Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần thép Việt-Ý (Trang 43)

3, Vòng quay hàng tồn kho 5.412 2.404 3.311 2.601 Trên đây là bảng so sánh ba chỉ tiêu liên quan tới khả năng thanh toán của

3.4.5.Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh

Hiệu quả hoạt động SX- KD(vòng)

2008 2009 2010

VIS VIS VIS HPG POM

Vòng quay khoản phải thu 4.9976 12.121 33.858 7.7847 4.7493

Vòng quay hàng tồn kho 5.9672 5.4120 3.3113 2.6005 3.9795

Vòng quay tổng tài sản 1.6717 1.3810 1.8603 0.9572 1.4600

Nhìn chung, các chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khá tốt. Vòng quay khoản phải thu tăng nhanh trong 3 năm gần đây và cao hơn hẳn so với các đối thủ khác. Còn lại, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay tổng tài sản và vòng quay vốn lưu động cũng đều cao hơn các chỉ số tương ứng của các công ty khác. Để hiểu rõ thêm về tình hình sản xuất kinh doanh ta sẽ xét tới hiệu quả sinh lời của của công ty.

Như phần trên đã phân tích, năm 2009 và năm 2008 là năm đặc biệt với ngành thép Việt Nam và riêng công ty thép Việt-Ý, khi mà lợi nhuận tăng đột biến,nhìn vào đồ thị ROE giữa VIS và trung bình ngành càng thể hiện rõ điều này.

Tuy năm 2010 ROE có giảm so với 2 năm trước đó nhưng vẫn cao hơn nhiều so với trung bình của ngành. Trong vòng 4 năm từ năm 2007-2010, trung bình ROE tăng trưởng xấp xỉ 32%/năm, một con số cực kì ấn tượng trong thời điểm nền kinh tế thế giới và Việt Nam khủng hoảng. Con số này của ROE trung bình ngành là khoảng 19.73%/năm. Thực sự, ngành thép đã làm được cái điều mà không ngành nào làm được mấy năm gần đây với tốc độ tăng trưởng và thu lợi nhuận của mình.

Chúng ta xem xét tới chỉ tiêu ROA, để càng thấy rõ hơn nữa sự tăng trưởng của lợi nhuận.

Dễ dàng, có thể thấy sự tương đồng giữa ROE và ROA. ROA của công ty luôn cao hơn chỉ tiêu này của ngành trong 3 năm trở lại đây, với mức tăng trưởng bình quân 9.33 %/năm cao hơn của ngành là 7.32%/năm.

Như vậy, các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thép Việt-Ý đều rất tốt, đặc biệt các chỉ tiêu lợi nhuận có sự tăng trưởng cao qua các năm và luôn lớn hơn sự tăng trưởng của ngành.

Trong ngắn hạn, do chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố kinh tế vĩ mô bất lợi nên ngành thép đã gặp phải những khó khăn.Mặc dù phải đối mặt với đầy rẫy những khó khăn nhưng kết quả kinh doanh Q1 2011 của các doanh nghiệp thép được chúng tôi đánh giá là khả quan nhờ sản lượng thép tiêu thụ trong tháng 1 và 2 tăng mạnh. Trong quý này, đa số các doanh nghiệp thép đã tiêu thụ hết lượng hàng tồn kho giá thấp vào cuối năm 2010. Do giá thép hiện tại tăng mạnh so với thời điểm cuối năm 2010 nên lượng hàng tồn kho giá thấp này đã đóng góp đáng kể vào lợi nhuận của doanh nghiệp trong quý này.Với những khó khăn được nêu trên sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ tới doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp thép hầu như sẽ giảm tương đối so với các năm 2008 và năm 2009. Cụ thể, công ty thép Việt-Ý dự báo doanh thu đạt 2,895 tỷ VND và LNST đạt 95.6 tỷ VND, các con số này vào năm 2010 là 3,084.2 tỷ đồng doanh thu và 145.5 tỷ đồng là LNST.

tiềm năng tăng trưởng cao.

Một phần của tài liệu Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần thép Việt-Ý (Trang 43)