Các ảnh hưởng và tác động của công nghệ đối với kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu quản trị doanh nghiệp đạo đức (Trang 120)

a/ Vai trò của công nghệ

-Những điều đã trình bày trong phần liền kề trên là dẫn chứng về vai trò của công nghệđối với sự phát triển của xã hội loài người. Hầu hết những bước ngoặt trong lịch sử kinh tế thế giới

đều gắn với các sáng chế công nghệ. Đã có luận điểm cho rằng tiến bộ công nghệ là động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy sự phát triển xã hội loài người.

-Trong nền kinh tế thị trường, công nghệđược coi là vũ khí cạnh tranh mạnh mẽ nhất. Nhờ

công nghệ tiên tiến hơn, chất lượng sản phẩm sẽ tốt hơn, năng suất cao hơn, chi phí sản xuất giảm dần đến hạđược giá thành sản phẩm, tạo ra ưu thế cạnh tranh trên thị trường.

-Công nghệ là một trong ba yếu tố tạo ra sự tăng trưởng kinh tế: Tích luỹ tư bản, dân số và lực lượng lao động và tiến bộ công nghệ. Tiến bộ công nghệ thông qua đổi mói công nghệ tạo ra năng suất cao.

-Công nghệ là phương tiện hữu hiệu nhất đê nâng cao các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của một quốc gia, ví dụ chỉ tiêu phát triển nhân lực HDI.

b/ Tác động của công nghệ

-Các sáng chế công nghệ tạo ra các ngnàh nghề mới đồng thời làm mất đi một số ngành nghề cũ.

-Quan sát quá trình phát triển của các nước công nghiệp hoá, đã ghi nhận được sự biến đổi về cơ cấu người lao động trong xã hội dưới sự tác động của công nghệ. Đồ thị trên hình 1.9 mô tả

sự thay đổi tỷ lệ lao động trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và thông tin ở các nước này khi chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp hoá, phát triển và phát triển cao. 1793-1829 Vải bông; thuyền có động cơ hơi nước 1830-1900 Điện tín; Động cơ đốt trong; Điện thoại; Chụp ảnh; Rada 1901-1939 Điều hoà không khí; Máy bay Ôtô; Tên lửa; Radio FM; Động cơ phản lực 1940-1949 Tivi màu; bom nguyên tử; bán dẫn; máy tính số; Camera; Máy bay phản lực 1950-1969 Vệ tinh; Mạch tích hợp; Laze; Robot 1970 Vi xử lý; Kết hợp AND máy in Laze;Máy quét MRI Tàu con thoi; Microcop

Hình 6.2. Biến đổi cơ cấu lao động dưới tác động của công nghệ

- Có bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ sự phát triển công nghệ tác động đến tài nguyên quốc gia.

Ở giai đoạn đầu quá trình công nghiệp hoá, các quốc gia phải khai thác tối đa các nguồn tài nguyên sẵn có (đất đai, rừng, nước ngầm…) để tạo vốn và đào tạo nhân lực. Do đó ở giai đoạn nay cùng với kết quả của công nghệ, là suy giảm các nguồn tài nguyên.

Tới một trình độ công nghệ nhất định, đất nước vượt qua ngưỡng đói nghèo, mức tiêu thụ

tài nguyên sẽ cân bằng, sau đó nhờ thành tựu của khoa học và công nghệ, các tài nguyên này có thể phục hồi.

Mối quan hệ giữa phát triển công nghệ với tài nguyên thường được mô tả bằng đồ thì là

đường cong chữ U. Đồ thị hình 7.3, nêu mối quan hệ giữa tài nguyên là rừng với phát triển công nghệđể minh hoạ. Lao động (%) Nông nghiệp Công nghiệp Thông tin Dịch vụ

Hình 6.3. Đường cong chữ U (Đường cong S.Kuznet)

-Một số nhà khoa học đã phát hiện mối quan hệ giữa chu kỳ phát triển kinh tế với các sáng chế công nghệ.

Kể từ cách mạng công nghiệp tới nay nền kinh tế trải qua những chu kỳ phát triển 50 - 55 năm, sau thời kỳ phát đạt đến suy thoái rồi suy thoái nặng sau đó phục hồi. Quan sát các chu kỳ

các nhà khoa học (N. Kondrat ieff, Schumpeter, Kuznets, Van Duijn) đã kết luận rằng các đổi mới công nghệ quan trọng thường xuất hiện tại các khoảng thời gian có tính chu kỳ, tại các thời điểm nền kinh tế suy thoái hoặc trì trệ.

Mối quan hệ giữa công nghệ và kinh tế - xã hội là quan hệ tương hỗ.

Hình 6.4. mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa công nghệ và hệ thống kinh tế, văn hoá, xã hội. Tài nguyên

Ngưỡng đói nghèo

Ngưỡng sinh thái

Thấp Cao Rất cao Phát triển công nghệ

Hình 6.4. Mối quan hệ tương hỗ giữa công nghệ và hệ thống chính trị

Ban đầu các chính sách phát triển công nghệđúng đắn tạo điều kiện mở mang công nghệ. Công nghệ mở mang tạo ra của cải dồi dào, nhờ sự đa dạng công nghệ giúp kinh tế tăng trưởng.

Nhờ kinh tế tăng trưởng, xã hội lành mạnh có nguồn lực dồi dào hơn cùng cấp cho phát triển công nghệ.

Sự phát triển cao của công nghệ sẽ cung cấp cho xã hội nhiều phương tiện, công cụ tiên tiến,

đẩy mạnh sản xuất xã hội, củng cố sức mạnh an ninh quốc phòng.

Xã hội phát triển đòi hỏi chất lượng sống cao, bền vững, hài hoà sinh thái, nhân văn, sẽđịnh hướng phát triển công nghệ bằng kinh tế, pháp lý.

Như vậy các vấn đề công nghệ không thể tách rời yếu tố môi trường xung quanh công nghệ. Hệ thống chính trị, kinh tế văn hoá, xã hội Hệ thống công nghệ Chính sách Năng suất Nguồn lực Phương tiện tiên tiến Mở mang Phát triển Bền vững Ổn định Tăng cường Định hướng phát triển

MC LC

CHƯƠNG 1: CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ. ...3

1.1. CÔNG NGHỆ...3

1.1.1. Các khái niệm cơ bản về công nghệ...3

1.1.2. Các đặc trưng của công nghệ...8

1.2.QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ...16

1.2.1. Khái niệm: ...16

1.2.2. Các vấn đề chiến lược và tác nghiệp của MOT...17

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ VÀ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ...21

2.1. ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ...21

2.1.1. Cơ sở chung đểđánh giá công nghệ...21

2.1.2.Các công cụ và kỹ thuật sử dụng trong đánh giá công nghệ...25

2.1.3. Thực hành đánh giá công nghệ...29

2.2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ...31

2.2.1. Năng lực công nghệ...31

2.2.2. Đánh giá năng lực công nghệ...34

2.2.3. Các biện pháp nâng cao năng lực công nghệ...42

CHƯƠNG 3: DỰ BÁO VÀ HOẠCH ĐỊNH CÔNG NGHỆ...46

3.1. DỰ BÁO CÔNG NGHỆ...46 3.2. HOẠCH ĐỊNH CÔNG NGHỆ...52 CHƯƠNG 4: LỰA CHỌN VÀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ...54 4.1. LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ...54 4.1.1. Công nghệ thích hợp...54 4.1.2. Lựa chọn công nghệ...58 4.2. ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ...63 4.2.1. Khái niệm ...63 4.2.2. Tác động của đổi mới công nghệ...66 4.2.3. Quá trình đổi mới công nghệ...67 4.2.4. Hiệu quả của quá trình đổi mới công nghệ...75 4.2.5. Quản lý đổi mới công nghệ. ...81

CHƯƠNG 5: CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ...88

5.1. KHÁI NIỆM CHUNG ...88

5.1.1. Chuyển giao công nghệ là gì? ...88

5.1.2. Phân loại chuyển giao công nghệ...90

5.1.3. Các nguyên nhân xuất hiện chuyển giao công nghệ...92

5.2. CÁC Y ẾU TỐẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ. ... 95

5.2.1. Các yếu tố thuộc bên nhận và nước nhận. ... 95

5.1.2. Các yếu tố thuộc bên giao và nước giao... 96

5.3. SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ... 96

5.3.1. Khái quát về sở hữu trí tuệ... 96

5.3.2. Vai trò của quyền sở hữu trí tuệ trong chuyển giao công nghệ... 98

5.4. QUÁ TRÌNH CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ... 99

5.4.1. Phân tích và hoạch định... 99

5.4.2. Tìm kiếm công nghệ... 99

5.4.3. Cơ chế chuyển giao công nghệ... 99

5.4.4. Trình tự tiến hành nhập công nghệ... 100

5.5. KINH NGHIỆM CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆỞ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN... 103

CHƯƠNG 6: QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ... 109

6.1. QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ VÀ VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ... 109

6.2. CÁC MỤC TIÊU CỦA QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ... 110

6.3. PHẠM VI CỦA QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ... 111

6.4. CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ... 112

6.4.1. Lược sử về kỹ thuật và cách mạng công nghệđương đại... 112

6.4.2. Các ảnh hưởng và tác động của công nghệđối với kinh tế - xã hội. ... 120

QUN TR CÔNG NGH

Mã s: 497QTC220

Chịu trách nhiệm bản thảo

Một phần của tài liệu quản trị doanh nghiệp đạo đức (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)