2007 2008 2009 2010 Sản lượng sản xuất164855143616 161387 229660 25

Một phần của tài liệu Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần thép Việt-Ý (Trang 34)

Sản lượng tiêu thụ

164950 150448 160754 234168 248502

(đơn vị: Nghìn tấn)

Sản lượng sản xuất của công ty tăng trưởng trung bình 13.12 %/năm và sản lượng tiêu thu tăng khoảng 12.4%/năm . Năm 2007 sản lượng có giảm có giảm so với năm 2006 do tình trạng khó khăn của nghành thép nói chung và công ty thép Việt ý khi mà nhà cung cấp phôi thép chính cho thị trường thế giới là Trung Quốc liên tục điều chỉnh chính sách về thuế và hạn ngạch xuất khẩu thép và phôi thép như : tăng thuế xuất khẩu lên 25%, đóng của các nhà máy thép có công suất dưới 2 triệu tấn/năm. Điều này làm cho thị trường phôi thép thế giới trở lên khan hiếm. Trong nước, các công trình ít triển khai và nhu cầu của dân chúng thấp nên sức tiêu thụ giảm sút.

Sang tới năm 2009 sản lượng tăng mạnh so với các năm trước đó cụ thể: sản lựng sản xuất năm 2009 tăng 42,3% so với năm 2008 và năm 2010 giữ ở mức độ ổn định với mức tăng so với 2009 là 10,7%. Có được điều này là do năm 2009, công ty đã đưa vào khai thác nhà máy luyện thép Hải phòng, phần nào đã chủ động trong việc cung nguồn phôi thép.

3.4.1.2. Doanh thu và lợi nhuận sau thuế

Doanh thu của công ty tăng trưởng bình quân 25,62%/năm , đây là một tỷ lệ rất ấn tượng của công ty, đặc biệt vào năm 2009, doanh thu tăng vượt bậcvì công suất của công ty tăng phần khác do chính sách kích cầu nền kinh tế của chính phủ vào năm đó. Ngay trong giai đoạn khó khăn nhất chính sách hỗ trợ lãi suất đã giúp các doanh nghiệp ngành thép được tiếp cận nguồn vốn rẻ để duy trì sản xuất. Gói kích cầu đã giúp mở rộng thị trường tiêu thụ đáng kể. Các chính sách thuế nhập khẩu thép cũng được điều chỉnh theo hướng có lợi cho ngành sản xuất thép với mức tăng từ 12% lên 15% đối với thép xây dựng và từ 7% lên 8% đối với thép cuộn,… Khép lại năm 2009, ngành thép đã đạt kết quả khá tốt và là một trong ít các ngành công nghiệp nặng tăng trưởng tới hai con số.

2006 2007 2008 2009 2010

Doanh thu từ sản xuất

công nghiệp và dv 1,274,111 1,480,008 1,716,456 2,084,025 3,104,305 Dthu từ hoạt động tài

chính 676 2,204 6,781 10,705 15,800

(Cơ cấu doanh thu của VIS, đơn vị 1,000,000 VND)

Ta thấy rằng, nguồn thu của VIS chủ yếu từ hoạt động sản xuất công nghiệp và cung cấp dịch vụ. Doanh thu từ hoạt động tài chính chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu.

(đơn vị: tỷ VND)

Cùng mức tăng trưởng đột biến của doanh thu, sản lượng thì lợi nhuận của công ty cũng đạt mức cao nhất từ trước tới nay với con số 225,4 tỷ đồng LNST đạt được trong năm 2009. Sang năm 2010, ngành thép Việt Nam không có nhiều thuận lợi như năm 2009 và phải đối mặt với không it khó khăn do giá nguyên liệu đầu vào liên tục tăng và biến động bất thường, cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà sản xuất thép trong nước và thép nhập khẩu. Việc tăng lãi suất cơ bản và tỷ giá phần nào cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình SXKD của hầu hết các doanh nghiệp. Mặc dù khó khăn hơn so với năm 2009 nhưng công ty thép Việt Ý đã thực hiện thành công các chỉ tiêu đề ra của kế hoạch năm 2010.

Rõ ràng 3 năm trở lại đây lợi nhuận của công ty tăng rất nhanh so với các năm trước đó.

Sang năm 2011, sẽ lại là một năm khó khăn khi mà môi trường vĩ mô tiếp tục không ổn định như: tăng trưởng thấp hơn kế hoạch của Quốc Hội, lạm phát hai con số, tỷ giá tăng,…Những bất lợi trên gây cho doanh nghiệp gia tăng chi phí sản xuất trong khi sức mua thị trường giảm do vậy doanh thu và lợi nhuận sẽ giảm so với năm 2010.

3.4.2. Phân tích khả năng thanh toán

2010 2009 2008 2007 2006 2005 1,K/N thanh toán ngắn hạn 1.24683 1.33252 2.00914 1.15267 1.10458 1.11804 2,k/n tt nhanh 0.44286 0.70684 1.29715 0.65643 0.82733 0.59923 3,k/n tt bằng tiền 0.21173 0.34929 0.26187 0.17650 0.15617 0.10970 Khả năng thanh toán của công ty cổ phần thép Việt - Ý khá tốt khi chỉ tiêu thanh toán nhanh luôn lớn hơn 1 và ổn định qua các năm đồng thời với lượng hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn lưu động đã làm cho tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh của công ty cổ phần thép Việt - Ý thấp hơn nhiều so với tỷ lệ khả năng thanh toán ngắn hạn, nhưng đều > 0,5 mức này vẫn khá an toàn cho doanh nghiệp. Dưới đây là biểu đồ cho thấy lượng hàng tồn kho của công ty qua các năm, năm 2010 thị trường thép diễn biến khá phức tạp, đầu các quý I và quý II giá thép

tăng mạnh, cầu thị trường cũng tăng mạnh nhà máy hoạt động hết công suất nhưng không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Đến cuối quý, giá thép đột ngột giảm mạnh và thị trường hạ nhiệt, đối lập hoàn toàn với tình trạng tăng giá từ hồi đầu quý. Như vậy chỉ trong 3 tháng của năm 2010, thị trường thép việt Nam đã đảo chiều từ khủng hoảng thiếu sang khủng hoảng thừa nên lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng mạnh so với các năm trước.

Trong thời điểm giá cả biến động mạnh như hiện nay thì việc công ty có chiến lược về lượng hàng tồn kho có ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu và lợi nhuận. Điều này được thể hiện rõ trong năm 2009, khi công ty đã nắm bắt được tình hình diễn biến của thị trường tăng vào cuối năm nên tập chung sản xuất đúng thời điểm và có chính sách tồn kho hợp lý đã góp phần đem lại lợi nhuận lớn.

Năm 2009 Năm 2010

VIS HPG VIS HPG

1,Khả năng thanh toán ngắn hạn 1.332 1.185 1.247 1.282

Một phần của tài liệu Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần thép Việt-Ý (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w