Có nhiều cách phân loại chuyển giao công nghệ, dưới đây là một số cách phân loại thường gặp.
1- Căn cứ chủ thể tham gia chuyển giao.
- Chuyển giao nội bộ công ty hay tổ chức (giữa cơ quan NC & TK) của công ty với các thành viên của nó ở trong một nước hay ở nhiều nước).
- Chuyển giao trong nước (Giữa các cơ quan NC&TK trong nước).
- Chuyển giao với nước ngoài (bên giao và bên nhận thuộc hai quốc gia khác nhau, hoặc qua ranh giới khu chế xuất).
2- Theo loại hình công nghệ chuyển giao
a/ Chuyển giao công nghệ sản phẩm (gồm công nghệ thiết kế sản phẩm và công nghệ sử
dụng sản phẩm).
- Công nghệ thiết kế chủ yếu là phần mềm thiết kế bao gồm: thông tin cơ sởđể thiết kế như: các khái niệm thiết kế, các kỹ thuật mô phỏng và trình tự phân tích đến dự đoán sự hoạt
động của sản phẩm; các công cụ CAD; các nhu cầu của khách hàng; thông tin khác như; các số liệu để thiết kế sản phẩm (các bảng số liệu kỹ thuật và các tính toán thiết kếđã có. - Công nghệ sử dụng chủ yếu là phần mềm sử dụng, bảo dưỡng sản phẩm như: trình tự thao
tác, các phần mềm cần thiết để sử dụng sản phẩm; các sổ tay để bảo dưỡng, sửa chữa, liệt kê các sự cố có thể xảy ra, các thông tin nâng cao hiệu quả sử dụn như: Vận hành tối ưu, nâng cấp…
b/ Chuyển giao công nghệ quá trình (công nghệđể chế tạo sản phẩm đã được thiết kế). Công nghệ quá trình bao gồm bốn thành phần tương tác với nhau để thực hiện thiết kế, đó là phần kỹ thuật, phần con người, phần thông tin và phần tổ chức.
Cũng có thể phân loại: Công nghệ sản xuất, công nghệ dịch vụ.
3- Theo hình thái công nghệ được chuyển giao
Căn cứ hình thái công nghệđược chuyển giao trong chu trình sống của nó: Nghiên cứu -> triển khai -> truyền bá trên thị trường.
a/ Chuyển giao theo chiều dọc
Có hai quan niệm về chuyển giao công nghệ theo chiều dọc.
- Công nghệ chưa có trên thị trường: Chuyển giao công nghệ chưa được triển khai (công nghệ vẫn trong sự quản lý của pha nghiên cứu). Bên nhận có được công nghệ hoàn toàn mới nếu triển khai thành công.
- Công nghệđã có trên thị trường. Chuyển giao từ Nghiên cứu -> Triển khaii -> Sử dụng -> thị trường
Bên nhận dễ dàng làm chủ công nghệđược chuyển giao.
Trong thực tế các chuyển giao công nghệ theo chiều dọc chỉ chiếm khoảng 5% tổng số
chuyển giao công nghệ trên phạm vi thế giới do bên nhận công nghệ cần có năng lực triển khai công nghệở trình độ cao (trong trường hợp công nghệ chưa có trên thị trường) và chi phí chuyển giao cao (trường hợp thứ 2).
b/ Chuyển giao theo chiều ngang
-
Chu tr ình của công nghệ Công nghệ chưa có thị trường Công nghệđã có thị trường Nghiên cứu D ọc D ọc
Triển khai Sản xuất thử
Sản xuất hàng loạt
Phổ biến thị trường Ngang
Hình 5.1. Phân biệt chuyển giao công nghệ dọc và ngang