Chuyển giao công nghệ là gì?

Một phần của tài liệu quản trị doanh nghiệp đạo đức (Trang 88)

1- Các định nghĩa chuyển giao công nghệ

-Tổng quát: Chuyển giao công nghệ là việc đưa kiến thức kỹ thuật ra khỏi ranh giới nơi sản sinh ra nó.

-Theo quan điểm quản lý công nghệ: Chuyển giao công nghệ là tập thể tập hợp các hoạt

động thương mại và pháp lý nhằm làm cho bên nhận công nghệ có được năng lực công nghệ như

bên giao công nghệ trong khi sử dụng công nghệđó vào một mục đích đã định.

-Nghịđịnh 45/1998/NĐ-CP quan niệm: Chuyển giao công nghệ là hình thức mua và bán công nghệ trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệđã được thoả thuận phù hợp với các quy

định của pháp luật. Bên bán có nghĩa vụ chuyển giao các kiến thức tổng hợp của công nghệ hoặc cung cấp các máy móc, thiết bị, dịch vụ, đào tạo… kèm theo các kiến thức công nghệ cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán để tiếp thu, sử dụng các kiến thức công nghệ đó theo các điều kiện đã thoả thuận và ghi nhận trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.

2- Đối tượng chuyển giao công nghệ

Các đối tượng chuyển giao công nghệ bao gồm:

a/ Các đối tượng sở hữu công nghiệp có hoặc không kèm theo máy móc, thiết bị mà pháp luật cho phép chuyển giao.

Sở hữu công nghiệp bao gồm: Sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá và các đối tượng khác do luật định.

Trong đó sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ thế giới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có khả

năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp các yếu tốđó, có tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự

kết hợp các yếu tốđó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Tên gọi xuất xứ hàng hoá là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có các tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tốđó.

Quyền sở hữu đối với sở hữu công nghiệp có thểđược xác lập theo văn bằng bảo hộ do cơ

b/ Bí quyết, kiến thức kỹ thuật về công nghệ dưới dạng phương án công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, quy trình công nghệ, phần mềm máy tính, tài liệu thiết kế, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơđồ kỹ thuật có hoặc không kèm theo máy móc, thiết bị.

Bí quyết là những kinh nghiệm, kiến thức, thông tin kỹ thuật quan trọng, mang tính chất bí mật được tích luỹ, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, có khả năng tạo ra những dịch vụ, sản phẩm có chất lượng cao, đem lạo hiệu quả kinh tế lớn, có khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

c/ Các giải pháp hợp lý hoá sản xuất, đổi mới công nghệ

d/ Các hình thức dịch vụ kỹ thuật hỗ trợ chuyển giao công nghệ như:

- Hỗ trợ lựa chọn công nghệ, hướng dẫn lắp đặt thiết bị, vận hành thử dây chuyền…

- Tư vấn quản lý công nghệ, quản lý kinh doanh, hướng dẫn thực hiện quy trình công nghệ được chuyển giao.

- Đào tạo, huấn luyện nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý của công nhân, cán bộ kỹ

thuật và cán bộ quản lý để nắm vững công nghệđược chuyển giao.

e/ Máy, thiết bị, phương tiện kỹ thuật kèm theo một hoặc một số trong 4 đối tượng nêu trên.

3- Hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Một chuyển giao công nghệ phải được lập thành văn bản hợp đồng.

a/ Hợp đồng chuyển giao công nghệ có thể bao gồm các nội dụng chủ yếu sau đây:

- Đối tượng hợp đồng, tên, nội dung, đặc điểm công nghệ, nội dung công nghệ, kết quả áp dụng công nghệ.

- Chất lượng công nghệ, nội dung và thời hạn bảo hành công nghệ. - Địa điểm, thời hạn và tiến độ chuyển giao công nghệ

- Phạm vi, mức độ giữ bí mật công nghệ. - Giá của công nghệ và phương thức thanh toán. - Trách nhiệm của hai bên về bảo hộ công nghệ

- Cam kết vềđào tạo liên quan đến công nghệ chuyển giao. - Nghĩa vụ về hợp tác và thông tin của các bên.

- Điều kiện sửa đổi và huỷ hợp đồng.

- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và thủ tục giải quyết tranh chấp.

b/ Các nội dung khác trong hợp đồng.

- Chất lượng công nghệđược chuyển giao căn cứ.

¾ Mục đích sử dụng công nghệ.

¾ Chỉ tiêu về chất lượng và kinh tế - kỹ thuật của công nghệ.

¾ Các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm

¾ Các quy định về hình dáng sản phẩm

¾ Các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường.

- Đảm bảo công nghệđược chuyển giao không bị quyền của người thứ ba hạn chế trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

- Quyền phát triển công nghệđược chuyển giao của bên nhận công nghệ. - Thời hạn hợp đồng chuyển giao công nghệ

c/ Hợp đồng chuyển giao công nghệ phải đăng ký hoặc được sự phê duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Theo điều 32 Nghịđịnh 45/1996/NĐ-CP).

d/ Những điều khoản không được đưa vào hợp đồng.

- Buộc bên nhận phải mua hoặc phải tiếp nhận từ bên giao hoặc từ bên thứ ba do bên giao chỉđịnh, những đối tượng như:

¾ Nguyên vật liệu: tư liệu sản xuất: Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải.

¾ Sản phẩm trung gian: Lao động giản đơn, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

- Buộc bên nhận phải chấp nhận một số hạn mức nhất định về:

¾ Quy mô sản xuất, số lượng sản phẩm (hay nhóm sản phẩm), giá bán sản phẩm.

¾ Chỉđịnh đại lý tiêu thụ sản phẩm cho bên nhận, cơ chế hoạt động và quan hệ giữa bên nhận và các đại lý này.

- Hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường xuất khẩu, khối lượng và cơ cấu các nhóm sản phẩm được xuất khẩu của bên nhận.

- Quy định bên nhận không được tiếp tục nghiên cứu và phát triển công nghệđược chuyển giao hoặc không được tiếp nhận những công nghệ tương tự từ các nguồn khác.

- Buộc bên nhận chuyển giao vô đìều kiện cho bên giao quyền sử dụng các kết quả cải tiến,

đổi mới công nghệ do bên nhận tạo ra từ công nghệđược chuyển giao, quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu công nghiệp và các quyền khác của các cải tiến, đổi mới công nghệđó.

- Miễn trừ trách nhiệm của bên giao đối với:

¾ Sai sót của bên giao trong chuyển giao công nghệ.

¾ Máy móc thiết bị do bên giao cung cấp không đảm bảo chất lượng như quy định trong hợp đồng.

- Ngăn cấm bên nhận tiếp tục sử dụng công nghệđã được chuyển giao sau khi hết hạn hợp

đồng.

Một phần của tài liệu quản trị doanh nghiệp đạo đức (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)