Hiện trạng thị trường chứng khoán Việt Nam quý I/

Một phần của tài liệu Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần thép Việt-Ý (Trang 48)

3, Vòng quay hàng tồn kho 5.412 2.404 3.311 2.601 Trên đây là bảng so sánh ba chỉ tiêu liên quan tới khả năng thanh toán của

3.5.2.1.Hiện trạng thị trường chứng khoán Việt Nam quý I/

Kết thúc quý I/2011, thị trường chứng khoán chứng kiến sự suy giảm của cả 2 sàn, cụ thể chỉ số VNI giảm 4.85% và HNX-index giảm 19.93% so với cuối năm trước. Sau tháng 12/2010 giao dịch sôi động, thị trường quý I/2011 rơi vào cảnh ảm

đạm với thanh khoản xuống thấp vào cuối quý. Thị trường đạt đỉnh vào ngày 9/2 chỉ số VNI ghi nhận mức điểm là 522.59 điểm. Do sự tăng mạnh của những cổ phiếu có vốn hóa lớn. Hai chỉ số song hành giảm kể từ giữ tháng cuối tháng 2, HNX-index giảm 15.8% từ 114 điểm vào cuối năm 2010 xuống còn 95.92 điểm vào cuối tháng 2. Sang tháng 3, thị trường tiếp tục chịu sức ép của các yếu tố vĩ mô và các biện pháp nhằm ổn định kinh tế của chính phủ. Thị trường đã giảm xuống mức 452.34 điểm và HNX-index 88.45 điểm ngay tuần đầu tháng 3 và đây là mức đáy của quý I. Trong cả tháng, tâm lý thân trọng bao trùm thị trường, VN-index dao động quanh mốc 460 điểm. Thông thường tháng 3 là tháng mà giao dịch sôi động trở lại sau thời gian tâm lý nghỉ Tết, tuy nhiên năm nay thì khác. Đến cuối tháng 3, thị trường vẫn xu thế giảm điểm nhưng tốc độ đã chậm lại. Các tin vĩ mô như lạm phát, áp lực chính sách tiền tệ thắt chặt,…khiến thị trường không thể bật lên nhưng cũng không gây ra tâm lý hoảng loạn.

Ta thấy: chỉ số RSI(Relative strength index) và VNindex cho ta thấy chỉ số VNindex vẫn có xu hướng giảm trong tương lai gần, khối lượng giao dịch giảm dần

từ cuối năm 2010 cho tới nay hay tính thanh khoản thị trường kém. Một điều nữa cần lưu ý là giải Bollinger màu đỏ cho biết là giá đã bắt đầu biến động ít đi so với mấy tháng trước đó khi mà tình hình lạm phát xấu đi vào quý 1 năm 2011, và các nhà đầu tư đã không còn bị shock như trước.

Những yếu tố ảnh hưởng tới thị trường trong năm 2011:

•Rủi ro vĩ mô: áp lực lớn nhất của thị trường trong quý 2 vẫn là bất ổn vĩ mô mà trọng tâm là tình hình lạm phát và chính sách tệ để kiềm chế lạm phát

•Dòng vốn tín dụng vào chứng khoán sẽ bị hạn chế ở mức 22% tổng tín dụng và sẽ giảm xuống 16% vào cuối năm. Việc tỷ giá biến động và Đồng Việt Nam tăng giá so với USD, cũng làm cho dòng tiền từ các nhà đầu tư và các tổ chức tài chính nước ngoài không mới mặn mà với thị trường, do họ phải chịu rủi ro tỷ giá cao.

•Rủi ro kết quả kinh doanh: kết quả kinh doanh quý đầu năm của các doanh nghiệp sẽ rất khó khăn do lãi vay cao, giá cả đầu vào tăng.Các công ty sử dụng nhiều nợ sẽ chịu nhiều tác động và có nguy cơ thua lỗ cao. Tuy nhiên, một số ngành sẽ bị tác động tiêu cực nhưng cũng có ngành sẽ gặp thuận lợi.

Nhận định : thị trường sẽ tiếp tục vân động trong khó khăn. Cho tới thời điểm này vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy sự cải thiện trong môi trường vĩ mô nhờ những động thái chính sách tổng hợp của chính phủ. Trong quý II, nhiều khả năng thị trường không thoát khỏi xu thế giảm điểm nhưng biên độ sẽ không lớn, vì tâm lý bi quan của nhà đầu tư đang giảm dần. Thêm vào đó, các biện pháp kìm chế lạm phát mới chỉ bắt đầu từ cuối quý I nên sẽ phải có thời gian để ngấm, và độ trễ từ 3 tới 6 tháng nên tình hình chỉ có tiến triển vào cuối quý 3.

Một phần của tài liệu Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần thép Việt-Ý (Trang 48)