Mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh đến năm 2010

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ VAI TRÒ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ (Trang 55)

Với quan điểm phát triển kinh tế của tỉnh như trên, mục tiêu đến năm 2010 kinh tế tỉnh Vĩnh Long phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 12%/năm. Tổng giá trị sản xuất nơng, lâm, thủy sản tăng bình quân hàng năm 5,5%, cơng nghiệp tăng bình quân 23%, dịch vụ tăng bình quân 13,5%.

Chuyển dịch cơ cấu GDP của tỉnh đến năm 2010 là: Khu vực I (nông nghiệp) chiếm 40%; khu vực II (công nghiệp – xây dựng) chiếm 25%; khu vực III (thương mại - dịch vụ) chiếm 35%. Tổng giá trị xuất khẩu năm 2010 đạt 200 triệu USD, tốc độ tăng bình quân hàng năm trên 14%. Đầu tư phát triển tồn

xã hội giai đoạn 2006-2010 là 24.000 tỷ, chiếm 37% GDP. ( )3

(1) Văn kiện Đại hội VII Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long 2001 trang 35

(2) Quyết định 173/2001/QĐ-TTg về phát triển KT-XH vùng đồng bằng sông Cửu Long (3) Báo cáo và phương hướng nhiệm vụ 2006-2010 trình đại hội lần thứ VIII Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long

3.2 QUAN ĐIỂM VAØ MỤC TIÊU TRONG VIỆC CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU TÍN DỤNG TRUNG VAØ DAØI HẠN

3.2.1. Quan điểm định hướng trong việc đầu tư tín dụng của ngành ngân hàng: ngân hàng:

Việc chuyển đổi cơ cấu tín dụng trung và dài hạn phải hướng đến đạt mục đích chuyển đổi cơ cấu, thúc đẩy kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp như đã nêu phần trên. Muốn vậy việc chuyển đổi cơ cấu tín dụng trung và dài hạn cần phải quán triệt các quan điểm sau:

] Đầu tư tín dụng trung và dài hạn phải bám sát các chương trình mục tiêu trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh giai đoạn 2005- 2010 để đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh. Ưu tiên và tập trung vốn cho các công trình nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp để phát huy lợi thế so sánh, sản xuất hàng hóa hướng vào xuất khẩu. Phát triển kinh tế trang trại, sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống sử dụng nhiều nhân công lao động, đặc biệt là giải quyết lao động trong lúc nông nhàn. Ưu tiên cấp vốn cho các doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp, các doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh cao. Tập trung vốn cho các dự án bảo quản và chế biến sau thu hoạch nhằm giảm tỷ lệ hao hụt thất thoát và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Nâng cao tỷ trọng công nghiệp chế biến sử dụng công nghệ cao phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu. Trong nông nghiệp cần tăng đầu tư cho chăn nuôi, trong trồng trọt thì tăng cho cây ăn quả… Trong dịch vụ, tập trung phát triển dịch vụ thu hồi vốn nhanh, đóng góp nhiều cho NSNN như du lịch sinh thái, dịch vụ viễn thông…

] Xác định vốn đầu tư trung và dài hạn của ngân hàng là nguồn vốn bổ sung vào các dự án. Do vậy cần phải khai thác tốt các nguồn vốn khác như vốn tự có của doanh nghiệp, vốn liên doanh, liên kết. Đồng thời tăng cường thu hút vốn từ bên ngoài (nước ngoài hoặc ngoài tỉnh).

] Quan điểm đầu tư phải thật sự minh bạch, thông thoáng. Các NHTM phải chủ động tiếp cận với các doanh nghiệp để đáp ứng vốn trên cơ sở bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Việc quyết định đầu tư dựa trên cơ sở hiệu quả kinh tế. Nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các chi nhánh NHTM ở địa phương. Tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, rào cản để tạo cơ

hội cho mọi doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có dự án kinh tế hợp pháp, khả thi, có nhu cầu vay vốn và đủ điều kiện trả nợ tiếp cận được với vốn đầu tư của NH một cách thuận lợi nhất.

3.2.2. Những mục tiêu cơ bản trong việc đầu tư tín dụng trung & dài hạn của ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh: hạn của ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh:

Mục tiêu chiến lược phát triển các tổ chức tín dụng Việt Nam là phát triển theo hướng hiện đại, đa năng, đạt trình độ trung bình tiên tiến trong khu vực; Có quy mô hoạt động lớn, tình hình tài chính lành mạnh với cấu trúc đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình hoạt động. Có khả năng cạnh tranh với các NH trong khu vực. Xây dựng hệ thống NH hoạt động an toàn hiệu quả vững chắc dựa trên cơ sở công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Phát triển đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ nhất là huy động vốn và cho vay đảm bảo hiệu quả, với mạng lưới phát triển hợp lý để cung cấp kịp thời, thuận tiện các dịch vụ cho nền kinh tế.

Trên cơ sở mục tiêu tổng quát chung đó, NHNN đã đề ra một số chỉ tiêu chủ yếu trong giai đoạn 2006-2010. Đến năm 2010 đạt được tốc độ tăng trưởng tín dụng từ 18-20%/năm, huy động vốn tăng từ 18-20%/năm. Tỷ lệ an toàn vốn (hệ số cook) trên 8%, Khả năng sinh lời (ROE) từ 12-14%. Tỷ lệ nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) từ 5-7%

Đối với các NH trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, mục tiêu tổng thể chuyển đổi cơ cấu tín dụng trung và dài hạn nhằm tăng cường đầu tư cho công nghiệp, dịch vụ và chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp là:

- Tốc độ tăng trưởng tổng thể tín dụng giai đoạn 2006-2010 bình quân đạt 18-19%/năm. Phấn đấu đến năm 2010 đạt tổng dư nợ là 8.747 tỷ đồng.

- Về dư nợ trung và dài hạn phải đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm từ 19-20%, tức là bằng hoặc cao hơn mức tăng dư nợ tín dụng nói chung. Phấn đấu đến năm 2010 đạt mức dư nợ 3.629 tỷ, đạt tỷ trọng 41,5% trong tổng dư nợ.

- Trong cơ cấu dư nợ tín dụng trung và dài hạn, giữ vững tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng tín dụng khu vực công nghiệp, trong đó đặc biệt quan tâm tới công nghiệp bảo quản sau thu hoạch & chế biến hàng hóa nông sản.

Giảm tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng và phục vụ đời sống, tăng tỷ trọng dư nợ đầu tư cho lĩnh vực thương mại và dịch vụ.

- Về chất lượng tín dụng, phấn đấu giữ tỷ lệ nợ xấu trung và dài hạn dưới 3%. Tăng cường các biện pháp xử lý thu hồi nợ quá hạn đồng thời hạn chế nợ xấu mới phát sinh.

- Về huy động vốn: để đảm bảo có nguồn vốn đáp ứng nhu cầu cho vay trung & dài hạn, vốn huy động tại chỗ tăng bình quân 25%/năm, đến năm 2010 đạt 4.636 tỷ, đáp ứng được 53% tổng dư nợ. Trong đó vốn huy động trung và dài hạn phải có tốc độ tăng cao hơn, khoảng 27%/năm; Đến năm 2010 đạt 1.854 tỷ, đạt tỷ lệ 40% so tổng vốn huy động tại chỗ, đáp ứng được 51,1% dư nợ trung dài hạn.

3.3 NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU TÍN DỤNG TRUNG VAØ DAØI HẠN ĐỂ THÚC ĐẨY KINH TẾ VĨNH LONG PHÁT TRIỂN

Để thực hiện được những mục tiêu trên, cần phải thực hiện đồng bộ những giải pháp sau:

3.3.1 Giải pháp chuyển đổi cơ cấu tín dụng trung & dài hạn theo thời hạn: theo thời hạn:

3.3.1.1 Tăng cường huy động vốn dài hạn để đáp ứng nhu cầu cho vay

trung & dài hạn.

Muốn tăng tỷ trọng cho vay trung & dài hạn trong tổng dư nợ cũng như tăng tỷ trọng cho vay dài hạn và kéo dài thời gian cho vay theo nhu cầu của các dự án. Điều đầu tiên cần quan tâm đó là nguồn vốn. Hiện nay nguồn vốn tín dụng nói chung và nguồn vốn trung dài hạn nói riêng trên địa bàn đang rất mất cân đối giữa cung và cầu. Mặc dù trong những năm qua, vốn trung và dài hạn huy động trên địa bàn ngày một tăng (năm 2002 bằng 23% so số dư nợ T&DH, năm 2003 là 28% và năm 2004 là 38,5%) nhưng vẫn còn thấp xa so với nhu cầu. Bên cạnh đó ngân hàng chưa huy động được nguồn vốn dài hạn từ 3 năm trở lên. Trên 60% nhu cầu vốn trung và dài hạn phải điều từ NHTM cấp trên. Để từng bước tăng vốn huy động nhất là vốn trung & dài hạn, đòi hỏi các ngân hàng cần thực hiện các biện pháp cụ thể như sau:

- Tăng cường các biện pháp huy động vốn, thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động vốn trung và dài hạn như phát hành kỳ phiếu, trái phiếu… có thời hạn dài. Mở ra các hình thức huy động mới như kết hợp tiết kiệm với bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm an sinh. Áp dụng mức lãi suất, cách thức trả lãi cho phù hợp, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa người gửi tiền và ngân hàng. Kết hợp với các biện pháp như khuyến mãi thưởng, dịch vụ sau gửi tiền… để thu hút đông đảo người dân gửi tiền vào ngân hàng.

- Áp dụng hình thức huy động như kỳ phiếu, trái phiếu tự do chuyển nhượng trên thị trường bằng phương pháp ký hậu giống như các loại thương phiếu quốc tế. Nhằm tạo điều kiện cho chủ sở hữu có thể chuyển đổi thành tiền dễ dàng khi có nhu cầu. Mặt khác nếu chủ sở hữu có nhu cầu cầm cố để vay tiền thì ngân hàng sẽ áp dụng chính sách lãi suất ưu đãi hơn để khuyến khích người gửi tiền dài hạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tạo sự tin tưởng của khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng bằng cách công bố những thông tin cơ bản hoạt động của các NH, đặc biệt là các hệ số an toàn và khả năng thanh khoản của NH.

- Mở rộng mạng lưới, địa điểm huy động vốn cho phù hợp. Bố trí giờ giấc giao dịch cho thuận tiện với các đối tượng khách hàng gửi tiền. Mở rộng mô hình “NH tại nhà” để phục vụ những khách hàng lớn, có quan hệ thường xuyên với ngân hàng thông qua việc nối mạng vi tính để thực hiện các giao dịch trực tiếp. Mở rộng dịch vụ thu tiền tại nhà cho những khách hàng có gửi tiền thường xuyên, số tiền lớn. Bố trí bàn giao dịch ngoài giờ để tạo điều kiện cho những khách hàng không thể giao dịch trong giờ hành chính được.

- Tranh thủ sự điều hòa hỗ trợ vốn từ hội sở chính các NHTM. Với đặc thù là một tỉnh luôn cầu lớn hơn cung về vốn nên vốn điều hòa từ cấp trên có một vai trò và ý nghĩa quan trọng. Các NHTM trong tỉnh cần xây dựng kế hoạch, phương án phù hợp để sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn điều hòa. Bên cạnh đó cần tranh thủ các nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức nước ngoài như dự án tài chính nông thôn của IMF, các dự án ADB có thời gian ân hạn và cho vay dài để đáp ứng nhu cầu của tỉnh.

3.3.1.2 Tăng cường áp dụng phương thức đồng tài trợ giữa các ngân hàng để cho vay các dự án lớn, có thời gian thu hồi vốn dài.

Đồng tài trợ là một giải pháp hữu hiệu giúp cho các ngân hàng tham gia vào các dự án lớn, thời gian thu hồi vốn lâu. Mặt khác giúp cho các ngân hàng phân tán rủi ro. Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có một dự án nào được tiến hành bằng phương thức này. Trong khi đó có những dự án lớn như xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Hòa Phú, Bình Minh nhu cầu vốn rất lớn, hàng trăm tỷ đồng cho mỗi công trình. Các ngân hàng thương mại cần phải cạnh tranh trên tinh thần hợp tác, hợp tác để cùng vươn lên và để đáp ứng cho các nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh.

3.3.1.3 Chủ động tiếp cận với các dự án khả thi để đầu tư. Từng bước

tăng dần tỷ trọng nợ trung & dài hạn trong tổng dư nợ. Đồng thời tăng tỷ trọng nợ dài hạn trong dư nợ T&DH.

Để đạt được mục tiêu dư nợ trung & dài hạn tăng hàng năm từ 19-20%, đến năm 2010 đạt tỷ trọng 41,5% trong tổng dư nợ. Chấm dứt tốc độ sụt giảm và đi đến tăng dần tỷ trọng cho vay dài hạn trong dư nợ cho vay trung & dài hạn, đến năm 2010 đạt tỷ trọng từ 15-20%. Đây là những mục tiêu tương đối cao nhưng nếu thực hiện tốt các giải pháp thì có khả năng đạt được. Trong 5 năm tới, chiến lược phát triển công nghiệp và dịch vụ của tỉnh là hình thành 3 khu công nghiệp lớn để kêu gọi các dự án đầu tư. Điều này sẽ mở ra một nhu cầu vốn lớn mà các ngân hàng cần đáp ứng. Các ngân hàng cần chủ động tiếp cận với các dự án ngay từ đầu để tư vấn về mặt tài chính, giúp cho khách hàng lựa chọn phương án đầu tư phù hợp, tính khả thi cao.

3.3.1.4 Thực hiện đa dạng hóa hình thức, phương thức đầu tư để đáp

ứng linh hoạt cho các dự án trung hạn hoặc dài hạn.

Vận dụng đa dạng các phương thức đầu tư tín dụng trung và dài hạn như cho vay theo dự án đầu tư, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng. Kết hợp với các công ty thuê mua của cùng hoặc khác hệ thống NHTM để thực hiện toàn bộ hoặc một phần của các dự án tài trợ dưới hình thức thuê mua tài chính cho các doanh nghiệp. Áp dụng các hình thức tài trợ phù hợp với đặc điểm, điều kiện hoạt động của từng loại khách hàng, đối tượng khách hàng để họ có thể sử dụng vốn và trả nợ linh hoạt phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh.

3.3.1.5 Đẩy nhanh quá trình luân chuyển vốn tín dụng. Cho vay khép kín cả vốn ngắn hạn và vốn trung, dài hạn cho doanh nghiệp.

- Trong điều kiện nguồn vốn có hạn, nhất là nguồn vốn trung dài hạn, việc đẩy nhanh quá trình luân chuyển vốn tín dụng, tăng vòng quay đồng vốn sẽ là giải pháp quan trọng để tạo vốn trong chính sách tín dụng của các NH. Các ngân hàng thương mại cần đặc biệt chú trọng phương thức cho vay theo cơ chế "khép kín", có nghĩa cho vay người mua, thu nợ người bán, hoặc cho vay gián tiếp cho các cơ sở, các tổ chức chế biến sản phẩm nông nghiệp, thông qua đó chuyển tiền vật tư, bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

- Cấp tín dụng một cách đồng bộ khép kín cả vốn ngắn hạn và vốn trung dài hạn cho doanh nghiệp. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có nhiều trường hợp doanh nghiệp vay vốn trung & dài hạn ở ngân hàng này, còn vốn lưu động thì vay ở một ngân hàng khác. Chính vì vậy khâu kiểm tra kiểm soát vốn vay và quản lý thống nhất các dòng tiền để thu nợ của ngân hàng sẽ gặp khó khăn.

3.3.1.6 Xây dựng các dự báo khoa học để tạo tiền đề cho việc dự báo

nhu cầu vốn tín dụng trung dài hạn để có kế hoạch đáp ứng phù hợp, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể và quy hoạch ngành, tiến hành xây dựng những dự báo về tổng mức vốn đầu tư của xã hội trong đó làm rõ số lượng vốn của NSNN, vốn tự có của các doanh nghiệp, vốn liên doanh liên kết, vốn kêu gọi từ bên ngoài. Từ đó xác định tổng mức vốn trung và dài hạn của ngân hàng cần đáp ứng. Vốn của NSNN chủ yếu đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, như giao thông, thủy lợi đầu mối nhằm tạo cú huých để thu hút các nguồn vốn khác. Vốn ngân hàng đầu tư vào những công trình mang lại hiệu quả trực tiếp, thời gian thu hồi nhanh.

3.3.1.7 Điều tra khảo sát nắm nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của

khách hàng nhất là nhu cầu vay dài hạn.

Các NHTM cần điều tra khảo sát nắm chắc nhu cầu vốn của khách hàng nhất là nhu cầu công nghiệp phục vụ nông thôn và chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp để có phương án chuẩn bị vốn và đầu tư thích hợp theo từng đối tượng, từng địa bàn. Đánh giá phân khúc thị trường, phân tích khách hàng tiềm năng. Phối hợp với UBND các cấp, các ngành liên quan lập hồ sơ

tổng thể khách hàng hiện hữu và khách hàng tiềm năng. Kết hợp phân loại

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ VAI TRÒ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ (Trang 55)