5. Kết cấu của luận văn
3.4.3. Nguyên nhân của tồn tại
Những tồn tại trên đều xuất phát từ một số những nguyên nhân khách quan và chủ quan sau:
3.4.3.1. Về phía doanh nghiệp
DNNQD là loại hình doanh nghiệp không có sự tham gia của Nhà nƣớc trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Họ hầu nhƣ chỉ tập trung vào việc sản xuất kinh doanh mà chƣa quan tâm đến việc đóng BHXH. Hơn nữa Ngƣời sử dụng lao động luôn muốn trốn đóng, nợ BHXH vì họ cho rằng tham gia BHXH họ sẽ mất thêm một khoản chi phí đồng nghĩa với việc lợi nhuận giảm đi. Nhƣ vậy, ý thức và sự hiểu biết của ngƣời sử dụng lao động về BHXH là chƣa cao dẫn đến tình tráng trốn đóng, nợ đọng.
Ngoài ra, việc khó khăn trong sản xuất kinh doanh cũng làm một nguyên nhân khiến các doanh nghiệp đôi khi không thể nộp đƣợc BHXH. Nhiều DNNQD có phƣơng pháp kinh doanh không ổn định, cộng với sự biến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
động tiêu cực của thị trƣờng sẽ bị đẩy vào tình trạng phá sản, làm cho ngƣời lao động dễ mất việc.
3.4.3.2. Về phía người lao động
Sự hiểu biết của ngƣời lao động về quyền đƣợc tham gia BHXH là chƣa nhiều nên đôi lúc họ vẫn cùng với ngƣời sử dụng lao động vi phạm Luật BHXH (thỏa thuận giảm mức lƣơng ghi trong hợp đồng để giảm tiền đóng BHXH); hay quyền lợi của họ bị ảnh hƣởng nhƣng họ cũng không hề hay biết để có những biện pháp yêu cầu ngƣời sử dụng lao động đảm bảo quyền lợi cho mình.
Hơn nữa, do chịu sức ép về việc làm và tiền lƣơng nên ngƣời lao động nhiều khi biết doanh nghiệp có vi phạm song không dám lên tiếng đấu tranh đòi quyền lợi..
3.4.3.3. Về phía tổ chức công đoàn
Công đoàn là tổ chức đại diện hợp pháp đứng ra bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động. Tuy nhiên ở đa số các doanh nghiệp hiện nay, tổ chức công đoàn chƣa thể hiện đƣợc hết vai trò của mình, tiếng nói của công đoàn chƣa có trọng lƣợng, chƣa đủ sức để lên tiếng bảo vệ cho ngƣời lao động, buộc doanh nghiệp phải thực hiện đúng luật. Vì ở các doanh nghiệp, cán bộ công đoàn đều là kiêm nhiệm, do ngƣời sử dụng lao động chỉ định.
Họ cũng nhƣ những ngƣời lao động khác trong doanh nghiệp, là ngƣời làm công ăn lƣơng, lệ thuộc việc làm và thu nhập vào chủ doanh nghiệp. Nếu không thực hiện theo sự chỉ đạo của chủ doanh nghiệp thì sẽ bị điều chuyển, ảnh hƣởng tới công việc và thu nhập. Do vậy tổ chức công đoàn chƣa thể phát huy hết tác dụng của mình trong việc bảo vệ ngƣời lao động.
Ở nhiều doanh nghiệp dù đã hoạt động lâu song vẫn chƣa thành lập tổ chức công đoàn và phải đến khi thanh tra lao động hoặc cơ quan BHXH yêu cầu gắt gao thì họ mới thành lập. Vì vậy ngƣời lao động không có tổ chức đứng ra đại diện cho mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.4.3.4. Về phía Nhà nước
Chính sách BHXH đang trong quá trình hoàn thiện, các chế độ, quy định, luật thƣờng xuyên đƣợc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới. Nhƣng các cơ quan Nhà nƣớc lại không có những hƣớng dẫn kịp thời, cụ thể trong việc triển khai. Do vậy, ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động cũng nhƣ cán bộ làm công tác thu khó nắm vững nhiều chính sách làm cho việc triển khai thực hiện không đúng quy định. Và đôi khi các quy định không chặt chẽ khiến cho các doanh nghiệp dễ dàng lách luật.
Tình trạng nợ đọng, chậm đóng, trốn đóng, lạm dụng quỹ BHXH vẫn diễn ra vì pháp luật chƣa có các chế tài xử lý thích đáng đối với các trƣờng hợp vi phạm. Hiện nay, chế tài xử phạt với các doanh nghiệp vi phạm là chƣa đủ sức răn đe. Mức phạt đối với các doanh nghiệp trốn đóng hiện nay là 30 triệu đồng (Nghị định 86/2010/NĐ-CP). Thực tế nhiều doanh nghiệp khi bị thanh tra đã sẵn sàng nộp phạt, vì thà chịu mức phạt 30 triệu đồng còn hơn là phải đóng BHXH tới cả chục tỷ đồng.
Bên cạnh đó quy định tính lãi chậm nộp BHXH thấp hơn lãi doanh nghiệp vay ngân hàng khiến cho nhiều doanh nghiệp chấp nhận chịu phạt hơn là đi vay ngân hàng nộp BHXH.
Bảng 3.8: Lãi suất chậm nộp
Năm 01/2010 01/2011 2012 2013
Lãi suất chậm
nộp (%) 8,76 14 8 10,5
Nguồn: www.tapchitaichinh.vn
Mức lãi chậm nộp năm 2013 mới chỉ có 10,5% trong khi mức lãi suất đi vay ngân hàng của trên 15%. Do vậy nếu so với việc đóng tiền BHXH thì việc trốn đóng và chịu nộp phạt doanh nghiệp vẫn có lợi hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Cơ chế xử lý vi phạm hiện nay là không kịp thời. Cơ quan BHXH nắm chắc nguồn thu nộp BHXH của đơn vị nhƣng không có thẩm quyền xử lý vi phạm vì đây chỉ là cơ quan sự nghiệp. Việc xử lý này lại do chủ tịch UBND huyện, tỉnh thành phố trực thuộc trung ƣơng, Thanh tra Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Chánh thanh tra Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội, Chánh thanh tra Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội thực hiện. Để có thể xử phạt đƣợc thì những ngƣời này phải chờ báo cáo từ BHXH, kiểm tra và làm thủ tục xử phạt. Việc này rất mất thời gian, khiến cho việc xử lý vi phạm không kịp thời và nhanh chóng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kéo dài thời gian trốn đóng, nợ đọng.
3.4.3.5. Một số nguyên nhân khác
- BHXH Việt Nam chƣa xây dựng đƣợc một hệ thống mạng liên kết toàn ngành, giữa BHXH các huyện, thành phố với nhau.
- Việc thiết kế các phần mềm chuyên ngành còn một số lỗi khiến cho phần mềm mà các cán bộ sử dụng hiện nay có những hạn chế gây ảnh hƣởng đến công tác kiểm tra thông tin.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 4
GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN
4.1. Mục tiêu, phƣơng hƣớng tăng cƣờng công tác quản lý thu BHXH đối với các DNNQD trên địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên