Tình hình nợ đọng

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên (Trang 69)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.3. Tình hình nợ đọng

Trong 4 năm nay BHXH do đã có những chính sách phù hợp nên tỷ lệ tham gia BHXH của khối DNNQD trên địa bàn huyện Đại Từ tăng một cách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

rõ rệt, nhƣng vẫn còn một số doanh nghiệp ngòai quốc doanh cố tình tránh né việc tham gia BHXH bằng cách ký hợp đồng lao động dƣới 3 tháng, khai báo số lao động ít hơn số thực sử dụng, lập danh sách tiền lƣơng ít hơn số thực hƣởng để lấy làm căn cứ đóng BHXH, nợ đọng dây dƣa kéo dài tiền đóng BHXH vì thế ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh luôn là khu vực dẫn đầu về tỷ lệ nợ đọng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên với sự cố gắng của cán bộ thu BHXH Đại Từ nên tỷ lệ nợ đọng khối DNNQD trên địa bàn qua các năm đều có xu hƣớng giảm.

Bảng 3.7: Số liệu nợ đọng của khối DNNQD giai đoạn 2010-2013

Đơn vị: đồng Năm 2010 2011 2012 2013 Số tiền phải đóng BHXH (đồng) 1.157.790.384 1.638.650.934 19.625.549.915 36.558.093.761 Số tiền đã thu BHXH (đồng) 1.002.675.134 1.522.875.814 19.529.849.065 36.482.108.011 Số tiền nợ đọng BHXH (đồng) 155.115.250 115.775.120 95.700.850 75.985.750 Tỷ lệ giữa số phải đóng và số nợ BHHX (%) 13.39 7.06 0.005 0.002

(Nguồn: BHXH huyện Đại Từ)

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy đƣợc số tiền mà các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nợ hàng năm đã có xu hƣớng giảm rõ rệt. Năm 2010 số tiền nợ lên đến 155.115.250 đồng nhƣng đến năm 2013 chỉ còn 75.985.750 đồng chỉ còn thiếu 0.002% so với số phải đóng. Nhìn vào biểu đồ dƣới đây ta có thể thấy rõ hơn về số tiền phải đóng, số tiền đã đóng và số tiền còn nợ đọng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 0 5000000000 10000000000 15000000000 20000000000 25000000000 30000000000 35000000000 40000000000 2010 2011 2012 2013 Số phải đóng BHXH Số tiền đã thu BHXH Số tiền nợ BHXH

Hình 3.7: Biểu đồ số tiền nợ BHXH của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Nhƣ vậy, số liệu qua các năm thể hiện tình hình nợ đọng của các DNNQD tại huyện Đại Từ ngày càng đƣợc cải thiện song vẫn chƣa hoàn toàn triệt để.

Việc nợ đọng tiền BHXH xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau chẳng hạn nhƣ: doanh nghiệp chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội để tăng vốn sản xuất kinh doanh, có đơn vị tham gia BHXH rồi nộp một hai kỳ để có điều kiện tham gia đấu thầu hoặc ký kết hợp đồng gia công sản phẩm cho doanh nghiệp nhà nƣớc rồi dừng đóng, có đơn vị do sản xuất kinh doanh gặp khó khăn nên dừng đóng.

Nợ đọng BHXH sẽ gây ảnh hƣởng đến nguồn quỹ BHXH. Nếu các doanh nghiệp nợ trong thời gian dài, với số tiền lớn thì sẽ làm thâm hụt quỹ. Điều này sẽ làm giảm khả năng chi trả chế độ cho ngƣời lao động của quỹ BHXH do thu không đủ chi và làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời lao động.

Bên cạnh đó, nguồn thu không đủ làm cho hệ thống BHXH không có đủ kinh phí để hoạt động, không thể tổ chức đƣợc nhiều các hoạt động nâng cao chất lƣợng công việc của cả hệ thống BHXH trong đó có cả công tác thu làm cho số thu sẽ càng ít đi.

Nợ đọng không chỉ ảnh hƣởng đến quỹ BHXH, ngƣời lao động mà còn có tác động xấu đến chính bản thân doanh nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hơn nữa, khi quỹ BHXH không đủ để chi trả cho các chế độ của ngƣời lao động tức là quyền lợi của ngƣời lao động không đƣợc đảm bảo thì ngƣời lao động sẽ không thể tập trung làm việc. Mất quyền lợi hƣởng các chế độ sẽ làm họ lo lắng cho mình nếu những rủi ro xảy ra. Bên cạnh đó, hàng tháng, tiền lƣơng họ đều bị doanh nghiệp trích nộp BHXH nhƣng thực tế doanh nghiệp lại không đóng số tiền đó mà sử dụng vào mục đích khác làm cho ngƣời lao động cảm thấy bất công. Do đó họ không thể tập trung làm việc và không muốn làm việc hết mình khi quyền lợi của họ không đƣợc bảo đảm. Việc này dẫn đến giảm năng suất lao động, tác động trực tiếp lên công việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và làm giảm lợi nhuận.

Bên cạnh việc quản lý tốt số đối tƣợng tham gia, đảm bảo không để nợ đọng thì công tác quản lý thu cần tăng cƣờng kiểm soát hành vi trục lợi và lạm dụng quỹ bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp bằng nhiều hình thức khác nhau.

* Hành vi trốn đóng BHXH

+ Trốn đóng BHXH đối với toàn bộ ngƣời lao động trong doanh nghiệp Theo khảo sát chƣa đầy đủ về số doanh nghiệp trên địa bàn xong căn cứ vào số liệu điều tra từ phòng kế hoạch và đầu tƣ huyện Đại Từ thì trên địa bàn hiện có 601 doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo Luật doanh nghiệp, tuy nhiên số doanh nghiệp tham gia BHXH trên địa bàn tính đến ngày 31/12/2013 thì mới có 105 doanh nghiệp tham gia BHXH. Nhƣ vậy mới chỉ có khoảng 1/6 số doanh nghiệp tham gia BHXH. Việc trốn đóng BHXH thƣờng tập trung ở các doanh nghiệp nhỏ nhƣ Công ty TNHH, công ty tƣ nhân….

+ Đóng BHXH không đủ số ngƣời lao động trong đơn vị

Ngƣời sử dụng lao động lách luật bằng cách thỏa thuận hợp đồng miệng, ký hợp đồng theo mùa vụ, ký chuỗi hợp đồng lao động dƣới 3 tháng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

để không phải đăng ký tham gia BHXH cho ngƣời lao động. Hoặc thuần túy là không tham gia BHXH cho một nhóm ngƣời lao động không phải là lực lƣợng chủ chốt của doanh nghiệp. Theo kết luận của đoàn kiểm tra liên ngành của UBND huyện Đại Từ về việc thực hiện chính sách pháp luật đối với nguời lao động trên địa bàn trong năm 2012 điển hình trong việc trốn đóng BHXH dƣới hình thức này là DNTN Trƣờng Giang, doanh nghiệp này sử dụng đến hơn 800 lao động nhƣng chỉ đóng BHXH cho 5 lao động. Cũng trong năm 2012 theo số liệu thống kê từ cơ quan BHXH huyện Đại Từ trong tổng số 5.000 lao đông đƣợc ký hợp đồng thì chỉ có hơn 2.461 lao động đƣợc tham gia BHXH , tỷ lệ tham gia đạt 50%.

* Hành vi đóng BHXH không đúng mức quy định

+ Đóng BHXH thấp hơn mức quy định: Ngƣời sử dụng lao động thực hiện hành vi này nhằm mục đích giảm bớt chi phí đóng BHXH vốn thuộc trách nhiệm của họ, hậu quả là gây thất thu cho quỹ BHXH, ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời lao động. Ví dụ DNTN Sáng Hào qua kiểm tra phát hiện một số trƣờng hợp ngƣời lao động có 2 hợp đồng lao động trên đó mức lƣơng thực trả là 8.000.000đ , còn mức lƣơng ký trên hợp đồng để tham gia BHXH là 2.000.000đ.

+ Đóng BHXH cao hơn bất thƣờng so với quy định

Ngƣời sử dụng lao động đóng BHXH trên cơ sở mức lƣơng tăng cao đột ngột bất thƣờng để trục lợi quỹ BHXH, hành vi này có sự thông đồng giữa ngƣời lao động và chủ sử dụng lao động. Biểu hiện thƣờng thấy rõ nhất đó là đột ngột tăng mức đóng BHXH trong các tháng làm căn cứ tính hƣởng trợ cấp thai sản. Ví dụ, qua kiểm tra tại BHXH huyện Đại Từ phát hiện trƣờng hợp của bà Trịnh Thị Giang tham gia BHXH 9 tháng, mức tiền lƣơng tham gia nhƣ sau: từ tháng 1/2013-03/2013: 2.500.000, đến tháng 4/2013- tháng 09/2013 mức lƣơng tham gia BHXH là 8.000.000đ sau đó sang tháng 10/2013 bà Giang nghỉ thai sản số tiền mà cơ quan BHXH phải thanh toán cho bà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Giang là 50.300.000đ, sau khi nghỉ hết 6 tháng thai sản thì vào tháng 04/2013 mức lƣơng tham gia BHXH của bà Giang là 2.500.000đ

Nguyên nhân của những hành vi này là do công tác quản lý thu chƣa thực sự chặt chẽ, chƣa kiểm soát tốt đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngay từ lúc ban đầu gây ra hiện tƣợng lạm dụng quỹ một cách rõ rệt. Để ngăn chặn đƣợc hành vi này đòi hỏi công tác quản lý thu phải nâng cao hơn nữa đặc biệt đối với từng chuyên quản thu của doanh nghiệp, phải thƣờng xuyên nắm bắt đƣợc tình hình tăng giảm lao động, quỹ lƣơng tham gia BHXH của doanh nghiệp đăng ký ban đầu với phòng kế hoạch đầu tƣ, nếu phát hiện có những dấu hiệu bất thƣờng có thể yêu cầu doanh nghiệp cho kiểm tra thực tế lao động đang làm việc để sớm phát hiện các hành vi trục lợi quỹ nhƣ đã phân tích ở trên. Sau khi kiểm tra nếu thực tế có hiện tƣợng trục lợi quỹ BHXH có thể đề nghị cho thoái thu số tiền đã tham gia và truy thu số tiền đã thanh toán để hoàn lại quỹ.

3.4. Đánh giá chung về công tác thu BHXH bắt buộc của khối DNNQD tại BHXH huyện Đại Từ trong giai đoạn 2010-2013

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)