9. Dự kiến luận cứ (nội dung nghiên cứu)
1.6. Khái quát phần mềm hệ thống thông tin đất đai Việt nam
Theo chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện một số nhiệm vụ giải pháp cấp bách để chấn chính việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai mục tiêu của công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, địa chính ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Hiện nay trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép các đơn vị thi công và vận hành cơ sở dữ liệu địa chính được phép sử dụng các phần mềm đã qua thẩm định của Bộ. Cụ thể hiện nay có 3 phần mềm Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép sử dụng là phần mềm ViLIS (Tổng cục Quản lý đất đai), phần mềm ELIS (Cục Công
nghệ thông tin) và phần mềm TMV.LIS (Tổng Công ty Tài nguyên và Môi
trường Việt Nam).
Tuy nhiên các phần mềm trên chủ yếu tập trung vào công tác xây dựng cơ sở dữ liệu và kê khai đăng ký đất đai. Chưa phải là một hệ thống phần mềm hoàn chỉnh đáp ứng các yêu cầu khác nhau của hệ thống quản lý đất đai hiện nay. Để đảm bảo vận hành một hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai thống nhất từ Trung ương đến địa phương, Tổng cục Quản lý đất đai dự kiến sẽ phát triển một hệ thống phần mềm thống nhất phục vụ việc quản lý, cập nhật và khai thác cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu (VNLIS). Hệ thống phần mềm thống nhất này bao gồm các phân hệ khác nhau như sau:
- Phân hệ quản trị cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia (TW đến địa phương)
- Phân hệ tích hợp dữ liệu từ địa phương lên trung ương; - Phân hệ biên tập, chuẩn hóa dữ liệu;
- Phân hệ nhập, cập nhật dữ liệu; - Phân hệ trao đổi dữ liệu;
- Phân hệ báo cáo trực tuyến trên nền webbase;
- Phân hệ hỗ trợ phân tích dữ liệu và dự báo biến động đất đai; - Phần mềm quản lý dữ liệu và quản trị hệ thống;
- Phân hệ quản lý và chỉnh lý biến động bản đồ địa chính; - Phân hệ quản lý hồ sơ địa chính và đăng ký đất đai; - Phân hệ giao dịch đất đai điện tử (dùng nguồn VLAP); - Phân hệ Quy hoạch sử dụng đất;
- Phân hệ Thuế và giá đất;
- Phân hệ thống kê, kiểm kê đất đai; - Phân hệ Chất lượng đất;
- Phân hệ tích hợp dữ liệu không gian (Cơ sở hạ tầng dữ liệu không gian – SDI);
- Phân hệ Trao đổi, chia sẻ thông tin đất đai; - Phân hệ quản lý và lưu trữ tài liệu đất đai;
- Phân hệ cung cấp dịch vụ thông tin đất đai và các phân hệ khác theo yêu cầu của công tác quản lý.
Trên đây là cơ sở lý luận của đề tài “Hoàn thiện chính sách phát triển hệ thống công nghệ phần mềm thống nhất, tương thích phục vụ việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính nhằm hiện đại hóa ngành quản lý đất đai tại Việt Nam”.
Kết luận chƣơng 1
Tác giả kết luận phần cơ sở lý luận của đề tài như sau:
1.Đề tài đã phân tích 1 số khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu phục vụ cho ngành Quản lý đất đai.
2. Đề tài đã nêu quy trình công nghệ, các thuộc tính để hình thành cơ sở dữ liệu đất đai.
3. Đề tài đã đưa ra định nghĩa tính thống nhất, tương thích và mối quan hệ, tầm quan trọng giữa thống nhất, tương thích với cơ sở dữ liệu.
Có thể nói, những nội dung trên là nền tảng quan trọng nhằm làm sáng tỏ những thuật ngữ trong kết quả nghiên cứu của luận văn.
CHƢƠNG 2.
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH
TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI VIỆT NAM