Các biện pháp nâng cao năng lực công nghệ

Một phần của tài liệu quản trị doanh nghiệp đạo đức (Trang 42)

1- Nâng cao nhận thức và hiểu biết về năng lực công nghệ

Như đã nêu ở trên, năng lực công nghệ là vấn đề quan trọng. Đặc biệt ta cần nhấn mạnh thêm trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, muốn phát triển và trưởng thành vững vàng tuỳ thuộc một phần vào công sức và hiệu quả phấn đấu tạo ra những năng lực công nghệđể vươn tới thành thạo làm chủ công nghệ, tất nhiên còn tuỳ thuộc vào nhiều nhân tố nằm ngoài phạm vi ý muốn của chúng ta.Phân tích và nâng cao năng lực công nghệđồng nghĩa với phát triển công nghệ.

Phân tích, đánh giá và nâng cao năng lực công nghệ không phải là công việc của riêng ai mà là trách nhiệm của cả cộng đồng, chính vì vậy từ cơ chế đến tổ chức phải đồng bộ và khuyến khích mọi người cùng tham gia. Mục tiêu cuối cùng mà chúng ta cần có là có được năng lực công nghệđể giải quyết tốt nhất các vấn đề công nghệđặt ra.

2- Xây dựng yêu cầu năng lực công nghệ cơ sở, ngành, quốc gia

Theo lý thuyết cũng như kinh nghiệm của các nước phát triển, trong quá trình phát triển kinh tế muốn nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định, ứng với từng thời kỳ phải xác định cho được thực trạng năng lực công nghệđể từđó và kết hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội xây dựng được các yêu cầu năng lực công nghệ cho từng thời kỳ phát triển. Điểm mấu chốt của đánh giá thực trạng năng lực công nghệ là phải nêu bật được mặt mạnh cần phát huy, mặt yếu cần khắc phục và những vấn đề tăng cường và bổ sung.

3- Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện phương pháp phân tích đánh giá năng lực công nghệ

Để phục vụ cho việc phân tích, đánh giá năng lực công nghệ. Việc đầu tiên là xác định phương pháp phân tích năng lực công nghệ.

Nhiều nước, đặc biệt các nước Đông Nam á dùng phương pháp trong Atlas công nghệ. Muốn nâng cao năng lực công nghệ, thì việc đầu tiên là xác định được thực trạng để từđó có giải pháp cho nên việc nghiên cứu và hoàn thiện phương pháp phân tích năng lực công nghệ là hết sức cần thiết.

ối với nước ta phương pháp phân tích định lượng năng lực công nghệ cần thoả mãn các yêu cầu sau:

- Xác định được định lượng trạng thái các thành phần công nghệđang sử dụng (4 thành phần công nghệ).

- Xác định được hiệu quả kinh tế của công nghệ một cách rõ ràng đối với một cơ sở cụ

thể.

- Kết quả xác định thông qua phương pháp có thể dùng để so sánh với các doanh nghiệp trong nước, đối chiếu với các doanh nghiệp cùng loại ở khu vực Đông Nam á. Muốn thế

phương pháp phải luôn được bổ sung, điều chỉnh nhờ sự tham khảo phương pháp của khu vực.

- Phương pháp cần đơn giản, dễ áp dụng để có kết quả trong thời gian ngắn.

- Kết quả của phương pháp phải có khả năng tích hợp để khái quát được năng lực của ngành và quốc gia.

Phương pháp sẽ từng bước được hoàn chỉnh và khả thi nếu:

- Phương pháp được áp dụng trong bối cảnh đồng bộ và thống nhất giữa các doanh nghiệp.

- Thời gian thực hiện đồng nhất để tạo điều kiện phân tích so sánh giữa các doanh nghiệp và tổng hợp được theo ngành.

- Có sự tham gia tích cực và hiệu quả của các cán bộ chỉđạo ngành, cơ sở, địa phương. - Có sự tham gia tự giác, tích cực, sáng tạo, nhạy bén của cán bộ cơ sở trong điều tra

phân tích.

- Phương pháp điều tra lấy mẫu phải khoa học, tỉ mỉ, đơn giản, chính xác.

- Có bộ phận nghiên cứu (nhóm chuyên gia) để nghiên cứu đề xuất quy trình xác định từng loại chỉ tiêu riêng lẻ của trình độ công nghệ và năng lực nội sinh công nghệ.

- Có bộ phận nghiên cứu (nhóm chuyên gia) để nghiên cứu, điều tra, khảo sát, phân tích môi trường quốc gia ảnh hưởng tới công nghệ để đề xuất hệ số λ (chỉ số môi trường công nghệ) và lập thành bảng hồ sơ tra cứu cho các công trình nghiên cứu liên quan tới công nghệ và năng lực công nghệ.

- Các nhóm chuyên gia am hiểu kỹ từng ngành, lĩnh vực là cơ sở để nghiên cứu đề xuất các tiêu thức và phương pháp cho điểm các tham số, yếu tố công nghệ và năng lực công nghệđã trình bày ở trên.

- Từng bước có thể chuẩn hoá các công đoạn phân tích năng lực công nghệ và có trợ giúp của công nghệ thông tin.

4- Tạo nguồn nhân lực cho công nghệ

Để tạo điều kiện phát triển kinh tế dựa trên nền tảng phát triển công nghệ cần phải tạo ra nguồn nhân lực được đào tạo về công nghệ phù hợp nhu cầu xã hội và một điều quan trọng nữa là tạo cơ hội thích hợp cho việc tuyển dụng lực lượng lao động theo đúng lĩnh vực chuyên môn của họ. Như vậy việc tạo nguồn nhân lực công nghệ là một trong những khâu quan trọng nhằm củng cố năng lực công nghệ quốc gia nói chung và năng lực công nghệ ngành, cơ sở nói riêng.

Để có nguồn nhân lực công nghệ phù hợp, phải biết đánh giá nguồn nhân lực trên cơ sởđó quy hoạch và xác định kế hoạch xây dựng nguồn nhân lực một cách khoa học và có hệ thống.

5- Xây dựng và củng cố hạ tầng cơ sở công nghệ

Như chúng ta đã thấy ở trên năng lực công nghệ mạnh hay yếu quyết định một phần chủ

yếu do cơ sở hạ tầng công nghệ.

Đối với các nước đang phát triển như nước ta vấn đề này càng phải nhấn mạnh. Trước mắt có thể chúng ta cần lưu ý:

- Đối với trường học nói chung cần chú trọng trang thiết bị phục vụ thí nghiệm và thực hành, tránh tình trạng học sinh học chay hoặc thực hành với trang thiết bị lạc hậu, để sau khi ra trường khả năng hành nghề không bị hạn chế so với bằng cấp.

- Đối với các tổ chức nghiên cứu và phát triển cần xây dựng và củng cố cho phù hợp với cơ chế thị trường, đặc biệt cần tập trung đầy đủ trang thiết bịở khâu nghiên cứu và thử

nghiệm để thời gian nghiên cứu không kéo dài, có điều kiện thử nghiệm ở quy mô bán công nghiệp, nhanh chóng hoàn thiện công nghệ, hạn chế rủi ro và có khả năng cạnh tranh với công nghệ nước ngoài giới thiệu.

- Phải thường xuyên bổ sung nhân lực có năng lực cho các viện nghiên cứu, trường đại học, cơ quan nghiên cứu để có năng lực mạnh hơn các cơ sở sản xuất, thì mới tạo ra cơ

hội mới đề xuất công nghệ mới cũng như có khả năng làm chức năng tư vấn, hướng dẫn cơ sở sản xuất hoạt động và đặc biệt là lựa chọn hợp lý công nghệ nhập.

- Cần có các biện pháp nhằm tạo ra các điều kiện cần thiết để mối quan hệ giữa đào tạo, nghiên cứu và thực tiễn sản xuất gắn liền với nhau, phục vụ và hỗ trợ lẫn nhau.

- Củng cố và tăng cường trang thiết bị hệ thống đo lường, kiểm tra chất lượng đểđảm bảo sự cân đối với trình độ trong khu vực và trên thế giới, tạo cơ sở cho hàng hoá nước ta dễ

dàng thâm nhập thị trường ngoài nước.

- Củng cố và hoàn chỉnh mạng lưới các cơ quan thông tin khoa học - công nghệđể cung cấp thông tin đầy đủ "để biết" và "để làm".

- Tăng cường và phát huy tác dụng tích cực của các tổ chức tư vấn, đặc biệt tư vấn về

chuyển giao công nghệ và đầu tư, cần bổ sung đội ngũ cán bộ thành thạo nghiệp vụ cũng như tạo cơ sở dữ liệu cần thiết để thực hiện có chất lượng công tác tư vấn.

CHƯƠNG 3: D BÁO VÀ HOCH ĐỊNH CÔNG NGH

Một phần của tài liệu quản trị doanh nghiệp đạo đức (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)