiến nghị với các cơ quan hữu quan được thực hiện tốt sẽ giúp cho việc đầu tư tín dụng trung dài hạn của các NHTM sẽ tốt hơn, đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà ngày một phát triển, tăng trưởng cao.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại trong những năm qua đã đóng góp nhiều cho quá trình phát triển kinh tế của cả nước theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Tuy nhiên nó cũng bộc lộ những bất cập, hạn chế. Ngành ngân hàng đã có nhiều cuộc hội thảo khoa học, nhiều nhà kinh tế đã quan tâm nghiên cứu và đề xuất nhiều giải pháp để tăng cường hiệu quả đầu tư, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển.

Đảng và Nhà nước ta đã có những quan điểm và nhiều giải pháp lớn để chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Chính phủ và các bộ ngành liên quan đã từng bước ban hành nhiều chính sách quan trọng để phát triển kinh tế nói chung và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.

Đối với tỉnh Vĩnh Long, lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương và các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra nhiều chủ trương giải pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện đặc thù của tỉnh để thúc đẩy kinh tế phát triển. Kết quả trong trong những năm qua tỉnh Vĩnh Long đã đạt được nhiều thành quả quan trọng. Kinh tế xã hội đã có bước phát triển khá rõ nét, đời sống nhân dân và bộ mặt nông thôn đã được cải thiện và từng bước nâng cao.

Qua nghiên cứu thực tiễn, kết hợp với những lý luận khoa học, luận văn đã nêu được một số vấn đề sau :

- Trình bày và phân tích một số lý luận chung về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, về tín dụng nói chung và tín dụng trung - dài hạn nói riêng.

- Phân tích vai trò và hiệu quả của tín dụng trung & dài hạn của ngân hàng đối với nền kinh tế.

- Giới thiệu những đặc thù về kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Long, qua đó cho thấy tiềm năng của tỉnh còn rất phong phú và đa dạng, đòi hỏi nhu cầu vốn trung & dài hạn rất lớn mà các NHTM trong tỉnh cần phải đáp ứng.

- Đánh giá thực trạng đầu tư tín dụng nói chung và tín dụng trung & dài hạn của các NHTM của tỉnh giai đoạn 2002 - 2004.

- Trên cơ sở đánh giá những mặt được, những tồn tại hạn chế, những vướng mắc trong quá trình đầu tư tín dụng trung & dài hạn của các ngân hàng thương mại trong tỉnh. Luận văn đã nêu lên những nguyên nhân của những mặt tồn tại, hạn chế, từ đó đã đề xuất những giải pháp, những kiến nghị nhằm chuyển đổi cơ cấu đầu tư tín dụng trung & dài hạn để thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển. Góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng của Ngân hàng, thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà phát triển bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nhằm phát huy được hiệu quả thiết thực của đề tài nghiên cứu, cần có sự nỗ lực của các ngân hàng thương mại trong tỉnh, sự kiểm tra giám sát của NHNN chi nhánh tỉnh Vĩnh Long, sự chỉ đạo sâu sát kịp thời của lãnh đạo cấp ủy và chính quyền địa phương và sự phối hợp toàn diện trong việc thực hiện đồng bộ các giải pháp của các sở ban ngành trong tỉnh.

Do trình độ nhận thức còn có hạn, việc nghiên cứu trong phạm vi hẹp, trong khi đó hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung và tín dụng trung & dài hạn nói riêng là lĩnh vực rộng lớn, phức tạp do vậy luận văn không sao tránh khỏi những mặt thiếu sót, hạn chế.

Chính vì vậy trong thời gian tới chắc chắn cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nhằm không ngừng bổ sung và hoàn thiện các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung & dài hạn của các ngân hàng thương mại; Thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần đưa Việt Nam trở thành một nước có nền công nghiệp hiện đại vào năm 2020, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ”

TAØI LIỆU THAM KHẢO

1. Cục thống kê tỉnh Vĩnh Long, Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long năm 2003 và năm 2004.

2. PGS-TS Nguyễn Đăng Dờn - chủ biên (2003), Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê.

3. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX, NXB Chính trị quốc gia.

4. GS-TS Dương Thị Bình Minh – TS Sử Đình Thành (2004), Lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Thống kê

5. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2001), Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng 2001-2010.

6. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, (2005), Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2006- 2010 trong lĩnh vực ngân hàng.

7. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, (2005), Hoạt động ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long, NXB Thống kê.

8. Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Vĩnh Long, Báo cáo hoạt động Ngân hàng tỉnh Vĩnh Long từ năm 2002 đến năm 2004.

9. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 12 năm 2003, số 1, 3, 10 năm 2004 và số chuyên đề năm 2005.

10. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2004), Luật NHNN Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng (đã được bổ sung sửa đổi), NXB Công an nhân dân.

11. PGS-TS Lê Văn Tề - chủ biên (2003), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê

12. Tỉnh ủy Vĩnh Long (2001), Văn kiện Đại hội VII Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long.

13. Tỉnh ủy Vĩnh Long (2005), Dự thảo báo cáo chính trị trình bày tại Đại hội tỉnh Đảng bộ khóa VIII.

14. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 173/2001/QĐ-TTg về phát triển KT-XH vùng đồng bằng sông Cửu Long.

15. Tỉnh ủyVĩnh Long, UBND tỉnh Vĩnh Long - (2000), Kinh tế Vĩnh Long trong sự nghiệp phát triển.

16. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh tế xã hội các năm 2002, 2003, 2004 và, 6 tháng đầu năm 2005

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ VAI TRÒ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)