Hiê ̣u quả huy động vốn của Ngân hàng thƣơng mại

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (Trang 32)

1.2.1. Khái niệm và vai trò của hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại

1.2.1.1. Khái niệm

Vốn huy động là nguồn vốn quan trọng giúp duy trì và ổn định hoạt động của các NHTM. Tuy nhiên, trên thị trƣờng tài chính, các NHTM phải chịu sức ép cạnh tranh với rất nhiều các trung gian tài chính khác nhằm thu hút đƣợc các nguồn vốn nhàn rỗi và tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế.

Huy động vốn từ khách hàng cá nhân: Các tầng lớp dân cƣ đều có các khoản thu nhập tạm thời chƣa sử dụng đến.Trong điều kiện có khả năng tiếp cận với ngân hàng , họ đều có thể gửi tiết kiệm với mục tiêu đảm bảo an toàn và sinh lời đối với các khoản tiết kiệm , đặc biệt là nhu cầu bảo toàn . Nhằm thu hút ngày càng nhiều tiền tiết kiệm , các ngân hàng đều khuyến khích dân cƣ thay đổi thói quen giữ vàng và tiền mặt tại nhà

24

bằng cách ở rộng mạng lƣới huy động , đƣa ra các hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn …

Nguồn vốn và sử dụng vốn đó là hai quá trình hoạt động của Ngân hàng. Công tác cân đối vốn của Ngân hàng là một chiến lƣợc huy động vốn đúng đắn, phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn trong từng thời kỳ sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng thƣơng mại đạt đƣợc mục tiêu lợi nhuận tối đa và tăng trƣởng nguồn vốn kinh doanh. Sự hài hoà giữa huy động vốn và sử dụng vốn chính là công tác cân đối vốn của Ngân hàng. Công tác cân đối vốn là hết sức quan trọng và cần thiết đối với bất kỳ ngân hàng nào. Đó là một biện pháp nghiệp vụ, là một công cụ quản lý của nhà lãnh đạo ngân hàng, thông qua bảng cân đối đa lập, các cán bộ ngân hàng xem xét, phân tích cơ cấu, tỷ trọng các nguồn và từng khoản sử dụng để dự đoán nhu cầu vốn biến động trong tƣơng lai, từ đó có chính sách huy động vốn thích hợp.

Để đạt đƣợc mục tiêu huy động vốn, các NHTM đều không ngừng tìm cách nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng mình để có đƣợc lợi thế cạnh tranh. Vì vậy, hiệu quả trong hoạt động huy động vốn không chỉ đánh giá năng lực hoạt động, kinh doanh mà còn phản ánh khả năng thích nghi và vị thế của các NHTM trên thị trƣờng.

Hiệu quả là sự so sánh giữa kết quả đạt đƣợc và chi phí bỏ ra. Khi so sánh giữa kết quả và chi phí thì cần phải so sánh dƣới dạng thƣơng số, hoặc kết quả/chi phí hoặc chi phí/kết quả. Mỗi cách so sánh đó đều cung cấp các thông tin có ý nghĩa khác nhau.

Khái niệm hiệu quả nhƣ trên cho thấy rằng: mỗi hoạt động chỉ đƣợc coi là có hiệu quả khi đạt đƣợc kết quả cao nhất trong điều kiện chi phí thấp nhất. Tuy nhiên trên thực tế, việc xác định kết quả nào là cao nhất với chi phí thấp nhất là rất khó.

Như vậy, hiệu quả huy động vốn được hiểu là khả năng huy động được nguồn vốn tối ưu – phù hợp với chiến lược phát triển của các NHTM, trong điều kiện tối thiểu hóa chi phí bỏ ra để có được nguồn vốn đó. Hiệu quả huy động vốn cũng được thể hiện ở khả năng đáp ứng cao nhất nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng. Đó chính là sự đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu sử dụng vốn với chi phí hợp lý.

25

Hiệu quả của công tác huy động vốn trong ngân hàng phải đƣợc đánh giá qua các khía cạnh sau đây: Vốn huy động phải xuất phát từ nhu cầu kinh doanh của ngân hàng. Vốn huy động của ngân hàng phải có sự tăng trƣởng, ổn định về số lƣợng để có thể thoả mãn các nhu cầu cho vay, thanh toán cũng nhƣ hoạt động kinh doanh khác ngày càng tăng của ngân hàng. Tuy nhiên vốn huy động phải đƣợc ổn định về mặt thời gian. Nếu ngân hàng huy động đƣợc một lƣợng vốn lớn mà không ổn định về măt thời gian, thƣờng xuyên có một dòng tiền lớn có khả năng bị rút ra thì lƣợng vốn dành cho vay, cho đầu tƣ sẽ không lớn. Nhƣ vậy hiệu quả sử dụng sẽ không cao và ngân hàng phải thƣờng xuyên đối đầu với vốn để thanh khoản. Nhƣng nếu ngân hàng huy động đƣợc nguồn vốn ổn định thì ngân hàng sẽ yên tâm sử dụng phần lớn vốn đó vào các hoạt động có thu nhập cao. Nhƣng nói nhƣ vậy không có nghĩa là nếu ngân hàng thấy có nguồn vốn ổn định thì sẽ huy động hết ngay hay ngựơc lại, mà việc huy động vốn của ngân hàng phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của ngân hàng về vốn. Nếu huy động đƣợc ít thì ngân hàng sẽ không đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng, không đa dạng hoá đƣợc các hoạt động kinh doanh, không mở rộng cạnh tranh đựơc và sẽ bị mất hết khách hàng. Còn nếu huy động nhiều mà không sử dụng hết thì vốn sẽ bị “ đóng băng “ khiến lợi nhuận sẽ bị giảm sút , do vẫn phải trả lãi và các chi phí kèm theo nhƣ chi bảo quản, kế toán, kho quỹ ... mà không có khoản nào bù đắp lại. Nói tóm lại, huy động vốn có hiệu quả là huy động vốn ổn định, vừa đủ đáp ứng nhu cầu kinh doanh của ngân hàng.

1.2.1.2. Vai trò của hiệu quả huy động vốn

Hoạt động huy động vốn đƣợc đề cập trong nghiên cứu này diễn ra tại các NHTM – là các trung gian tài chính phổ biến nhất trong nền kinh tế. Vì thế hiệu quả huy động vốn tại các NHTM đã có những tác động tích cực tới hầu hết các chủ thể của nền kinh tế. Cụ thể:

+ Hiệu quả đối với xã hội: Hiệu quả huy động vốn của NHTM đối với xã hội đƣợc nhìn hận trên góc độ là các lợi ích mà lƣợng vốn này đƣợc sử dụng để bổ sung cho nền kinh tế. Với tƣ cách là ngƣời đi vay tiền, huy động vốn của các NHTM góp phần nâng cao mức sống của ngƣời dân bằng việc chi trả lãi tiết kiệm, cung cấp dịch vụ gửi tiền an

26

toàn và các dịch vụ ngân hàng tiện ích khác. Với vai trò là ngƣời cho vay, từ nguồn vốn huy động hiệu quả, các NHTM góp phần thúc đẩy sản xuất và đầu tƣ, từ đó tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động và phát triển kinh tế quốc gia.

+ Hiệu quả đối với khách hàng: Khi khách hàng tham gia vào hoạt động huy động vốn thì hiệu quả của hoạt động này đƣợc hiểu là các lợi ích mà khách hàng thu đƣợc khi gửi tiền vào ngân hàng, bao gồm: lãi tiền gửi, mức độ an toàn, dịch vụ ngân hàng tiện ích và độ hài lòng. Xét trên mặt này, các NHTM đạt đƣợc hiệu quả huy động vốn khi tận dụng đƣợc nguồn vốn của khách hàng với sự hài lòng của họ.

Hiệu quả từ việc huy động vốn của ngân hàng đối với khách hàng càng cao khi mức lãi suất và các ƣu đãi khác họ đƣợc hƣởng trên khoản tiền họ đã gửi vào ngân hàng cao hơn so với các ngân hàng khác và so với hình thức đầu tƣ khác.

+ Hiệu quả đối với NHTM: Hiệu quả huy động vốn của NHTM dựa trên mối tƣơng quan so sánh giữa kết quả thu đƣợc từ vốn huy động và chi phí bỏ ra để có đƣợc nguồn vốn đó.

Hiệu quả này càng cao khi kết quả đạt đƣợc (chính là doanh thu của việc sử dụng vốn huy động) càng cao và lƣợng chi phí bỏ ra càng thấp (bao gồm lãi phải trả và các chi phí khác).

Để đạt đƣợc lợi ích cao, các NHTM phải đảm bảo cho các hoạt động đạt đƣợc hiệu quả cao. Chính vì vậy một trong các mục tiêu của NHTM là đảm bảo cho hoạt động huy động vốn đạt hiệu quả cao.

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại

Hiệu quả huy động vốn đƣợc đánh giá theo nhiều khía cạnh khác nhau tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Vì vậy các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn cũng có nhiều loại khác nhau. Bài viết này chỉ xin đánh giá hiệu quả huy động vốn dựới góc độ một nhà ngân hàng. Để đánh giá hiệu quả huy động vốn dựa trên khả năng sử dụng vốn và chi phí của đồng vốn.

27

1.2.2.1. Khối lượng vốn, mức tăng trưởng và tính bền vững

Do chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng nguồn vốn của các NHTM nên vốn huy động tại các NHTM cần phải có sự tăng trƣởng ổn định về số lƣợng để thỏa mãn nhu cầu tín dụng, thanh toán cũng nhƣ các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Nếu ngân hàng huy động đƣợc một lƣợng vốn lớn, nhƣng lại không ổn định, thƣờng xuyên có những dòng tiền lớn bị rút ra thì lƣợng vốn dành cho đầu tƣ, cho vay sẽ không lớn, hiệu quả huy động vốn không cao, thƣờng xuyên phải đối đầu với các vấn đề về thanh khoản.

Chỉ tiêu này đƣợc đánh giá qua mức độ tăng giảm nguồn vốn huy động và số lƣợng vốn huy động có kỳ hạn. Nguồn vốn tăng đều qua các năm, có độ gia tăng đều đặn, đạt mục tiêu nguồn vốn đặt ra là nguồn vốn tăng trƣởng ổn định.

1.2.2.2. Chi phí huy động vốn

Trong môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt ngày nay, mỗi NHTM cần phải xem xét và hợp lý hóa từng khoản mục chi phí trong tổng chi phí huy động vốn. Trên thực tế, chi phí trả lãi cho nguồn vốn là khoản chi phí cao nhất, trên cả chi phí nhân viên, chi phí quản lý gián tiếp và các khoản chi phí nghiệp vụ khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lãi suất huy động luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các chủ thể kinh tế. Ngƣời gửi muốn một lãi suất cao , ngƣời vay lại muốn lãi suất thấp. Là trung gian đóng vai trò cầu nối giữa hai đối tƣợng trên, ngân hàng phải tìm cách điều chỉnh mức lãi suất sao cho hợp lý nhất đối với các bên, trong đó điều quan trọng là phải đảm bảo lợi ích của ngân hàng. Vì vậy trong huy động vốn, mỗi ngân hàng đều cố gắng áp dụng mọi biện pháp có thể nhằm tìm kiếm đƣợc những nguồn vốn sao cho chi phí huy động vốn bình quân là nhỏ nhất và sử dụng số vốn đó để cho vay với một mức lãi suất chấp nhận đƣợc trên thị trƣờng . Chi phí huy động đƣợc đánh giá qua hệ thống các chỉ tiêu lãi suất huy động bình quân (tính bằng bình quân gia quân gia quyền của lãi suất các nguồn theo khối lƣợng từng nguồn), lãi suất huy động của từng nguồn và đặc biệt là lãi suất cạnh tranh.

28

Mặt khác, cũng với một mức chi phí trả lãi bình quân, sự đa dạng hoá trong lãi suất cho phù hợp với mỗi hình thức huy động vốn là cần thiết, sự đa dạng hoá lãi suất làm cho tăng tính hiệu quả của chính sách lãi suất mà ngân hàng đƣa ra. Nếu có chính sách lãi suất phù hợp, hiệu quả, ngân hàng sẽ tối thiểu hoá đƣợc chi phí trong khi vẫn hoàn thành kế hoạch về nguồn vốn.

Bên cạnh chi phí chính là lãi suất, trong quá trình huy động vốn còn có các chi phí khác nhƣ chi phí tiền lƣơng cho cán bộ huy động, chi phí in ấn phát hành, chi phí cơ sở vật chất, chi phí giao dịch quảng cáo … Tuy chi phí này chiếm một tỷ trọng tƣơng đối nhỏ nhƣng nếu tiết kiệm đƣợc cũng góp phần giảm bớt gánh nặng cho ngân hàng.

Một số biện pháp đƣợc sử dụng để ƣớc tính chi phí huy động vốn nhƣ:

a. Chi phí bình quân

Đây là phƣơng pháp phổ biến nhất để tính chi phí huy động vốn của các NHTM. Phƣơng pháp này xem xét giữa cơ cấu hỗn hợp các nguồn vốn mà NHTM đã huy động đƣợc và mức lãi suất phải trả cho mỗi nguồn vốn đi huy động. Chi phí huy động vốn đƣợc tập hợp theo công thức sau:

Chi phí vốn cho vay =

Chi phí huy động vốn (lãi) + Chi phí hoạt động (phi lãi) + Chi phí vốn chủ sở hữu

Và thƣơng số của lãi suất phải trả và tổng mức vốn đi huy động trong quá khứ tạo thành chi phí bình quân gia quyền:

Công thức tính chi phí lãi suất bình quân nhƣ sau:

Chi phí lãi bình quân = Tổng chi phí trả lãi

Tổng nguồn vốn huy động x 100%

Phƣơng pháp này giúp các NHTM theo dõi động thái của chi phí lãi bỏ ra để huy động vốn theo thời gian, từ đó cung cấp một chuẩn mực tƣơng đối cho việc ra quyết định nên cho vay và đầu tƣ nhƣ thế nào. Tuy nhiên, phƣơng pháp này đã loại bỏ đi một số chi phí khác cần thiết để có đƣợc nguồn vốn huy động. Đó là các chi phí phi lãi suất, bao gồm:

29

Tiền lƣơng và chi phí quản lý gián tiếp

Mức dự trữ bắt buộc theo quy định

Phí bảo hiểm tiền gửi

Nhƣ vậy, tỷ suất sinh lợi tối thiểu để bù đắp chi phí có thể tính nhƣ sau:

Tỷ suất sinh lời tối thiểu để bù đắp chi phí huy động vốn = Tổng chi phí trả lãi + phi lãi

Tổng mức cho vay đầu tư vào các tài sản sinh lợi khác x 100%

Ngoài ra còn một nguồn vốn khác mà các NHTM không phải trả lãi suất trực tiếp nhƣ huy động tiền gửi nhƣng có vai trò quan trọng trong cơ cấu vốn của ngân hàng, là vốn chủ sở hữu. Thực chất đây là chi phí cơ hội thể hiện lợi nhuận kỳ vọng của những ngƣời góp vốn để hình thành nên ngân hàng. Nếu ngân hàng không tạo ra đƣợc tỷ suất sinh lợi thỏa đáng trên vốn chủ sở hữu thì các cổ đông góp vốn sẽ bắt đầu rút vốn ra và tìm nơi đầu tƣ hấp dẫn hơn. Để tính chi phí vốn chủ sở hữu, có thể sử dụng chỉ số tỷ suất sinh lợi tối thiểu cần thiết phát sinh từ toàn bộ các nguồn vốn huy động và vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Công thức tính nhƣ sau:

Tỷ suất sinh lợi tối thiểu cần thiết trên vốn vay và vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận tối thiểu để bù đắp chi phí vốn vay

+ Lợi nhuận tối thiểu đối với vốn chủ sở hữu b. Chi phí vốn cận biên

Phƣơng pháp này nhằm hạn chế nhƣợc điểm của phƣơng pháp chi phí bình quân, đó là xem xét chi phí và tỷ suất sinh lợi tối thiểu đã thực hiện trƣớc đó, trong khi phần lớn các quyết định kinh doanh của ngân hàng xảy ra ở hiện tại và tƣơng lai.

Khi thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh vốn (tín dụng, đầu tƣ…), thì các NHTM cần phải cân nhắc xem tỷ lệ thu nhập tạo ra trong tƣơng lai tối thiểu phải bằng bao nhiêu để có thể bù đắp chi phí huy động những nguồn vốn mới. Vì thế, phƣơng pháp này giả định rằng toàn bộ nguồn vốn để đáp ứng các hoạt động trên đều bắt đầu từ việc vay trên thị trƣờng tiền tệ và chi phí huy động vốn nhƣ sau:

30

Chi phí huy động vốn để tài trợ khoản vay

= Chi phí trả lãi theo lãi suất bình quân trên thị trường tiền tệ + Chi phí phi lãi để huy động vốn

Nếu lãi suất có xu hƣớng giảm trong tƣơng lai thì chi phí cận biên của vốn huy động sẽ có thể thấp hơn nhiều so với các nguồn vốn còn lại của ngân hàng. Một số khoản cho vay và đầu tƣ không có lãi khi so sánh với chi phí trung bình, nhƣng có thể sinh lời khi so với mức chi phí cận biên thấp hơn vào thời điểm hiện tại để đầu tƣ vào những khoản đầu tƣ mới. Khi đó, hiệu quả huy động vốn dựa trên chi phí đƣợc tính nhƣ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi phí cận biên

= (Lãi suất mới x Tổng vốn huy động theo lãi suất mới) – (Lãi suất cũ x Tổng vốn huy động theo lãi suất cũ)

Và:

Tỷ lệ chi phí cận biên = Thay đổi trong chi phí

Vốn huy động tăng thêm x 100% c. Phương pháp chi phí huy động vốn hỗn hợp

Phƣơng pháp này dựa trên việc phân tích các yếu tố đầu vào để xác định chi phí chung cho tổng nguồn vốn huy động, đồng thời thông qua phân tích tỷ lệ khả dụng để

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (Trang 32)