Quan sát các nước đã công nghiệp hoá, người ta thấy có hai cách mà các nước đã sử dụng
để công nghiệp hoá, đó là: Một, dựa vào tài nguyên sẵn có như các loại khoáng sản quý hay vị trí
địa lý thuận lợi; Hai là, dựa vào phát triển công nghệ. Lịch sử cho thấy số các quốc gia thuộc loại một là rất ít, trong sốđó rất hiếm thấy các quốc gia này được coi là một nước phát triển. Đại đa số
các quốc gia đi theo con đường thứ hai, trong số đó hầu hết các nước phát triển. Dựa vào công nghệđể công nghiệp hoá, các nước có thể tự tạo ra công nghệ như tất cả các nước đều "đi bằng hai chân - làm một số, mua một số" trong quá trình công nghiệp hoá.
Để hiểu rõ nguyên nhân xuất hiện chuyển giao công nghệ, ta xem xét sự hình thành, ưu, nhược điểm của công nghệ nội sinh, để phân biệt với công nghệ ngoại sinh và công nghệ do chuyển giao công nghệ.
1- Công nghệ nội sinh
a/ Sự hình thành một công nghệ nội sinh
Công nghệ nội sinh là công nghệđược tạo ra thông qua quá trình nghiên cứu và triển khai ở
trong nước. Chu trình hình thành một công nghệ nội sinh trải qua các giai đoạn:
Tìm hiểu nhu cầu -> Thiết kế -> Chế tạo thử -> Sản xuất -> Truyền bá và đổi mới.
b/ Các ưu điểm của công nghệ nội sinh
- Công nghệ nội sinh thường thích hợp với điều kiện trong nước do được thiết kế từ các dữ liệu thu thập teo nhu cầu của địa phương.
- Người sử dụng dễ dàng làm củđược công nghệ vì nghiên cứu triển khai ở trong nước, do đó dễ phát huy được hiệu quả;
- Tiết kiệm ngoại tệ;
- Không phụ thuộc nhiều vào nước ngoài, đặc biệt về kỹ thuật;
- Tận dụng các nguồn lực sẵn có ởđịa phương, do thiết kếở trong nước thường dựa vào các nguồn lực sẵn có;
- Nếu trình độ NC&TK công nghệ đạt trình độ tiên tiến, có thể xuất khẩu công nghệ, mang lại nhiều lợi ích;
- Các cơ quan nghiên cứu - triển khai thông qua thực hành nghiên cứu sáng tạo công nghệ
mới có điều kiện tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao trình độ.
c/ Những nhược điểm
- Để có được một công nghệ cần nhiều thời gian, tiền của và nhân lực, do việc tạo công nghệ mới là hoạt động nghiên cứu - triển khai, do đó nếu chỉ dựa hoàn toàn vào công nghệ nội sinh thời gian công nghiệp hoá sẽ bị kéo dài;
- Nếu trình độ NC&TK không cao, công nghệ tạo ra sẽ ít giá trị, gây lãng phí do không thể sử dụng, nhất là trong điều kiện nền kinh tế hội nhập, công nghệ lạc hậu tạo ra sản phẩm không thể cạnh tranh trên thị trường ngay ở trong nước.
2- Công nghệ ngoại sinh
a/ Sự hình thành một công nghệ ngoại sinh.
Công nghệ ngoại sinh là công nghệ có được thông qua mua công nghệ do nước ngoài sản xuất. Quá trình có được một công nghệ ngoại sinh bao gồm:
Nhập -> Thích nghi -> Làm chủ
b/ Các hình thức nhập công nghệ.
Để nhập một công nghệ, có thể thông qua các hình thức sau:
- Mua thiết bị, nhà máy chìa khoá trao tay (bên bán bàn giao nhà máy hoàn chỉnh), hay sản phẩm trao tay (bên bán bàn giao nhà máy đã sản xuất ra được sản phẩm);
- Liên doanh, hợp tác kinh doanh với các công ty xuyên quốc gia trong đó phía nước ngoài chịu trách nhiệm cung cấp phần chủ yếu của công nghệ.
- Mua giấy phép bản quyền công nghệ (mua licence công nghệ) rồi xây dựng lên công nghệ.
c/ Sự hình thành các công nghệ ngoại sinh
Sự hình thành các công nghệ ngoại sinhtự phát đã có từ rất lâu thông qua việc di dân, qua các thương gia, người đi sứ… việc nhập công nghệ này thường có sự kiểm soát của Nhà nước.
Trong số các công nghệ ngoại sinh, một sốđược coi là chuyển giao công nghệ. d/ Chuyển giao công nghệ
Chuyển giao công nghệ ngày nay là mua bán công nghệ có tổ chức. Các động cơ của bên giao và bên nhận có ảnh hưởng lớn đến kết quả một CGCN.
Có thể chia các nguyên nhân xuất hiện CGCN thành ba loại: Những nguyên nhân khách quan; những lý do xuất phát từ bên giao và những lý do xuất phát từ bên nhận.
3- Những nguyên nhân khách quan dẫn đến CGCN.
- Không quốc gia nào trên thế giới có đủ mọi nguồn lực để làm ra tất cả các công nghệ
cần thiết một cách kinh tế, do đó nhiều nước muốn có một công nghệ thường cân nhắc về phương diện kinh tế giữa mua và làm.
- Sự phát triển không đồng đều của các quốc gia trên thế giới về công nghệ (85% các sáng chế công nghệ nằm trong tay sáu nước), nhièu nước không có khảănng tạo ra công nghệ
- Xu thếở rộng hợp tác, khuyến khích thương mại tạo thuận lợi cho mua, bán kể cả mua bán công nghệ.
- Các thành tựu của Khoa học - Công nghệ hiện đại làm rút ngắn tuổi thọ của các công nghệ, khiến nhu cầu đổi mới công nghệ tăng cao. Trong lĩnh vực công nghệ phát triển nhanh, chu trình sống của công nghệ rất ngắn, những người đi sau trong các lĩnh vực công nghệ này muốn có công nghệ đã xuất hiện trên thị trường thường thông qua chuyển giao thay vì bắt đầu từ NC & TK.
4- Những lý do khiến bên giao công nghệ muốn chuyển giao công nghệ.
- Thu lợi nhuận cao hơn ởđịa phương hay ở chính quốc (do giảm ch phí nguyên vật liệu, nhân công và các chi phí cao về cơ sở hạ tầng khác).
- Chấp nhận cạnh tranh về sản phẩm để nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư, do đó có điều kiện đổi mới công nghệ.
- Thu được các lợi ích khác như: Bán nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng thay thế; tận dụng nguồn chất xám ởđịa phương; thâm nhập vào thị trường bên nhận công nghệ….
5- Những lý do khiến bên nhận muốn chuyển giao công nghệ.
Đối với chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, bên nhận kỳ vọng vào:
- Thông qua CGCN, tranh thủ vốn đầu tư của nước ngoài, tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ
tăng trưởng kinh tế.
- Tận dụng nguồn lực sẵn có mà chưa khai thác được vì thiếu công nghệ cần thiết, đặc biệt tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
- Nhanh chóng đáp ứng các nhu cầu cấp bách; nhu cầu thiết yếu của xã hội, nhu cầu đổi mới công nghệđểđáp ứng sức ép của cạnh tranh:
- Có điều kiện nhanh chóng nâng cao trình độ công nghệ, học tập các phương pháp quản lý tiên tiến.
- Tránh được rủi ro nếu phải tự làm nhờ mua licence công nghệ.
- Nếu thành công có cơ hội rút ngắn thời gian công nghiệp hoá, đồng thời đi tắt vào các công nghệ hiện đại nhất, đạt được đồng thời hai mục tiêu; công nghiệp hoá, hiện đại hoá.