Hoàn thiện giải pháp chính sách công nghệ về phần mềm hệ thống thông tin

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách phát triển hệ thống công nghiệp phần mềm thống nhất, tương thích phục vụ việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính nhằm hiện đại hóa ngành quả (Trang 61)

9. Dự kiến luận cứ (nội dung nghiên cứu)

3.3.3. Hoàn thiện giải pháp chính sách công nghệ về phần mềm hệ thống thông tin

thông tin đất đai

Yêu cầu về giải pháp công nghệ của phần mềm hệ thống thông tin đất đai là phải có tính thống nhất từ Trung ương đến địa phương đáp ứng yêu cầu thống nhất đồng bộ trên cơ sở áp dụng giải pháp công nghệ tiên tiến, theo các tiêu chuẩn quy định hiện hành, vận hành sử dụng lâu dài, phù hợp với trình độ nhân lực và điều kiện kinh tế chung.

Các giải pháp chính sách công nghệ về phần mềm hệ thống thông tin đất đai phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Công nghệ được lựa chọn phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành theo hướng tập trung hóa xử lý, cung cấp dịch vụ trên Internet;

phần mềm đang sử dụng;

- Giải pháp công nghệ phải có đảm bảo các tiêu chí về sở hữu trí tuệ; giảm chi phí mua phần mềm gốc; tham khảo, áp dụng phần mềm mã nguồn mở, mã nguồn tự do;

- Thử nghiệm, hoàn chỉnh và đưa vào áp dụng;

- Giải pháp công nghệ phải đảm bảo được cập nhật, hỗ trợ vận hành, nâng cấp lâu dài trong tương lai.

Giải pháp công nghệ về phần mềm hệ thống thông tin đất đai thực chất là giải pháp công nghệ để lập trình phát triển một hệ thống phần mềm thông tin đất đai đảm bảo các tiêu chí trên. Để đáp ứng các yêu cầu nêu trên, giải pháp về phần mềm hệ thống thông tin đất đai được đưa ra là giải pháp cổng điện tử (portal).

Công nghệ Portal đang được sử dụng phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam trong các hệ thống Website lớn có yêu cầu cao về khả năng mở rộng, chuẩn hóa, uyển chuyển, phân quyền tập trung, đăng nhập một cửa, bảo mật, cân bằng truyền tải…. Đây là một lựa chọn lý tưởng của thương mại điện tử trong thời gian tới.

Portal là một hệ thống bao phủ các dữ liệu, các ứng dụng và các kênh thông tin được tổ chức nhằm tích hợp chúng thành một khung giao diện Web thống nhất, cho phép hệ thống web phát triển linh hoạt, quản trị dễ dàng và vận hành thuận lợi. Công nghệ này đang được áp dụng trong các hệ thống Website lớn như chính phủ điện tử và các hệ thống xúc tiến thương mại. Giải pháp này có một số ưu điểm sau:

- Quản lý nội dung trực quan, hệ thống định hướng và menu động hoàn chỉnh và tự động cập nhật theo cấu trúc Website;

- Quản lý nhiều giao diện: Giao diện độc lập với chương trình, được phát triển riêng, có thể thay đổi giao diện dễ dàng và sử dụng đồng thời nhiều

giao diện;

- Quản trị hệ thống với đầy đủ chức năng: thống kê người truy nhập, lưu giữ siteLog, eventLog, phân quyền tập trung; Quản lý files qua Web…

- Quản lý nhiều Portal, Website thành viên;

- Nâng cấp và mở rộng dễ dàng và tiết kiệm: Xây dựng theo chuẩn, giao diện độc lập, nên các phiên bản mới cũng như các phân hệ mới co thể được cập nhật nhanh chóng.

Khái niệm cổng thông tin (portal):

Có nhiều khái niệm/định nghĩa về cổng thông tin điện tử tích hợp khác nhau, và cho đến nay chưa có khái niệm/định nghĩa nào được coi là chuẩn xác. Trong phạm vi này, chúng ta tạm sử dụng khái niệm sau cho cổng thông tin điện tử tích hợp (portal):

“Cổng thông tin điện tử tích hợp là điểm truy cập tập trung và duy nhất, tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và ứng dụng, phân phối tới người sử dụng thông qua một phương thức thống nhất và đơn giản trên nền tảng Web”

Phân loại cổng thông tin:

Cổng thông tin cung cấp cho người dùng cuối nhiều loại dịch vụ khác nhau với nhiều nhu cầu khác nhau, có thể phân loại các công thông tin (portal) như sau:

- Cổng thông tin công cộng (Public portals): ví dụ như Yahoo, loại cổng thông tin này thường được sử dụng để ghép nối các thông tin lại với nhau từ nhiều nguồn, nhiều ứng dụng và từ nhiều người, cho phép cá nhân hóa (personalization) các website theo tuỳ từng đối tượng sử dụng.

- Cổng thông tin doanh nghiệp (“Enterprise portals” hoặc “Corporate

Desktops”): được xây dựng để cho phép các thành viên của doanh nghiệp sử

dụng và tương tác trên các thông tin và ứng dụng nghiệp vụ tác nghiệp của doanh nghiệp.

- Cổng giao dịch điện tử (Marketplace portals): ví dụ như eBay và ChemWeb, cổng thông tin này là nơi liên kết giữa người bán và người mua.

- Cổng thông tin ứng dụng chuyên biệt (Specialized portals): ví dụ như SAP portal, cổng thông tin loại này cung cấp các ứng dụng chuyên biệt khác nhau.

Các tính năng cơ bản của một portal

Tuy có nhiều loại cổng thông tin khác nhau, cung cấp nhiều loại dịch vụ và ứng dụng khác nhau, nhưng tất cả các loại cổng thông tin đều có chung một số tính năng cơ bản. Các tính năng này là được sử dụng như là một tiêu chuẩn để phân biệt giữa cổng thông tin với một website tổng hợp tin tức, với ứng dụng quản trị nội dung web (web content management system - Web

CMS), hoặc với một ứng dụng chạy trên nền tảng Web (web application).

Các tính năng cơ bản (bắt buộc phải có) của một portal bao gồm:

- Khả năng cá nhân hóa (Customization hay Personalization): cho phép thiết đặt các thông tin khác nhau cho các loại đối tượng sử dụng khác nhau theo yêu cầu. Tính năng này dựa trên hoạt động thu thập thông tin về người dùng và cộng đồng người dùng, từ đó cung cấp các thông tin chính xác tại thời điểm được yêu cầu.

- Tích hợp nhiều loại thông tin (Content aggregation): cho phép xây dựng nội dung thông tin từ nhiều nguồn khác nhau cho nhiều đối tượng sử dụng. Sự khác biệt giữa các nội dung thông tin sẽ được xác định qua các ngữ cảnh hoạt động của người dùng (user-specific context), ví dụ như đối với từng đối tượng sử dụng sau khi thông qua quá trình xác thực thì sẽ được cung cấp các thông tin khác nhau, hoặc nội dung thông tin sẽ được cung cấp khác nhau trong quá trình cá nhân hóa thông tin.

- Xuất bản thông tin (Content syndication): thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, cung cấp cho người dùng thông qua các phương pháp hoặc giao thức (protocol) một cách thích hợp. Một hệ thống xuất bản thông tin

chuyên nghiệp phải có khả năng xuất bản thông tin với các định dạng đã được quy chuẩn, ví dụ như RDF (Resource Description Format), RSS (Realy

Simple Syndication), NITF (News Industry Text Format) và NewsXML.

Ngoài ra, các tiêu chuẩn dựa trên XML cũng phải được áp dụng để quản trị và hiển thị nội dung một cách thống nhất, xuyên suốt trong quá trình xuất bản thông tin. Các tiêu chuẩn dựa trên XML này cho phép đưa ra giải pháp nhanh nhất để khai thác và sử dụng thông tin trên các Web site khác nhau thông qua quá trình thu thập và bóc tách thông tin với các định dạng đã được quy chuẩn.

- Hỗ trợ nhiều môi trường hiển thị thông tin (Multidevice support): cho phép hiển thị cùng một nội dung thông tin trên nhiều loại thiết bị khác nhau như: màn hình máy tính (PC), thiết bị di động (Mobile phone, Wireless phone,

PDA), sử dụng để in hay cho bản fax…. một cách tự động bằng cách xác định

thiết bị hiển thị thông qua các thuộc tính khác nhau. Ví dụ: cùng một nội dung đó, khi hiển thị trên màn hình máy tính thì sử dụng HTML, nhưng khi hệ thống xác định được hiển thị là PDA hay mobile phone, hệ thống sẽ loại bỏ các ảnh có trong nội dung và tự động chuyển nội dung đó sang định dạng

WML (Wireless Markup Language) để phù hợp cho việc hiển thị trên màn

hình của thiết bị di động.

- Khả năng đăng nhập một lần (Single Sign On - SSO): cho phép dịch vụ xuất bản thông tin hoặc các dịch vụ khác của portal lấy thông tin về người dùng khi hoạt động mà không phải yêu cầu người dùng phải đăng nhập lại mỗi khi có yêu cầu. Đây là một tính năng rất quan trọng vì các ứng dụng và dịch vụ trong portal sẽ phát triển một cách nhanh chóng khi xuất hiện nhu cầu, mà các ứng dụng và dịch vụ này tất yếu sẽ có các nhu cầu về xác thực hoặc truy xuất thông tin người dùng.

- Quản trị portal (Portal administration): xác định cách thức hiển thị thông tin cho người dùng cuối. Tính năng này không chỉ đơn giản là thiết lập

các giao diện người dùng với các chi tiết đồ hoạ (look-and-feel), với tính năng này, người quản trị phải định nghĩa được các thành phần thông tin, các kênh tương tác với người sử dụng cuối, định nghĩa nhóm người dùng cùng với các quyền truy cập và sử dụng thông tin khác nhau.

- Quản trị người dùng (Portal user management): cung cấp các khả năng quản trị người dùng cuối, tuỳ thuộc vào đối tượng sử dụng của portal. Tại đây, người sử dụng có thể tự đăng ký trở thành thành viên tại một công thông tin công cộng (như Yahoo, MSN…) hoặc được người quản trị tạo lập và gán quyền sử dụng tương ứng đối với các công thông tin doanh nghiệp. Mặt khác, tuỳ vào từng kiểu portal mà số lượng thành viên có thể từ vài nghìn tới hàng triệu.

Giải pháp công nghệ webGIS

Đối với các mô đun liên quan đến hiển thị, xử lý bản đồ của phần mềm hệ thống thông tin đất đai, giải pháp công nghệ được lựa chọn là giải pháp webGIS.

Giải pháp công nghệ chính của đề tài là sử dụng công nghệ webGIS. Khái niệm webGIS nhằm chỉ một công nghệ chung cho phép cung cấp các dịch vụ về hệ thống thông tin địa lý (GIS) trên nền công nghệ web. Tùy từng giải pháp công nghệ, phần mềm cụ thể mà cung cấp các mức dịch vụ GIS khác nhau trên nền web.

GIS có nhiều định nghĩa nên webGIS cũng có nhiều định nghĩa. Nói chung, các định nghĩa của webGIS dựa trên những định nghĩa đa dạng của GIS và có thêm các thành phần của WEB (web component). Đây là một số định nghĩa về webGIS:

- WebGIS là một hệ thống phức tạp cung cấp truy cập trên mạng với những chức năng như là bắt giữ hình ảnh (capturing), lưu trữ, hợp nhất dữ liệu (integrating), điều khiển bằng tay (manipulating), phân tích và hiền thị

dữ liệu không gian.(theo Harder 1998) .

- WebGIS là hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System

-GIS) được phân bố thông qua hệ thống mạng máy tính phục vụ cho việc

thống nhất, phổ biến (disseminate), giao tiếp với các thông tin địa lý được hiển thị trên World Wide Web (Edward,2000,URL).

Phía khách điển hình là WEB Browser và phía Chủ bao gồm WEB Server được cung cấp chương trình phần mềm webGIS. Khách gửi yêu cầu về bản đồ thông qua một số tham khảo từ các công cụ (tools) thông qua WEB đến máy Chủ từ xa. Máy chủ sẽ gọi những phương thức GIS thông qua việc gọi đến phần mềm webGIS nằm trên Máy chủ bản đồ (Map Server). Phần mềm sẽ trả về kết quả, Máy chủ bản đồ (Mapserver) sẽ gửi kết quả đó về máy chủ web (WEB Server). máy chủ web (web server) sẽ gửi kết quả lại cho trình duyệt web hiển thị những thông tin đã được yêu cầu từ phía client bằng Applet hay trang HTML.

Một số dịch vụ công nghệ webGIS có thể cung cấp như sau: - Các dịch vụ về hiển thị các lớp thông tin GIS

- Hiển thị toàn bộ tất cả các lớp bản đồ. - Hiển thị các lớp bản đồ theo tùy chọn.

- Thay đổi tỉ lệ hiển thị bản đồ (phóng to, thu nhỏ). - Di chuyển khu vực hiển thị.

- Hiển thị thông tin về đối tượng cụ thể. - In bản đồ.

- Các dịch vụ về tra cứu, tìm kiếm theo các yêu cầu khác nhau

- Các dịch vụ về cập nhật (editing), sửa chữa các đối tượng không gian qua web.

- Các dịch vụ về tổng hợp dữ liệu, xây dựng các bản đồ chuyên đề khác nhau.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách phát triển hệ thống công nghiệp phần mềm thống nhất, tương thích phục vụ việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính nhằm hiện đại hóa ngành quả (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)