Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (Trang 44)

1.3.2.1. Lãi suất cạnh tranh

Lãi suất huy động vốn là một công cụ để gia tăng hiệu quả huy động vốn tại các NHTM. Tuy nhiên, mức lãi suất công bố và áp dụng còn phải tuân theo những quy định về trần lãi suất của NHNN trong từng thời kỳ. Vì vậy, các NHTM luôn phải tính toán và duy trì lãi suất tiền gửi cạnh tranh để thu hút các khoản tiền gửi mới và duy trì tiền gửi hiện có. Ngoài việc cạnh tranh với nhau, các NHTM còn chịu sức ép cạnh tranh với các tổ chức tiết kiệm, với các công cụ của thị trƣờng vốn (cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu…). Việc xây dựng mức lãi suất cạnh tranh nhằm đảm bảo mỗi dịch vụ liên quan đến tiền gửi đƣợc định giá sao cho khoản thu đủ bù đắp tất cả các chi phí cho việc cung cấp dịch vụ đó.

Với đa số khách hàng cá nhân , lãi suất là một trong những yếu tố tiên quyết để họ quyết đi ̣nh lƣ̣a cho ̣n ngân hàng gƣ̉i tiền . Hê ̣ thống tài chính – ngân hàng của Viê ̣t Nam hiê ̣n nay không cho phép các NHTM su ̣p đổ theo đúng quy luâ ̣t thi ̣ trƣờng nên không xảy ra hiện tƣợng mất khả năng thanh toán các khoản tiền gƣ̉i của dân chúng. Vì vậy, kỳ hạn gửi tiền trên dƣới 01 năm sẽ đảm bảo an toàn cao hơn cho khoản tiền gƣ̉i . Do đó ngân hàng nào áp du ̣ng mƣ́c lãi suất hấp dẫn hơn sẽ có sƣ́c hút cao hơn với ngƣời có nhu cầu gƣ̉i tiền.

1.3.2.2. Chất lượng dịch vụ

Khi đánh giá chất lƣợng dịch vụ của các ngân hàng, khách hàng sẽ căn cứ trên một số yếu tố nhƣ:

+ Sự đa dạng của các sản phẩm và dịch vụ: Các ngân hàng có hệ thống sản phẩm huy động phong phú và linh hoạt; dịch vụ tốt và đa dạng nhƣ dịch vụ ngân hàng điện tử (Internet Banking, Home Banking, Mobile Banking Phone Banking…), các dịch vụ chi trả tự động…sẽ có lợi thế hơn các ngân hàng có số lƣợng dịch vụ giới hạn.

36

+ Cơ sở vật chất: thể hiện ở một trụ sở kiên cố, bề thế và các phòng gửi tiền an toàn, tiện nghi cũng tạo nên ƣu thế cho ngân hàng. Hơn nữa, nếu yếu tố thời gian đƣợc loại bỏ trong mọi giao dịch của ngân hàng thì sẽ thu hút đƣợc nhiều khách hàng hơn.

+ Hệ thống công nghệ thông tin: thể hiện ở hệ thống core – banking, hệ thống thanh toán,…đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, chính xác, hiện đại và tiết kiệm thời gian cho khách hàng và ngân háng.

+ Nhân sự: Đội ngũ nhân sự có tầm quan trọng rất lớn trong việc phát triển quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng. Với đội ngũ nhân viên đƣợc đào tạo chuyên nghiệp, các khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi đƣợc tƣ vấn và có ấn tƣợng lâu dài hơn về ngân hàng.

1.3.2.3. Các chính sách của ngân hàng

Bao gồm: chính sách lãi suất và phí dịch vụ, chính sách tín dụng, chính sách đầu tƣ, chính sách ngân quỹ…là một tiêu chuẩn đo lƣờng quan trọng để đánh giá năng lực và trình độ nhà quản lý ngân hàng. Những chính sách đúng đắn sẽ tạo đƣợc niềm tin nơi khách hàng về một ngân hàng hoạt động uy tín và lành mạnh.

1.3.2.4. Mạng lưới hoạt động

NHTM có mạng lƣới huy động vốn càng rộng rãi thì càng có khả năng thu hút đƣợc nhiều vốn. Các ngân hàng ở gần trung tâm tài chính, thành thị, khu đông dân cƣ…thƣờng có khả năng huy động vốn cao. Đồng thời các ngân hàng cũng không ngừng mở rộng mạng lƣới ra các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa, tạo ra một mạng lƣới huy động rộng rãi, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời gửi tiền.

1.3.3. Các loại rủi ro tác động tới nguồn vốn huy động

Rủi ro là những tác động bất lợi từ bên trong và bên ngoài nằm ngoài sự kiểm soát của các Ngân hàng và có tác động tiêu cực tới hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng. Hoạt động huy động vốn tại các NHTM cũng giống nhƣ rất nhiều các nghiệp vụ khác phát sinh bởi các NHTM – luôn luôn có những rủi ro tiềm ẩn ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới kết quả kinh doanh và mục tiêu lợi nhuận của Ngân hàng. Để đánh giá và có biện pháp phòng ngừa – đối phó với những tác động bất lợi tiềm ẩn từ các nhân tố rủi

37

ro tới các loại nguồn vốn tiền gửi và phi tiền gửi, thì các NHTM cần phải định lƣợng nhiều chiều hƣớng rủi ro khác nhau. Trong đó, rủi ro huy động vốn chủ yếu gồm các loại sau:

1.3.3.1. Rủi ro lãi suất

Tác động của loại rủi ro này thể hiện ở chỗ quy mô và chi phí trả lãi của mỗi nguồn vốn tiềm năng tỏ ra nhạy cảm nhƣ thế nào đối với những thay đổi của lãi suất thị trƣờng? Nói cách khác, nhu cầu của khách hàng trong mỗi loại nguồn vốn có độ co giãn đối với thay đổi lãi suất ra sao? Và mức chênh lệch lãi suất của ngân hàng tƣơng quan giữa tỷ suất sinh lợi bình quân của tài sản sinh lợi và chi phí bình quân của nguồn vốn huy động trả lãi sẽ chịu tác động ra sao trƣớc bất kỳ sự thay đổi lãi suất thị trƣờng nào.

Thực tế, khi lãi suất tăng, ngƣời gửi tiền có xu hƣớng gửi tiền nhiều hơn và quy mô vốn huy động của Ngân hàng cũng biến động theo chiều hƣớng tăng. Chi phí lãi phát sinh ngay khi NHTM nhận tiền gửi của khách hàng và hạch toán trên hệ thống. Vì lƣợng tiền huy động trong dân cƣ là nguồn vốn lớn và cơ bản của các NHTM nên khi chƣa có kế hoạch sử dụng nguồn vốn này hiệu quả thì cơ cấu chi phí – lợi nhuận của Ngân hàng có thể không phát huy đƣợc hiệu suất sử dụng vốn tối đa. Ngƣợc lại, khi lãi suất thị trƣờng giảm, ngƣời gửi tiền có xu hƣớng rút tiền ra khỏi hệ thống ngân hàng để tìm kênh đầu tƣ khác. Khi lƣợng rút tiền là ồ ạt thì các NHTM phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn vốn hay rủi ro thanh khoản. Để duy trì hoạt động ổn định, các NHTM phải bù đắp lƣợng thiếu hụt này bằng cách đi vay vốn bổ sung. Việc đi vay vốn bổ sung này có thể khiến ngân hàng phát sinh thêm chi phí lãi vay và nhiều khoản tốn kém khác ngoài kế hoạch - ảnh hƣởng tới kết quả hoạt động của ngân hàng.

1.3.3.2. Rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản là khả năng ngân hàng không đáp ứng đƣợc các nghĩa vụ tài chính một cách tức thời hoặc phải huy động vốn bổ sung với chi phí cao hoặc phải bán tài sản với giá thấp. Rủi ro thanh khoản xảy ra khiến cho ngân hàng phải đình trệ hoạt động, gây thua lỗ, mất uy tín và nếu nghiêm trọng có thể dẫn tới phá sản.

38

Đối với hoạt động huy động vốn, rủi ro thanh khoản xảy ra khi có tình trạng rút tiền hàng loạt của khách hàng làm sụt giảm nghiêm trọng nguồn vốn của ngân hàng. Nhƣ khi tình trạng thất nghiệp gia tăng, các doanh nghiệp không tiêu thụ đƣợc hàng hóa sẽ làm cho tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán sẽ giảm đi một cách đột ngột. Khi đó ngân hàng phải đƣơng đầu với sự sụt giảm ngân quỹ to lớn và buộc phải tìm vay nguồn khác với chi phí cao hơn để bù đắp.

1.3.3.3. Rủi ro tỷ giá

Rủi ro này thể hiện ở việc khi tỷ giá ngoại tệ thay đổi thì khối lƣợng vốn huy động sẽ biến động theo chiều hƣớng tăng/giảm nhƣ thế nào. Thực tế, các ngoại tệ mạnh đƣợc coi là một kênh đầu tƣ mang lại hiệu quả tƣơng đối cao cùng một số kênh đầu tƣ khác nhƣ: vàng, chứng khoán, Bất động sản…Việc nắm giữ các ngoại tệ mạnh nhƣ USD, EUR, GBP, JPY, AUD,…cùng với sự thay đổi sức mua trong mối tƣơng quan giữa đồng tiền yết giá và định giá đã đem lại lợi nhuận cho những ngƣời lựa chọn kênh đầu tƣ này. Thực tế cho thấy các đồng tiền mạnh đƣợc dùng để yết giá thƣờng là những đồng tiền có sức mua tƣơng đối ổn định, tỷ giá so với các đồng tiền yếu có xu hƣớng biến động tăng do tƣơng quan giữa hai nền kinh tế.

Vì vậy, trong điều kiện lãi suất tiền gửi không đổi, tỷ giá thay đổi sẽ tác động tới việc lựa chọn kênh đầu tƣ vốn của những ngƣời nắm giữ tiền. Trong trƣờng hợp nguồn tiền gửi bằng đồng nội tệ đƣợc chuyển đổi sang ngoại tệ mà không đƣợc tiếp tục duy trì tại các NHTM thì sẽ có ảnh hƣởng tới quy mô nguồn vốn của các Ngân hàng này theo hƣớng bất lợi.

1.3.3.4. Rủi ro sở hữu

Nhân tố này thể hiện ở chỗ cần phải hỗn hợp các nguồn vốn nhƣ thế nào để có thể đóng góp nhiều nhất vào việc đạt đƣợc quy mô và sự ổn định của lợi nhuận thuần mà các cổ đông của ngân hàng mong muốn, cũng nhƣ hạn chế rủi ro kinh doanh của nó. Thực tế, nguồn vốn đi vay làm tăng rủi ro tín dụng và kinh doanh của ngân hàng nên cần phải phân bổ kết cấu nguồn vốn đi vay và vốn chủ sở hữu. Khi tỷ lệ vốn đi vay so với vốn chủ sở hữu tăng lên thì liệu ngân hàng có bị những ngƣời gửi tiền và các nhà

39

đầu tƣ xem là rủi ro cao hơn hay không. Nếu có, liệu định chế có bị ép phải huy động vốn với chi phí lãi phải đắt hơn hay không. Đây là những vấn đề đặt ra cho các NHTM trong việc cân đối giữa vốn huy động và vốn chủ sở hữu, giữa chi phí huy động và khả năng sinh lời của nguồn vốn huy động đó.

40

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Những nội dung trình bày trong chƣơng đƣợc tập trung để làm rõ những vấn đề cơ bản về NHTM, bao gồm cả hoạt động và vai trò của các NHTM trong nền kinh tế quốc dân; khái quát các hình thức huy động vốn và hiệu quả huy động vốn. Đặc biệt, luận văn có đề cập đến các tiêu chí phản ánh và các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả huy động vốn. Nghiên cứu đã cố gắng chỉ ra một cách đầy đủ các yếu tố của hoạt động huy động vốn hiê ̣u quả huy đô ̣ng vốn tại các NHTM. Đây chính là cơ sở lý luận để đề cập và phân tích những vấn đề tiếp theo ở các chƣơng sau của luận văn.

41

Chƣơng 2:THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TỪ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN- HÀ NỘI 2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (tên viết tắt SHB), đƣợc thành lập năm 1993, theo Quyết định số 214/QÐ-NH5. Sau 19 năm xây dựng, phát triển và trƣởng thành, SHB hiện nay đã trở thành một trong những Ngân hàng có chất lƣợng dịch vụ tốt nhất và phong cách phục vụ chuyên nghiệp nhất.

Mạng lƣới hoạt động của SHB hiện tại bao gồm 240 Chi nhánh và Phòng Giao dịch tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nƣớc, với 02 Chi nhánh quốc tế tại Lào và Campuchia.

Hiện tại, cổ đông chiến lƣợc của Ngân hàng bao gồm: Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T,

Và các đối tác chiến lƣợc bao gồm: Công ty Cổ phần Ô tô Trƣờng Hải (Thaco), VinaCapital Group, Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) và Trung ƣơng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Định hƣớng phát triển của Ngân hàng trong thời gian tới: SHB phấn đấu đến năm 2015 trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam với công nghệ hiện đại, nhân sự chuyên nghiệp, mạng lƣới rộng trên toàn quốc và quốc tế, mang đến cho đối tác và khách hàng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đồng bộ, tiện ích với chi phí hợp lý, chất lƣợng dịch vụ cao, phấn đấu đến năm 2020 trở thành tập đoàn tài chính mạnh theo tiêu chuẩn quốc tế.

42

Đồ thị 2.1. Vốn điều lệ và tổng tài sản qua các năm

Với số vốn điều lệ gần 9.000 tỷ đồng, tổng tài sản khoảng 120.000 tỷ đồng, hiện nay, SHB là một trong những NHTM cổ phần có quy mô tài sản và vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của NH TMCP Sài Gòn- Hà Nội

Hiện nay, bộ máy tổ chức của NH TMCP Sài Gòn- Hà Nội đƣợc cơ cấu nhƣ sau: .0 20000000.0 40000000.0 60000000.0 80000000.0 100000000.0 120000000.0 140000000.0 160000000.0 2010 2011 2012 2013

Vốn điều lệ (triệu đ) Tổng tài sản (triệu đ)

43

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng SHB Chức năng các vị trí:

* Ban Kiểm tra kiểm soát nội bộ

- Kiểm tra mọi hoạt động tại ngân hàng - Thẩm định báo cáo KD hàng năm

* Phòng Pháp chế

- Quản lý, kiếm soát toàn diện, có hiệu quả các rủi ro của toàn hệ thống ngân hàng - Kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sự tuân thủ tuyệt đối của hệ thống về các quy định của pháp luật, chế độ chính sách của ngân hàng

* Phòng Hành chính quản trị

- Tham mƣu, giúp việc cho Ban lãnh đạo trong việc quản lý, điều hành trong lĩnh vực hành chính bao gồm: văn thƣ, lƣu trữ, thƣ ký tổng hợp, hành chính, quản trị văn

BAN KIỂM TRAKIỂM SOÁT NB P. NHÂN SỤ & TT ĐẦO TẠO P. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG P. CÔNG NGHỆTHÔNG TIN P. ĐẤU TƢ P. PHÁT TRIỂN SP& DV P. KIỂM TOÁN NB

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT

CÁC UỶ BAN VĂN PHÒNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

P. HỖ TRỢ TÍN DỤNG P. KHÁCH HÀNGDOANH NGHIEP P. KHÁCH HÀNGCÁ NHÂN P. HẠCH TOÁN TRUNG TÂM THẺ P. KẾ HOẠCH P. ĐỐI NGOẠI &QH CỘNG ĐỒNG P. HÀNH CHÍNHQUẢN TRI P. PHÁP CHẾ P. DỊCH VỤKHÁCH HÀNG NGUỒN VỐN & KD TIỀN TỆ THANH TOÁNQUÔC TẾ TRUNG TÂMTHANH TOÁN P. TÀI CHÍNH KẾTOÁN P. NGÂN QUỸ CÁC CHI NHÁNH VÀ PHÒNG GIAO DỊCH

44

phòng và các công việc khác theo sự phân công của Tổng giám đốc

* Phòng Đối ngoại và Quan hệ cộng đồng

- Tham mƣu, giúp việc cho Tổng giám đốc trong việc quản lý, điều hành với mục tiêu nâng cao giá trị thƣơng hiệu, quản lý thƣơng hiệu, hỗ trợ kinh doanh và kiểm soát các thông tin trƣớc khi đƣa ra công chúng

- Quản lý về việc xây dựng, sử dụng, định dạng thƣơng hiệu của ngân hàng trên toàn hệ thống dƣới mọi hình thức liên quan

* Phòng Kế hoạch

- Lập kế hoạch định kỳ, phân bổ kế hoạch cho hoạt động của toàn Ngân hàng - Kiểm soát việc thực hiện kế hoạch và báo cáo Ban điều hành

* Phòng Ngân quỹ

- Quản lý tiền mặt và tài sản - Điều chuyển tiền trong hệ thống

* Phòng Tài chính Kế toán

- Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán, tài chính - Lập báo cáo tài chính hợp nhất trên toàn hệ thống

* Trung tâm thanh toán

- Xử lý hệ thống điện thanh toán

- Xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động thanh toán

* Phòng Thanh toán Quốc tế

- Thực hiện các nghiệp vụ Thanh toán quốc tế: Tín dụng chứng từ, Chuyển tiền quốc tế, Nhờ thu, Bảo lãnh quốc tế…

- Kết nối mạng lƣới giao dịch với các Ngân hàng nƣớc ngoài

* Phòng Nguồn vốn và Kinh doanh tiền tệ

- Quản lý tập trung, điều hòa vốn toàn hệ thống đảm bảo an toàn, duy trì thanh khoản và hiệu quả

- Tham mƣu trong việc xây dựng kế hoạch huy động vốn, tổ chức triển khai thực hiện trong toàn bộ hệ thống ngân hàng

45

- Kinh doanh trên thị trƣờng liên Ngân hàng, thị trƣờng ngoại hối và đầu tƣ, kinh doanh các sản phẩm đầu tƣ có thu nhập cố định

- Theo dõi, phân tích, đánh giá thị trƣờng tiền tệ, thực hiện các báo cáo khác liên quan đến hoạt động của Khối theo quy định của ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)